Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật Thế cho nên tất bật đến bây giờ

Filled under:



 

 loihay.png

 tp3.jpg
Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi,
Cội nguồn ơi chiếc lá lại rơi về .


 tp9.jpg
Đường về khép bóng trần gian
Lợi danh gói một hành trang vô thường


 tp8.jpg
Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không


 tp7.jpg
Phú quý vinh hoa như mộng ảo
Sắc tài danh lợi tựa phù du


 tp6.jpg
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui


 tp5.jpg
Đêm qua mộng lại thật gần
Đừng lay tôi nhé hồng trần mong manh !


 tp4.jpg
Ta về giữ mộng trinh nguyên
Bờ hun hút lạnh nắng xuyên hình hài


 tp2.jpg
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời

Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành


 tp1.jpg
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ !
 
 

Đăng bởi trung17:49

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Phương pháp Cốc Đại Phong

Bài của Ròm: http://my.opera.com/hoatrongvuon/blog/tu-xoa-bop-tang-cuong-suc-khoe

 Phương pháp Cốc Đại Phong: TỰ XOA BÓP TĂNG CƯỜNG SỨC KHOẺ

Thứ tư đứng đón tàu lửa ở Hardbrucke một luồng gió nổi lên và tự dưng cái ngực đau kinh khủng, biết là trúng rồi vậy mà quên uống thuốc liền. Tối hôm đó không ngủ được, còn hôm qua nằm đừ, mệt quá chừng, chắc bị trúng gió độc. . Tối hôm qua ròm nấu gừng, muối với nước cho sôi rồi để nguội ngâm chân, rồi xông hơi, và tối uống thuốc bệnh nên ngủ ngon được.

Sáng nay thấy bài của anh Cường tự xoa bóp tăng cường sức khỏe em copy về blog để dành. Em cảm ơn anh Cường.up

Tác giả Cốc Đại Phong, người Trung Quốc, có gia đình 5 đời sống thọ trên trăm tuổi truyền đạt lại phương pháp tự xoa bóp rất hiệu quả.

Xin giới thiệu dưới đây những thủ thuật chính.

Đông y quan niệm rốn là nơi tập trung nguồn dinh dưỡng của cơ thể. Khi xoa bóp phải tập trung hướng về rốn. Xoa trực tiếp lên da. Lực mạnh yếu tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi cũng có thể tự xoa bóp, nhưng xoa bóp vào buổi sáng khi mới thức dậy là tốt nhất.

1- Giữ tư thế ngồi thiền, xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó xát lòng bàn chân mỗi bên 30 lần. (cái này ròm chỉ xoa bàn tay lúc sáng sớm sau khi tập SNTT thôi)

2- Day ấn huyệt dũng tuyền (ở 1/3 trên lòng bàn chân, tại điểm lõm khi đầu ngón chân cong lại) 5 lần.





3- Xoa bóp từ ngón chân ngược lên đùi, từ đùi xuống bàn chân, mỗi bên 30 lần.

4- Xoa bóp từ đầu ngón tay ngược lên gốc cánh tay, rồi từ gốc cánh tay xuống bàn tay, mỗi bên 30 lần.

5- Day ấn huyệt hợp cốc (giữa đầu trên xương bàn tay 1, 2 phía mu tay) 5 lần mỗi bên.





6- Nhắm mắt, xát nhẹ từ trong ra ngoài đuôi mắt 20 lần. (cái này có làm hàng đêm)

7- Mở to mắt nhìn thẳng phía trước vào một điểm nào đó, sau đó đảo mắt 360 độ theo chiều từ phải sang trái 20 lần. Nhìn thẳng một lúc, sau đó lại đảo mắt 360 độ theo chiều ngược lại (làm tinh mắt, chống mỏi mắt). (ròm tui chỉ nhìn nơi nào có màu xanh và đảo tùm lum thôi)

8- Dùng hai ngón tay cái xát dọc hai bên sống mũi 20 lần , vừa xát vừa hít vào thở ra theo chiều lên xuống (tác dụng chống sổ mũi, hắt hơi, cảm) (thử cái này cha mẹ ơi khó thở quá)

