Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Những lý luận trường tồn và những câu nói để đời

Filled under:

Nguyễn Ngọc Lanh

Công, Đức, Ngôn. Và danh hão

Ai cũng muốn thành công khi lập nghiệp, lập thân. Nhiều người, nhờ tài năng và nỗ lực, đã đạt được những thành tựu xuất chúng, được hậu thế ghi nhớ. Triết học phương Đông chia họ thành 3 loại: Lập công (Trần Hưng Đạo, Lê Lợi...), lập đức (Chu Văn An, Lãn Ông...) và lập ngôn (Nguyễn Du, Phạm Quỳnh...). Xin nói ngay: phải để hậu thế đánh giá mới khách quan. Trong lịch sử, nhiều vị đã "lập danh" (tể tướng, thái sư, vua...) mà hậu thế chỉ coi là "hư danh". Ở tuổi 80, cái huy hiệu 50 năm và cái danh hiệu NGND của tôi liệu có trở thành "hão" (như ở Liên Xô, sau khi chế độ xô viết sụp đổ)?.

Đảng đang cầm quyền, dù đã 70 năm, vẫn khó đánh giá khách quan về Công và Đức (dù sách giáo khoa Lịch Sử cứ làm), còn đánh giá về Ngôn có lẽ dễ hơn, vì nó "sờ sờ ra đó" dưới dạng câu chữ, lời nói, văn bản... Cơ hội lập ngôn thường dành cho các vị có nhiệm vụ đề xuất (và giảng huấn) lý luận, như tổng bí thư, trưởng ban tuyên giáo, chủ tịch hội đồng lý luận. Trước tuổi tôi có các cụ Lê Duẩn, Nguyễn Đức Bình... Sau tuổi tôi có các cụ Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh... Riêng cụ Đinh Thế Huynh đã lập ngôn ("Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng") ngay từ khi chưa đủ tuổi để lên "cụ". Quả là khả úy.

Một cách lập ngôn mới?

Đọc một bản khai, có những câu: Họ và tên: Lê A do ông nội đặt. Năm sinh: 1945 nhiều sự kiện. Nơi sinh: Phú Thọ đất tổ... vân vân, chúng ta sẽ không nghĩ đó là đơn xin việc. Nhưng nếu... đúng đó là đơn xin việc, người xét đơn sẽ nhớ rất lâu cái đơn này; vì đương sự đã thêm những tính ngữ – tuy đẹp – nhưng lạc đề. Vậy, một cách "lập ngôn" là đưa ra những câu với cấu trúc và nội dung buộc mọi người phải cau mày suy đoán.

Ví dụ, người đứng đầu một tổ chức chính trị, nếu tuyên bố: Chúng ta có chính nghĩa; thì một ẩn ý là: Chúng nó không có chính nghĩa. Nhưng nếu ông ta thêm tính từ (đẹp) vào câu trên, thì thành chuyện khác ngay. Chẳng hạn, câu: Chúng ta có chính nghĩa rạng ngời, sẽ gợi ra ẩn ý là: Chúng nó (cũng) có chính nghĩa (nhưng) chưa/không rạng ngời.

Câu này đã được VTV đưa lên, nay vẫn tồn tại trên mạng. Hy vọng nó sẽ sống dai hơn người phát ngôn. Phần tôi, tôi nhớ lâu câu trên, vì khi học tiểu học (dưới thời thuộc Pháp) đã được các thầy dạy rất kỹ về phân tích ngữ pháp (analyse grammaticale).

Những hệ thống lý luận để đời và sự kết tinh thành danh ngôn

Lý luận Tam Quyền khá dài, nhưng kết tinh bằng một danh ngôn mà cụ thủ tướng đã sử dụng trong Thông Điệp tân niên 2014. Tôi mong rằng các vị Tổng Bí thư, Tuyên giáo... cũng có những danh ngôn để đời, khiến hậu thế phải nhớ và nhắc mãi.

Bài này chỉ xin nêu sự nghiệp lập ngôn của một số nhà lý luận mà tôi khâm phục, nhờ đọc các tác phẩm của họ khá sớm, thường là ngay sau khi chúng được xuất bản.