9- Dùng lòng bàn tay xoa đều toàn bộ khuôn mặt 20 lần. (cái này có làm hàng đêm)

10- Dùng hai lòng bàn tay bịt chặt hai lỗ tai, các ngón tay 2, 3, 4 gõ đều vào xương chấm sau gáy 20 lần (tác dụng chống ù tai, nghe không rõ) (vừa thử xong đã gì đâu)

11- Dùng 10 đầu ngón tay làm lược chải tóc từ trước ra sau 20 lần (chống rụng tóc, làm đen tóc) (ròm hay làm do thói quen chứ không biết đẹp tóc)

12- Dùng đầu lưỡi rê dọc các chân răng hàm trên, hàm dưới, bên trong, bên ngoài 20 lần.

13- Dùng răng hàm dưới gõ lên răng hàm trên 20 lần

14- Tự súc trong miệng, cho đến khi đầy nước bọt trong miệng, chia làm 3 lần nuốt xuống dạ dày (giúp cho hệ tiêu hoá tốt, chống no hơi)

15- Lấy lòng bàn tay phải xát chéo từ dưới bụng lên ngực trái 30
lần. Lòng bàn tay trái xát chéo từ bụng lên ngực phải 30 lần.

16- Dùng lòng bàn tay phải xát vòng quanh bụng theo chiều kim đồng hồ lấy rốn làm tâm 30 lần, sau đó lòng bàn tay trái xát theo chiều ngược lại 30 lần (tác dụng chống no hơi, chống táo bón)

17- Ngồi thẳng lưng, áp sát hai lòng bàn tay vào hai bên cột sống thắt lưng, xát lên xát xuống 30 lần (tốt cho thận, chống đau lưng) (ròm cũng hay làm nhưng không biết chống đau lưng chỉ biết mỗi lần bị đau làm vậy thì nhẹ được chút ít )

18- Ngồi thở ra hết rồi hít vào từ từ cho bụng phình hết cỡ, cứ vậy 20 lần. (cái này hay làm khi ngồi vi tính lúc nghỉ ngơi, đảo mắt nhìn màu xanh)

PS: Làm được cái nào lợi cái đó nên mọi người đừng nghĩ nó nhiều quá.



Note (12/4): Đã tập hết 18 món xoa bóp này và không thấy khó gì cho lắm, ngủ dễ hơn nếu làm trước khi đi ngủ.

Đăng bởi trung19:56

Nước chanh không phải lúc nào cũng tốt

Filled under:


Nước chanh không phải lúc nào cũng tốt


- Nhiều người bệnh uống nước chanh thay cho vitamin C vì nghĩ ở dạng tự nhiên tốt hơn mà không biết vitamin C và nước chanh hoàn toàn khác nhau.

Theo GS.TS Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, người có 30 năm kinh nghiệm chữa bệnh cho biết, quả chanh chứa nhiều sinh tố C (40mg%) và một số sinh tố khác  như PP, B2, B1, Caroten.

Vitamin C đối với Tây y lại có giá trị rất lớn như làm bền thành mạch máu, làm ấm người, chống hoại huyết, xơ vữa động mạch, tăng cường sức đề kháng, tính miễn dịch của cơ thể... Chính vì thế, quả chanh rất được đề cao, Tây y coi đây là loại thuốc bổ tự nhiên và vô hại, thậm chí nhiều loại bệnh bác sĩ còn khuyên bệnh nhân nên uống thêm nước chanh, sinh tố C, coi như đó là một liệu pháp có giá trị cao.


Gần đây nhất ở Mỹ, các bác sĩ còn tuyên bố mỗi ngày uống đều đặn vitamin C và E thì sẽ chống được bệnh tim mạch và bệnh lão hóa vì hai sinh tố trên đều làm mềm dẻo thành mạch, chống tình trạng mệt mỏi và suy nhược, tăng sức đề kháng cơ thể.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, GS.TS Bùi Quốc Châu cũng cho hay, vitamin C không phải là nước chanh hoặc ngược lại. Thật ra trong chanh, sinh tố C chỉ là một thành phần còn lại trong các thành phần khác. Chính hợp chất này ở trong  quả chanh mang tính lạnh (âm) nhất là khi nó được uống vào cơ thể từng người thì lại sinh ra phản ứng sinh lý, hóa học khác nhau.