- Cụ Lê Duẩn, Tổng Bí thư 16 năm (+ 101 ngày). Có lẽ cụ muốn để đời 2 sự nghiệp:

a) Về Công: đó là Giải phóng miền Nam. Cụ là tác giả chiến lược cách mạng ở miền Nam với tác phẩm Đề cương cách mạng miền Nam. Xin để Lịch Sử đánh giá.

b) Về Ngôn: đó là Hệ thống lý luận về quyền làm chủ tập thể. Xin những vị hôm nay dưới 60 tuổi hãy hỏi các cụ trên 70 tuổi để biết họ đã tốn bao giấy mực, công sức, thời gian, tiền của... để thấm nhuần cả một hệ thống lý luận đồ sộ về làm chủ tập thể.

Một danh ngôn: Ngày 13-3-1977, tại trường Nguyễn Ái Quốc, cụ Lê Duẩn nói:

"Loài người đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể".

Tiếng nói trái chiều: Đại khái, cũng rôm rả như thời nay mọi người đang bàn về thị trường có định hướng.

- Nhà khoa học Tạ Quang Bửu, trong một hội nghị về Đào tạo sau đại học, phát biểu rằng "Toán học đã trừu tượng, nhưng khái niệm làm chủ tập thể còn trừu tượng hơn".

- Câu lưu hành rộng rãi: Làm chủ tập thể là... chẳng ai làm chủ sất.

- Năm 1975, Tổng thống miền Nam Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho đạo quân Tây Nguyên (sắp tan vỡ) được "tùy nghi di tản" bị người dân vạch trần bằng câu tục ngữ: Đó là tổng thống cho phép... mạnh ai nấy chạy. Cùng thời, câu của cụ Lê Duẩn cũng được dân giải thích bằng tục ngữ: Làm chủ tập thể thực chất là "Cha chung không ai khóc"...

- Trái chiều nhất là Đảng ta không thèm nhắc tý gì đến lý luận "làm chủ tập thể" nữa, kể cả trong Cương Lĩnh 1991 (cụ Duẩn mất mới được 5 năm), trong khi đó Cương Lĩnh này khẳng định: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Đối xử với tiền bối như vậy, mong gì hậu duệ sẽ đối xử phải đạo với các nhân vật hiện thời?

- Cụ Nguyễn Đức Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia. Cụ có cách lập luận độc đáo, sáng tạo, để chứng minh sứ mệnh lãnh đạo của đảng là do lịch sử trao cho. Cụ cho rằng, giai cấp phong kiến Việt Nam kết thúc sứ mệnh lịch sử kể từ khi Khởi nghĩa Yên Thế thất bại (1913), phải trao ngọn cờ cho giai cấp tư sản". Nhưng giai cấp này cũng kết thúc sứ mạng sau khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại (1930). Thế thì, đương nhiên sứ mạng lịch sử được trao cho giai cấp công nhân. Chỉ có điều... trong Lịch Sử nhân loại, các chế độ thay thế nhau (Phong kiến - Tư bản – Xã hội Chủ nghĩa) tốn hàng ngàn năm, nhưng ở Việt Nam, cụ Bình chỉ cho phép diễn ra trong vòng vài ba chục năm. Sáng tạo đến thế là cùng...

- Cụ Nguyễn Phú Trọng, cương vị giống cụ Bình, lại thêm chức Tổng Bí thư, nên rất thuận lợi khẳng định lý luận của mình trong Đảng. Cái khó, là uy tín của Đảng không còn như xưa. Các giá trị của cách mạng tư sản cứ ào ạt xâm nhập nước ta, được Đảng đối phó bằng cách gắn cho chúng tính từ “xã hội chủ nghĩa”. Ví dụ: dân chủ xã hội chủ nghĩa, pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mái trường xã hội chủ nghĩa... (khá lơ mơ, đến nỗi có ý kiến cần làm rõ cái tính từ này ra).

Nhưng đến khi Việt Nam phải công nhận kinh tế thị trường – vốn bị coi là "đặc trưng tư bản" – chúng ta phải thay đổi cách đối phó, sao cho vẫn vào được WTO, mà vẫn bảo vệ được chủ nghĩa xã hội. Đây là cơ hội để cụ Nguyễn Phú Trọng lập ngôn.

1- Bài viết chính

Bài gói ghém toàn bộ tư duy của cụ Trọng, có tên: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Quan niệm và Giải pháp phát triển được đăng năm 2003 trên tạp chí Cộng sản. Bốn năm sau (tháng 1-2007) bài này được đăng lại, đúng vào dịp cụ dẫn phái đoàn sang Trung Quốc "trao đổi kinh nghiệm về CNXH và Kinh tế thị trường". Quan điểm hai bên chưa "khớp" nhau, nhưng thống nhất rằng: Kinh tế thị trường có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là bước đột phá trong tư duy lý luận của hai Đảng.

- Đọc bài, ngoài những gì đương nhiên cụ Trọng phải nói, ví dụ đây là mô hình mới trong lịch sử..., là đặc thù của Việt Nam ở thời kỳ quá độ... người ta chú ý tới biện pháp (phần III – Làm thế nào để phát triển được kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?). Té ra, nó không mới lắm. Ví dụ, kinh tế nhà nước là chủ đạo; và giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng trong kinh tế... Thành tựu kinh tế như hôm nay không hiểu do đã làm tốt, hay làm chưa tốt, các biện pháp đã nêu.

2- Danh ngôn và vài lời bàn


Câu này tương đương với danh ngôn của cụ Lê Duẩn (về làm chủ tập thể), đã nói ở trên.

- Nhà nước ta không tam quyền phân lập.

Câu này trường tồn trong phạm vi "Đảng còn, nó còn" (muôn năm?).

- “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng” (VnExpress)

Đây là sự sắp xếp của Đảng Cộng sản về thứ tự quan trọng của hai văn bản: Văn bản của 90 triệu người và của 3 triệu người (là con em của 90 triệu). Câu này mới, vì do Tổng Bí thư nói ra miệng, chứ rất lâu trước đó Đảng đã nói bằng hình tượng rồi (cờ Đảng được đặt cao hơn cờ Tổ quốc).


Nói ngược danh ngôn cũng thành... danh ngôn?

- Cụ Tổng Bí thư chỉ còn hai năm để tìm tòi tiếp về lý luận và mô hình trên thực tế, một Ủy viên trung ương, Bộ trưởng, lại nói: Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm. Thôi, đây là chuyện riêng của đảng.
- Chuyện khác: Cụ Lê Quý Đôn (sinh 1726) có câu "Phi trí bất hưng", được dân ta coi là danh ngôn. Một người bên Trung Quốc sinh sau 167 năm, nói một câu ngược lại: "Trí thức không bằng cục phân"... cũng thành "danh ngôn".
Có người bảo, trong hai năm tới nếu cụ Tổng Bí thư... nói ngược lại "danh ngôn" của chính mình, cũng sẽ thành danh ngôn. Chẳng biết có đúng không?
N. N. L.

Đăng bởi trung11:18

Điển tích Lã Vọng và cứ liệu văn học

Filled under:

  • Vài lời thưa cùng độc giả:
Tháng 8/2011, chương trình Tìm trong kho báu của Đài Tiếng nói Việt Nam có tổ chức cuộc thi tìm hiểu những cứ liệu văn học có sử dụng điển tích Lã Vọng. Chúng tôi đã có kết quả cuộc thi này và sau đây, xin giới thiệu lại cùng các bạn một vài thông tin liên quan đến Lã Vọng do bạn  Phan Văn Bình (phanbinhtbpt@gmail.com) và bạn Nguyễn Loan (email:naol284@gmail.com) cùng thính giả Nguyễn Văn Luyến (Hải Phòng) cung cấp và bài tổng thuật về các cứ liệu do những thính giả đoạt giải đề xuất.
  • Thân thế Lã Vọng và một số tên gọi khác:
Tề Thái Công, tên thật là Khương Thượng (姜尚), tự là Tử Nha (子牙), nên thường được gọi là Khương Tử Nha (姜仔呀), là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 trước Công nguyên và là vua khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Khương Tử Nha được biết đến như một vị tướng tài vĩ đại và là người góp phần lập lên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Khương Thượng là người ở Đông Hải. Tổ tiên ông từng làm chức Tứ nhạc giúp vua Hạ Vũ trị thủy có công. Sử ký xác định tổ tiên ông được phong ở đất Lã vào khoảng thời vua Thuấn đến thời nhà Hạ, do đó lấy Lã làm họ. Ông còn được dân gian và các nhà nghiên cứu lịch sử gọi bằng nhiều tên khác như: Khương Thái Công; Thái Công Vọng, Lã Vọng.
  • Sử ký còn dẫn thêm vài thuyết nữa về Khương Thượng:
Ông từng đi làm quan cho vua Trụ nhà Thương nhưng thấy vua Trụ vô đạo nên bỏ nhà Thương, đi du thuyết các chư hầu nhưng cũng không thành công. Cuối cùng ông sang nước Chu với Tây Bá.
Cơ Xương bị vua Trụ giam ở Dữu Lý. Bầy tôi của Cơ Xương là Tán Nghi Sinh và Hoành Yêu biết Khương Thượng là nhân tài bèn mời ông về hợp tác. Khương Thượng nhận lời về giúp Chu. Ông cùng Tán Nghi Sinh và Hoành Yêu đồng mưu tìm gái đẹp và vật lạ dâng vua Trụ để chuộc Tây Bá ra ngoài. Từ đó ông được Tây Bá Cơ Xương tôn làm thầy.
Khương Thượng giúp Cơ Xương chấn chỉnh nội trị và xây dựng lực lượng nước Chu để mưu đánh đổ nhà Thương tàn bạo mất lòng dân. Ông giúp Tây Bá đánh các đất Sùng, Bí Tu, Khuyển, Di, mở rộng lãnh thổ nước Chu. Bờ cõi nước Chu rộng lớn, chiếm hai phần ba thiên hạ lúc đó.
  • Ý nghĩa điển tích:
“Lã Vọng câu cá” kể về Ông Khương Thượng thời nhà Chu ngồi câu cá trên một bến sông, nhưng cần câu không có móc. Thực ra mục đích của ông không phải là câu cá mà ngồi suy gẫm về thời cuộc. Chu Văn Vương đã thấy được tài năng trong con người ngồi câu cá này và đã vời ông về làm quan, sau này ông đã làm nên sự nghiệp cho nhà Chu. Tích này muốn nói muốn nói: muốn làm nên sự nghiệp phải biết dùng người và cũng phải biết chờ thời.
  • Tổng thuật về các cứ liệu văn học liên quan:
1. Bài Kẻ sĩ của Nguyễn Công Trứ có đoạn:
“Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất
Hưu hưu nhiên điếu vị canh Sằn
Xe bồ luân dù chưa gặp Thang Văn
Phù thế giáo một vài câu thanh nghị”.
Những câu này cho thấy quan niệm của Nguyễn Công Trứ về kẻ sĩ là:
“Lúc chưa gặp thời thì cứ thanh thản sống nơi lều cỏ
Vui vẻ với thú câu cá trên sông Vị như Lã Vọng và cày ruộng như Y Doãn trên đất Sằn
Tuy chưa gặp được các bậc minh quan như vua Thang, vua Văn
Nhưng vẫn giữ vẹn đạo lý bằng việc nói những lời ngay thẳng”.
2. Bài Thuật hoài của Đặng Dung (một danh tướng nhà Trần) có đoạn:
“Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa”.
Những câu này ý nói:
“Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào
Trời đất mênh mông đắm trong cuộc rượu hát ca
Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành công,
Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều”.
Cái ý “khi gặp thời, người làm nghề bán thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành công” chính là nhắc tới Phàn Khoái, một dũng tướng của Hán Cao Tổ vốn xuất thân là một người bán thịt lợn và Lã Vọng, hơn 80 tuổi vẫn ngồi bên sông Vị, câu bằng lưỡi câu thẳng, cốt để chờ thời, gặp được minh chủ để thi thố tài kinh bang tế thế. Thực ra, còn có tích khác nói rằng, Hàn Tín, cũng là một đại tướng của Hán Cao Tổ, thuở hàn vi đã từng câu cá kiếm ăn, nhưng lâu nay, đa số chúng ta vẫn ngầm hiểu về ý “câu cá chờ thời” là để nói tới Lã Vọng, người câu cá cốt để chờ gặp minh chủ chứ không có mục đích mưu sinh.
3. Trong tác phẩm Na Sơn tiều đối lục (Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na) trong tập Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có đoạn:
"“Sau khi nghe Trương Công ngỏ lời tuyên triệu...Tiều phu cười mà rằng:
-Ta là kẻ dật dân trốn đời, ông lão già lánh bụi, gửi tính mệnh ở lều tranh quán cỏ, tìm  sinh nhai trong búa gió rìu trăng; ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục, bạn cùng ta là hươu nai tôm cá, quẩn bên ta là tuyết gió trăng hoa; chỉ biết đông kép mà hè đơn [9], nằm mây mà ngủ khói; múc khe mà uống, bới núi mà ăn; chứ có biết gì đâu ở ngoài là triều đại nào, vua quan nào?