Chẳng hạn, uống nhiều nước chanh có thể dễ gây xuất huyết và loãng máu nhưng Tây y lại chích vitamin C để làm ấm cơ thể hoặc trị bệnh xuất huyết dưới da. Hoặc một người hay nóng nhiệt trong mình (người quá dương) thì họ cảm thấy dễ chịu khi uống nước chanh.

Nhưng trái lại, đối với người âm hàn (thiếu dương khí), lạnh trong người, hay mệt mỏi mà lại dùng nhiều chanh thì càng bị lạnh thêm, mệt mỏi hơn, dễ bị cảm hàn hơn hoặc có thể cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh. Đó là vì chất chua của chanh thuộc âm. Chính sự dư chất chua này làm cứng cơ, gân, viêm loét dạ dày, đại tràng.

Chanh, cam hay bất cứ loại thức uống nào cũng vậy, không hoàn toàn lợi hay hại, vấn đề là phải dùng đúng. Dù cho là thuốc bổ mà sử dụng quá nhiều cũng trở nên có hại.

Nhật Hà

Đăng bởi trung15:27

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Công dụng của trái chanh

Filled under:

Jan 22, '13 11:33 AM
for everyone

Vắt một trái chanh vào nước nóng, uống sau bữa ăn (lúc ăn no) thời tim mạch tốt:
-không bị cao mỡ hay cholesterol.
Mỗi khi đi ăn tiệc,  cũng làm như vậy. ..  
   Tôi đã dùng thử ba ( 03) tháng nay...Rất tốt. Trước mắt, nhiều người thân có những bệnh về GAN, về ĐƯỜNG RUỘT, về TUYẾN TIỀN LIỆT...Đã nhìn thấy giảm hoặc biến mất, không thể ngờ...
Bạn cứ vào Google đánh chữ " Lemon Juice" sẽ thấy những trả lời rất khích lệ...
Cách tôi uống như sau:
- Sáng dậy, tôi lấy 1 quả chanh giấy ( mầu vỏ xanh ) vắt vào 1 ly nhỏ, thêm vào khoảng 3,4 muỗng nước ....hoặc 1 chút mật ong nếu bạn không bị tiểuđường ( lưu ý bạn nào dưới 110 pounds thì chỉ nên uống nửa trái thôi )
- Sau đó, khoảng 45 phút uống 1 ly nước ( loại ly lớn ) nước lọc.
Bạn nghe tôi một lần. Bỏ computer , ra vườn hái 1 trái chanh...làm liền đi bạn, DÙ HIỆN TẠI BẠN KHÔNG CÓ MỘT BỆNH NÀO...
Tôi thường uống liên tục như thế trong 5 ngày và nghỉ 2 ngày..
Chẳng có " side effect " gì cả bạn ạ...
Chanh trừ được các bệnh ung thư
Đây là một tin mới nhất của Y Khoa, để chống lại bệnh ung thư