Bèn mời Trương ở lại làm tiệc thết, cơm thổi bằng hạt điêu hồ, canh nấu bằng rau cẩm đái, lại còn có mấy món rau suối khác nữa. Canh khuya chuyện trò, đều là những nghĩa lý đáng nghe cả, nhưng không một câu nào đả động đến việc đương thời. Hôm sau, Trương lại mời:

- Những bậc quân tử đời xưa, không phải là không muốn giúp đời hành đạo; khi ẩn kín một chỗ, chỉ là còn đợi giá mà thôi. Cho nên tất có bức tiếu tượng đi tìm, rồi sau đồng Thương mới thấm nước, tất có cỗ hậu xa đi chở, rồi sau nội Mục mới thành công]. Nay phu tử lấy tấm thân vàng ngọc, ôm một bọc kinh luân, ngoài vòng vinh lợi, vùi lấp tiếng  tăm trong đám người đánh cá hái củi, giấu tài giúp vua cứu dân, náu mình chốn rừng suối, vang tiếng đến cửu trùng; đốt nón lá, xé áo tơi, nay chính là đến lúc rồi đó. Dám xin bỏ bờ đập Phó Nham, ném cần câu sông Vị, đừng để uổng hoài khát vọng của bao kẻ thương sinh”.
4. Tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu:
Cùng với bài dự thi của bạn Nguyễn Loan, bài của thính giả Nguyễn Văn Luyến, xã Trung Hà, Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng cũng đã cung cấp những thông tin hữu ích liên quan tới điển tích Lã Vọng. Trong bài này, thính giả Nguyễn Văn Luyến trích dẫn hai lần cụ Nguyễn Đình Chiểu có vận dụng điển tích Lã Vọng trong tác phẩm Lục Vân Tiên. Đó là câu:
“Thái Công xưa một cần câu
Hôm mai sông Vị mặc dầu đua vui”;
và câu:
“Cam La sớm gặp cũng xinh
Muộn như Khương Tử cũng vinh một đời”.
Cặp lục bát thứ nhất, có lẽ đa số chúng ta đều hiểu rồi. Tuy nhiên, ở cặp lục bát thứ hai, những tưởng chúng tôi cũng nên nói thêm một chút để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn. Cam La là tên của một người nước Tần thời Chiến Quốc. Người này sớm có tài thao lược, mười hai tuổi đã được cử đi sứ sang nước Triệu, vua Triệu phải thân chinh ra đón tận ngoài thành và sau đó nhượng lại đất cho Tần. Nhờ những công trạng đó mà sau này, khi trở về nước, Cam La được vua Tần phong cho chức Thượng Khanh. Như vậy, trong câu thơ “Cam La sớm gặp cũng xinh – Muộn như Khương Tử cũng vinh một đời”, cụ đồ Chiểu muốn nói rằng, công danh nếu đạt sớm được như Cam La khi mười hai tuổi tất nhiên càng quý, nhưng nếu có đến muộn như Lã Vọng, tức Khương Tử Nha, lúc hơn 80 tuổi thì cũng rất đáng tôn vinh.
5. Sông Vị Thủy không tin lời bói
   Bến Đào Nguyên mong được trùng lai
(Tryện nữ thần ở Vân Cát, Đoàn Thị Điểm, Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam thế kỷ X-XIX, tập 3, NXBGD 2009)
6. Rủ dây dù ông Lã máy cần
   Trần trụi mặc Chử Đổng ngâm nước
(Ngã ba Hạc phú – Nguyễn Bá Lân, như trên)
7. Muốn trên cho sánh đức Nghiêu, Thuấn
  Muốn dưới thảy nên tài Y, Lữ
(Sãi vãi – Nguyễn Cư Trinh, như trên)
8.Hội nào bằng hội Mạnh Tân như vương sư họ Lã
 Trận nào băng trận Duy Thủy như quốc sĩ họ Hàn
 (Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu, Sách giáo khoa ngữ văn 12. Tập 2, NXBGD, 2006)