· Nhửng điểm lợi ích của trái chanh :
-Trái chanh là một sản phẩm kỳ diệu chuyên giết các tế bào ung thư
- Nó mạnh gấp 10.000 lần hơn liệu pháp hóa học (chimiothérapie)
- Tại sao chúng ta không biết gì về nó (cho dến giờ nầy)
- Bởi vì có những nhà bào chế (labo) thích bào chế ra một loại thuốc với thủ thuật hổn hợp nào đó để đem lại nhiều lơi nhuận cho họ hơn mà thôi.
- Từ đây về sau quí vị có thể giúp bạn bè nào cần bằng cách cho họ biết là nước chanh rất cần thiết để ngừa bịnh.
- Mùi vị của chanh rất là tốt và nó không có gây ra những tác dụng kinh khủng như các loại liệu pháp hóa học (chimiothérapie)
-Nếu có thể, quí vị nên trồng một cây chanh trong vườn của quý vị
- Đã có biết bao nhiêu người chết trong lúc bí mật nầy (của trái chanh) được dấu kín để không đụng tới tiền lời hang tỹ bạc của những nhà kinh doanh ?
- Như quý vị đã biết, cây chanh thấp, lại không tốn chỗ bao nhiêu. Và được biết có nhiều loại chanh (như chanh giấy ?)
- Quí vị có thể dùng chanh với nhiều cách khác nhau: quí vị có thể ăn cả võ, vắt chanh ra uống, uống nước đá chanh đủ kiểu, làm bánh v.v.v.v……
-Người ta cho trái chanh hay nhiều thứ lắm nhưng quan trọng và hay nhất là hiệu quả của nó đối với ung nhọt và bướu.
- Cây chanh là một vị thuốc đã chứng minh là trị được tất cả các loại ung thư. Có những người khác còn xác nhận là nó có một công dụng rất lớn trong mọi loại biến thể của các loại ung thư
- Người ta cũng còn xem chanh như là một loại thuốc chống đủ loại vi trùng, chống các loại viêm do vi khuẩn, và nấm, rất hữu hiệu chống ký sinh trùng và sâu (mầm bệnh) trong máu, nó lại có thể điều hòa được huyết áp (quá cao hay quá thấp) chống áp xuất cao và rối loạn thần kinh
- Tài liệu nầy có được từ một trong những nhà bào chế thuốc lớn trên thế gìới, người nầy xác nhận là sau trên 20 lần thử nghiệm từ năm 1970 ở viện bào chế, mới thấy được là:
Chanh tiêu diệt các tế bào tinh quái trong 12 loại ung thư, gồm cả ung thư đường ruột ung thư ngực, vú , ung thư tiền liệt tuyến, phổi, lá lách (tuyến tụy)…
- Cây chanh và trái chanh được cho thấy có hiệu quả 10.000 lần hơn sản phẩm Adriamycin, một loại thuốc hóa học thường được dùng trên thế giới để làm chậm lại sự nẩy nở của tế bào ung thư
- Và còn lạ lùng hơn nữa là loại nước chanh trị bịnh nầy chẳng những diệt được các loại tế bào ung thư mà không bao giờ ảnh hưởng đến các tế bào sạch.

Đăng bởi trung23:12

Về tẩu hoả nhập ma

VỀ TẨU HỎA NHẬP MA (Sưu tầm để nhớ mãi về những ngày đau ốm quằn quại trong căn bệnh THNM quái ác).