Hai câu này ý nhắc tới Lã Vọng, tức vương sư họ Lã đã có công giúp Chu Vũ Vương hội quân chư hầu ở bến Mạnh Tân, và nhắc tới Hàn Tín, tức quốc sĩ họ Hàn, một vị tướng tài của Hán cao tổ Lưu Bang đã giúp minh chủ đánh tan quân Tề ở Duy Thủy.
9. Khát nước song trông dòng đục không vờ
   Phao Vị Thủy lênh đênh, bạc đầu Lã ngồi dai ho khụ khụ.
(Tài Tử đa cùng phú – Cao Bá Quát, Thơ văn Cao Bá Quát, NXB Văn học, 1997)
Đây là hình ảnh mà nhà nho Cao Bá Quát tự vẽ mình theo cách vừa trào lộng, vừa đề cao khí tiết của người tài tử gặp lắm nỗi cùng cực trong đời.
10. Bõ khi xưa ở ẩn câu cá
    Mà nay dùng ở chỗ cột to
(Bàn luận tam nguyên – Dân tộc Tày, Tổng tập văn học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1996)
11. Luận tài năng, suốt Tây Kinh Đông Hán chưa ai
    So huân nghiệp dẫu, Châu, Thiệu Thái Công khá ví.
(Hàn vương tôn phú – Đặng Trần Thường, Dương Quảng Hàm, Việt Nam thi văn hợp tuyển, NXB Hội nhà văn, 1998)
Cũng phải nói thêm về bài phú này để bạn nghe đài biết rõ hơn về bối cảnh hai câu thơ vừa trích dẫn. Theo GS. Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học thi tuyển, Đặng Trần Thường vốn là người Hà Đông, thuộc Hà Tây cũ, từng đỗ sinh đồ thời Lê, sau khi nhà Lê mất, Đặng Trần Thường không làm quan cho triều Tây Sơn mà lại vào đầu quân cho Nguyễn Ánh và được làm tới chức Binh bộ Thượng thư. Tuy nhiên, sau ông mắc lỗi, bị bắt giam. Thời gian trong ngục ông đã làm bài phú này. Đây là bài phú kể về cuộc đời của Hàn Tín, một tướng tài giúp Lưu Bang lấy được thiên hạ. Nhưng về sau, vì nghi ngờ lòng trung của Hàn Tín, Lưu Bang đã giết chết vị danh tướng này. Khi làm bài phú Hàn vương tôn phú, bài phú tôn vinh vị vua họ Hàn, chúng ta ngầm hiểu, Đặng Trần Thường cũng ví mình như Hàn Tín vậy. Hai câu “Luận tài năng, suốt Tây Kinh Đông Hán chưa ai – So huân nghiệp, dẫu Châu, Thiệu, Thái Công khá ví” nhằm ca ngợi Hàn Tín, xét về tài nằng, khắp cả Đông Hán và Tây Hán đều không có ai sánh kịp, còn xét về công trạng thì các tướng giỏi của nhà Chu là Châu công, Thiệu Công và Thái Công (tức Lã Vọng) cũng đều không sáng được.
12. Kìa kìa Lữ Vọng câu Bàn Thạch
    Nọ nọ Nghiêm Quang náu Phú Xuân
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tập 1 Bạch Vân quốc ngữ thi tập, NXBGD 1989)
13. Ngoài việc trích dẫn hai cứ liệu thơ này, thính giả Nguyễn Văn Luyến cũng đưa thêm hai thông tin khác rất đáng quan tâm, đó là khi vua Trần Thánh Tông soạn bài văn bia ở sinh từ (tức đền thờ ngay khi còn sống) của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vua đã ví ông như Thượng phụ, tức Lã Vọng, một khai quốc công thần thời nhà Chu. Cũng như thế thì Thái sư Trần Thủ Độ cũng đã được Trần Thái Tông truy tặng là Thượng phụ Trung Vũ Đại Vương vì đã có công sánh ngang với Lã Vọng trong việc phò giúp nhà Chu.
BBT Chương trình Tìm trong kho báu.