Bài báo dưới đây được đăng trong tờ Nguyệt san Võ thuật, xuất bản đã lâu, nhưng nội dung cũng có giá trị hữu ích cho những ai thích tập nội công nhưng không có điều kiện học tập đúng thầy đúng sách. Nội dung nói về kinh nghiệm của một người tự tập Dịch cân kinh, nhưng do không tập đúng mà phải chịu ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ. Phần dưới đây không đăng đầy đủ của bài báo gốc, do phần cuối đề cập những việc riêng tư không liên quan nhiều đến nội dung chính nên được lược bỏ. Dịch cân kinh & tôi – Thích phước Điện Một môn công phu tu luyện có một kết quả cực cao thường đi đôi với những nguy hiểm vượt bực không kém. Nếu thành công : "nội công được hàm dưỡng để thân tâm siêu phàm nhập thánh", nếu thất bại : "bị tẩu hỏa nhập ma, thân bại danh liệt". Hai trạng thái đó chỉ cách nhau một đường tơ kẻ tóc. Nguyên nhân : - Không thầy hướng dẫn. - Người luyện công thiếu kinh nghiệm. - Chưa qua thời kỳ nội công căn bản. - Chưa nắm vững tâm pháp. - Không nghiên cứu kỹ các hệ thống kinh mạch mà luồng khí vận sẽ chạy qua. - Chưa đả thông các huyệt mạch tự nó bế tắt từ thuở sơ sinh của kiếp người. - Chưa vận được khí và điều khiển âm dương nhị khí. Chỉ thiếu một điều kiện trong các điều kiện không thể thiếu đó cũng khó luyện công được. Hơn nữa các sách lưu truyền chỉ trình bày một cách tổng quát về chiêu thức mà không giải thích tường tận các bí quyết uyên thâm, do đó, dù nắm được sách cũng chỉ nắm chơi, nếu luyện, khó thành công cũng như dễ lạc công, tẩu hỏa, loạn khí… đem đến nguy hiểm cho người luyện không ít. Tôi không nhớ rõ vào khoảng năm tháng nào nhưng chắc chắn lúc đó tôi đang viết những bài đầu tiên về môn phái Thiếu Lâm cho những số đầu tiên của nguyệt san Võ Thuật. Phong trào võ lâm phục hưng làm tâm hồn tôi thao thức và võ công của tôi bừng sống, nhiều huynh đệ thương mến, khuyến khích tôi nên đóng góp cho võ lâm một vài viên gạch, nhưng đóng góp bằng cách nào ? Tôi lưỡng lự rất lâu để cuối cùng chọn cách gởi gắm tâm hồn và sự hiểu biết nhỏ hẹp của mình vào tờ báo. Ngoài những giờ viết bài và ôn lại võ thuật, tôi bắt đầu nghiên cứu kỹ về Dịch cân kinh, một môn tu luyện nội công thượng thừa của Thiếu Lâm tự ; để rồi từ đó : rủi, may, và bao thăng trầm quanh cuộc đời võ nghiệp của tôi bắt đầu, ảnh hưởng luôn đến nếp sống của tôi ở các phương diện khác, như một xáo trộn toàn diện... làm tôi điêu đứng ê chề, để khi viết tài này, tôi đã xa khởi điểm trên hai năm. Đến nay, thâm tâm tôi tạm yên ổn, để tôi thành kính cống hiến cho những ai có duyên nghiệp trên bước đường tu luyện Dịch cân kinh vài chi tiết nhỏ bé của riêng tôi, bồi đắp thêm cho rừng võ lâm một vài hoa lá. Tôi thương thân tôi một thuở nào vì tu luyện võ công mà phải khổ sở, nên thương mến tất cả những ai sẽ đi trên con đường này, thao thức vì các bạn sẽ và đang tu luyện như thao thức vì chính mình "đồng thanh tương ứng" trong xóm hoạn nạn và cùng một lý tưởng. Thuở đó, tôi đã viết cho võ thuật khoảng ba bài giới thiệu tổng quát về môn phái Thiếu Lâm, bài kế, tôi định đưa Dịch cân kinh ra mắt độc giả của Võ Thuật, cũng may, tôi chưa viết, nếu không, giờ này tôi ân hận biết dường nào. Đầu tiên, tôi đem 8 bản Dịch cân kinh mà tôi sưu tầm được ra so sánh, tuyển chọn. Ba bản Dịch cân không phải của Thiếu Lâm phái được tôi để riêng ra, đó là các bản : - Dịch cân bật kinh bát đoạn cẩm của tiên gia. - Dịch cân kinh nhị thập bát thức của Thiên Hư đạo trưởng (thuộc Côn Lôn phái). - Dịch cân trước lục của Nhiếp ngột Truật Đế thuộc một dị phái giáp giới Tây Tạng. Ba bản này tôi chỉ đọc sơ để cho biết rồi đem cất. Tôi đem 5 bản còn lại được gắn nhãn hiệu của Thiếu Lâm ra phân chất. Ba bản kế đó được loại ra một lần nữa vì chiêu thế nhiều ít không đồng theo đương truyền (24 đoạn) nên khó tin cậy. Hai bản còn lại giống nhau khoảng một chín một mười, hai bản này được lưu truyền ở hai nơi khác nhau và hai nhân vật cũng ở hai thế hệ xa nhau gần hai trăm năm, đó là hai bản : 

1) Dịch cân kinh của Tử y hầu (Anh Lạc Hà ở báo Võ Thuật đã có dịch ra Việt ngữ với nhan đề là Dịch cân Tổ truyền - trong khi chính bản được in chung với Ngũ hình quyền - 8 lần tái bản ở Ma cao và Hồng Kông, 3 lần đổi tựa sách : Nội công Thiếu Lâm tự - Ngũ hình quyền - Nội công Tâm Pháp Thiếu Lâm tự).