Đăng bởi trung11:14

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Tiền công trái và tiền tiết kiệm đi về đâu?

Filled under:

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam./ RFA

Chủ nhân của rất nhiều sổ tiết kiệm những năm 1975 - 1980
Những ngày gần đây, câu chuyện người dân cầm sổ tiết kiệm đến ngân hàng nhận tiền thì bị trả lời là cuốn sổ không còn giá trị hoặc số tiền nhận được không đủ mua một ổ bánh mì trong khi trước khi nhận hai mươi năm, họ đã bán cả lượng vàng để gởi tiết kiệm, rồi những tấm phiếu công trái khi mua với số lượng hàng chục lượng vàng, khi thanh toán thì không đủ một bữa nhậu đang là câu chuyện nhức nhối của xã hội, đặc biệt là những người từng tâm huyết đóng góp xây dựng đất nước.

Cái bẫy đổi tiền và trượt giá

Ông Bàng, chủ của tấm phiếu công trái trị giá bốn lượng vàng lúc mua, hiện sống tại Bình Thạnh, Sài Gòn, chia sẻ: "Công trái hồi đó nó bán giờ sau này mất hết, tại vì nó bán thời đó cả chỉ vàng mà sau này mua không được tô phở. Giá nó lên vùn vụt chứ không như bây giờ. Tiền in ra chừng vài năm sau như giấy lộn à. Tại vì sau 1975 thì nó đổi tiền thành 'tiền giải phóng'. Một đồng 'tiền giải phóng' ăn tới 500 đồng Bắc Việt lận. Trong khid đó đồng tiền của Bắc Việt chỉ là một tấm tín phiếu, không có giá trị tiền tệ thế giới. mà đồng Việt Nam Cộng Hòa thì đã được định giá trên đồng đô la, mang tính quốc tế rồi. Sau đó thêm mấy lần đổi tiền nữa... Giai đoạn sau này đồng tiền in ra chừng một năm đến hai năm đã hoàn toàn mất giá trị".

Theo ông, sự trượt giá của đồng tiền trong ba mươi năm nay cũng như lần đổi tiền bất ngờ năm 1985, sáng sớm, lúc 5 giờ sáng, đài phát thanh mới thông báo quyết định đổi tiền và ngay ngày hôm đó, việc đổi tiền được tiến hành ở các trụ sở ủy ban cấp xã, phường trên khắp Việt Nam. Chuyện này giống như một cái bẫy mà ngân hàng nhà nước đã giăng sẵn để bất kì người dân nào có tâm huyết xây dựng đất nước hoặc gởi tiết kiệm ở ngân hàng đều bị sập một cách thê thảm.

Nếu như năm 1975, việc đổi tiền ở miền Nam Việt Nam nhằm thống nhất tiền tệ từ tiền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam thành tiền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở hai miền thì năm 1978, việc đổi tiền nhằm thay đổi quốc hiệu ghi trên đồng tiền từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hai lần đổi này nghe ra có vẻ hợp lý và không cần bàn nhiều.

Nhưng lần đổi tiền năm 1985, đây là lần đổi tiền hết sức bất ngờ và kì cục, chuyển mệnh giá đồng tiền cũ giảm xuống còn 10% giá trị đồng tiền mới. Tờ 50 đồng lúc bấy giờ mang ra tiêu dùng ở bất kì nơi đâu cũng khó vì người bán hàng không đủ khả năng thối tiền thừa. Nhưng đó cũng là sự khởi đầu của lạm phát tàn bạo nhất trong lịch sử. Chỉ chưa đầy mười năm sau, tờ tiền mệnh giá 500 đồng ra đời nhưng cũng không trụ được bao lâu, tờ 1000 đồng ra đời, rồi 2000 đồng, 5000 đồng, 10,000 đồng, 50,000 đồng và liền sau đó là 100,000 đồng, hiện tại, tờ 500,000 đồng ra đời tuy chưa đầy 10 năm nhưng giá trị của nó rất thấp, mua không được một phần tư chỉ vàng.

Trong khi đó, lúc chuẩn bị đổi tiền, năm 1984, một lượng vàng có giá dao động từ 2000 đồng đến 2700 đồng, tính theo tiền mới sau năm 1985 thì nó trị giá 200 đồng đến 270 đồng. Và một người muốn sỡ hữu tờ 50 đồng trên tay, phải bán ra ba chỉ vàng. Nếu gởi tiết kiệm ba trăm đồng, phải bán đi hơn một lượng vàng và gởi 1000 đồng vào tiết kiệm phải mất đi gần bốn lượng vàng. Tiền mua công trái cũng vậy. Và đây là giai đoạn mà người ta gởi tiền kiệm bằng vàng và nhận cả lãi lẫn gốc sau này bằng cám heo.

Một cuốn sổ tiết kiệm có mệnh giá 1000 đồng lúc đó trị giá gần bốn lượng vàng, sau hơn hai mươi năm, tính cả lãi lẫn gốc, nếu như cuốn sổ vẫn còn giá trị thanh toán thì chủ của nó nhận chưa đầy  một 200,000 đồng. Sau hơn hai mươi năm gởi tiết kiệm để làm giàu bằng bốn lượng vàng, người ta nhận được số tiền mua chưa được một phân vàng. Tính theo tỉ giá thì nó trị giá chưa được 0,25% lúc gởi vào!

Tiền công trái, tiền tiết kiệm và tiền cổ phần hợp tác xã đi về đâu?

Một người tên Hiền, ở Bình Chánh, Sài Gòn, chia sẻ: "Đến năm 1985 thì nó tạm mở cửa, cởi trói gì đó vì nghe rằng Mỹ nó mở cấm vận. Nên bắt đầu tạm ổn nhưng mà tiền vẫn mất giá như thường, nhất là hồi Liên Xô sụp đổ đó, tiền nó lên vùn vụt, vùn vụt à. Một lần nữa sôi động về tiền, một cái nhà thời đó giá là 10 cây thì sau đó nó lên 150 cây. Trước năm 75 không dễ làm giàu như bây giờ, công chức trước 1975 không dễ tham nhũng như bây giờ vì luật lệ nó rất đàng hoàng. Hồi đó anh tỉnh trưởng không dễ kiếm tiền như bí thư tỉnh ủy, như chủ tịch tỉnh như bây giờ đâu. Không dễ buôn lậu từ Trung Quốc về bằng tàu lửa như bây giờ đâu, bây giờ làm giàu (bất chính) dễ chứ không như hồi đó đâu, kể cả cán bộ."

Theo ông Hiền, nếu như tính kĩ số vàng mà người dân đã mất đi trước và sau đổi tiền năm 1985 và đồng tiền bị trượt giá từ năm 1985 đến nay thì nhiều không thể tưởng tượng được. Vì những năm 1975 đến 1980, ngoài chuyện có nhiều gia đình bị tịch biên tài sản, mất hàng ngàn lượng vàng, còn có thêm tin đồn sau "giải phóng", vàng sẽ được dùng làm đai cuốc và cán mác. Và có bao nhiêu vàng người ta cũng mang ra đổi đồ, bán lấy tiền nhét vào ống tre, cột nhà để dự trữ. Đùng một cái, đổi tiền, số tiền  dự trữ chỉ còn bằng 10% và sau ba lần đổi tiền, đồng tiền trượt giá, số vàng bán đi để dự trữ bằng tiền mặt xem như thành mây thành khói, vàng mất mà tiền cũng không còn giá trị.

Trong khi đó, sau khi đổi tiền, một số không ít các gia đình bỏ ra mua công trái, gởi tiết kiệm, cả hai khoản tiền này xem như đổ sông đổ biển vì đồng tiền trượt giá quá nhanh. Nhưng câu chuyện không dừng ở đó, những năm 1990, các vùng thôn quê lại có thêm chuyện đặt cọc tiền trước khi sử dụng điện nhà nước. Thường thì mỗi hộ phải nộp vào hợp tác xã 50 ngàn đồng, tương đương với 3 phân vàng, rồi sau đó mới tự mua dây điện, bóng đèn để kéo điện về nhà. Mãi cho đến bây giờ, hơn hai mươi năm sau, số tiền đặt cọc để đóng điện của người dân đã hoàn toàn mất dấu, khộng biết đòi ai vì hợp tác xã đã giải thể, vấn đề điện thắp sáng giao cho điện lực trực tiếp quản lý, trong khi đó tiền cọc lại nộp cho hợp tác xã.

Lại thêm chuyện bất kì xã viên nào cũng bị bắt buộc đóng tiền cổ phần vào hợp tác xã sản xuất với mức tiền tương đương một chỉ vàng những năm 1980. Nhưng mãi cho đến nay, loại hình hợp tác xã giải thể đã lâu vẫn không thấy tiền cổ phần hoàn trả cho xã viên. Cùng lắm thì mỗi dịp tết, các thôn bắc loa gọi dân đi nhận tiền lãi cổ phần của một năm với 15,000 đồng. Mọi năm đều thế, dịp Tết tới đây cũng không ngoại trừ. Và nếu xã viên có đi rút lại cổ phần cũng chẳng biết tìm ai để rút!

Tính cho đến nay, các khoản tiền công trái, tiết kiệm và cổ phần xã viên hợp tác xã mà hàng chục triệu dân đã tham gia xem như mất trắng, không có một lời cám ơn, thậm chí còn bị biến thành trò cười trong câu chuyện phiếm của các nhân viên ngành ngân hàng hiện tại!

Đăng bởi trung22:28