 2) Dịch cân kinh của Vân không Đại Sư, sách in theo lối mộc bản, cuốn sách có hàng chữ : Trọng đông giáp thìn niên - đời Vua Thánh Tổ, niên hiệu Khang Hy (khoảng năm 1784 theo dương lịch). Cả hai bản này đều có 24 đoạn, các đường khí vận tuy hơi chênh lệch nhau chút đỉnh vì có vài huyệt được kê khai thừa thiếu không đồng nhưng hệ thống kinh mạch đồng nhất nên không sao, nhưng tôi cũng phân vân đến mấy hôm liền. Bản nào mới là chính bản của Thiếu Lâm hay đúng hơn, của Đạt ma Thiền Sư. Không có vấn đề Tổ sư cho lưu hành hai bản khác nhau, cũng không có vấn đề Dịch cân kinh loại giả mạo vì Dịch cân là danh từ chung, ai cũng có quyền để tựa cho tác phẩm của mình cả (như ba quyển dịch cân mà tôi đề cập ở đoạn đầu và còn vô số các bản Dịch cân khác mà tôi chưa gặp như bản do Trần Tuấn Kiệt dịch thuật chẳng hạn...) Cuối cùng tôi quyết định dồn hai quyển làm một, hay đúng hơn hai quyển vốn là một, chỉ bổ túc vài thiếu kém của nhau thôi, như vậy tôi có một pho Dịch cân hoàn toàn đầy đủ. (Tôi xin thông tri một điều : hiện có nhiều pho quyền phổ, bí kíp, luyện công được in bằng loại chữ cổ trên giấy súc, như một pho sách xưa, được tung ra thị trường và bán từng quyển một, giá cả tương đương với một món đồ cổ giá trị, đó là sách xưa giả mạo. Còn sách xưa chính tông thì sao ? cũng khó tin cậy vì hội võ thuật Trung Quốc đã từng cảnh cáo : phải coi chừng, sách càng xưa càng không bảo đảm vì sự thiên vị và sự hiểu biết hạn cuộc của người ra sách, không như ngày nay, được hội kiểm duyệt và được nhiều danh sư phối hợp ấn chứng trước khi xuất bản…). Bởi vậy khi nắm pho Dịch cân kinh bằng loại giấy hoa tiên sản xuất tại Giang Nam với giòng chữ xa xưa, lòng tuy nao nức cảm động, tôi vẫn hồi hộp hoài nghi, đến khi phối hợp với pho lưu truyền của Tử y Hầu (được kiểm duyệt và khích lệ bởi hội võ thuật Trung Quốc) tôi mới yên tâm tin tưởng. Tôi về một tịnh thất nhỏ bên bờ sông Đồng Nai ở Biên Hòa để rãnh giờ tu luyện. Thức thứ nhất mà cũng là thức quan trọng nhất được tôi đặc biệt lưu ý, dành nhiều thì giờ thực hiện. Nửa tháng đầu tôi siêng năng luyện tập, kết quả vô cùng khả quan. Trong người tôi đã có một luồng hơi nóng thường trực luân chuyển, tôi mừng rỡ, cho là nội công đã khai phát (?). Tôi không hiểu sao thời kỳ đó tôi ngớ ngẩn khờ dại đến thế, có lẽ sự lạc quan và ảnh hưởng tiểu thuyết làm tôi quên mất thực tế. Đến ngày thứ 18, trong người tôi nóng quá, mắt đỏ và hay đổ ghèn, đầu nhức, tôi hy vọng đó là do bệnh chứ không phải do sự tập luyện bị sơ sót, tuy nhiên đó là một sự biện luận để tự đánh lừa mình trong một ý niệm hoài vọng cao xa, thực tâm tôi đã hơi lo : chắc có sao đây trong vấn đề tu luyện. Tôi đọc lại tất cả các pho Dịch cân kinh mà tôi hiện có, nhưng với trình độ của tôi hoàn toàn mù tịt, không khám phá một cái gì mới lạ cả. Tôi nghỉ tập hai ngày để lắng nghe sự phản ứng tự bản thân (Tôi không dám bỏ tập quá 3 ngày vì với thời gian này tất cả các cách luyện công của người xưa dù ở phái nào đều cấm kỵ, nếu phạm phải tập lại từ đầu, điều này trong pho "huyền nghĩa" Dịch cân kinh của sư phó đại sư cho thí dụ rằng : như gà ấp trứng chưa nở thành con, nếu bỏ quá hạn, trứng hư, phải đợi lứa khác; như nước chưa sôi, bỏ dở, nước trở lạnh như bình thường; như người lội ngược giòng suối chảy mạnh, không cẩn thận, hỏng chân, nước sẽ cuốn về vùng dưới, phải bắt đầu từ đầu, chứ không phải tiếp tục chỗ bỏ dở... Sau hai ngày bỏ dở, nhiệt lượng trong người vẫn không giảm. Tôi luyện tiếp thì sức nóng lại tăng. Tôi liều mạng luyện đều đều không chịu bỏ. Có ngày quá nóng tôi phải nằm dưới bến sông Đồng Nai trước mặt, thân mình ngâm được nước, đầu gối trên một hòn đá ngủ say sưa. Đến đêm thứ 25 kể từ lúc tu luyện, tôi bị xuất tinh dầm dề, tôi mê đi, đúng hơn là được ngủ yên. Sáng hôm sau thức dậy, sức nóng không còn nữa nhưng thể xác mệt mỏi rã rời, tôi lại bỏ tập hai ngày, rồi tập lại, sức nóng lại gia tăng nhưng độ năm ngày sau tôi lại bị xuất tinh, sáng mai hết nóng, người lại yếu… Kinh nghiệm này làm tôi hoảng sợ bỏ tập hẳn. Nhưng dù không tập thì sức nóng vẫn tăng đều, khoảng một tuần thì lại bị xuất tinh, tinh ra cho kỳ hết mới thôi, và hôm sau lại bớt nóng… Chu kỳ này đến với tôi từ đó, người tôi ốm yếu xanh xao rõ rệt, các bạn tôi đều kinh ngạc cho sự biến đổi của tôi. Tôi không muốn gặp ai hết, đóng cổng chữa bệnh, nơi tu dưỡng trở thành nơi dưỡng đường. Tâm hồn tôi cáu kỉnh bất thường, sự ham muốn tình dục ở đâu ầm ầm kéo đến làm tôi khổ sở, tôi xa lánh tất cả các người quen thuộc, tìm các danh y để trị bệnh, các đông y thì bảo là tôi bị thận suy, hỏa vượng, thủy khô, có vị bảo là gan héo, có vị bảo mật sưng, thần loạn, tôi uống đủ thứ thuốc, mùi thuốc nam thuốc bắc xông lên không ngớt trong am tịnh tu của tôi. Không gặp đúng thầy đúng thuốc nên bệnh tôi không giảm chút nào, tôi cũng biết bịnh do võ công kiến tạo, chỉ có những người am tường võ công mới chữa nổi, nên giả từ Đông y tôi tìm đến Tây y. Bác sĩ Tài giới thiệu tôi vào bệnh viện Đồn Đất, ở đây tôi được thử đủ thứ : thử nước tiểu, thử phân, nước bọt, đo nhiệt độ, đo áp suất máu. Ngành Tây y với một lối khám bệnh toàn diện, kỹ lưỡng cũng không đoán nổi bệnh của tôi, kết luận họ bảo : lục phủ ngũ tạng của tôi hoàn hảo, tôi chỉ bị nóng, trong máu có nhiều thán khí, số lượng hồng huyết cầu sút giảm quá nhiều, thận hơi teo lại, trong hai tháng tôi được vào mười chai nước biển, tiêm đủ loại thuốc bổ, thuốc mát... nhưng đâu vẫn còn đấy, chu kỳ nóng đến cao độ, tôi xuất tinh rồi tiếp tục nóng trở lại vẫn đến với tôi hàng tuần. Giả từ Biên Hòa, tôi về Phú Thọ, Gia Định, bến Hàm tử rồi đi Đà Lạt, Banmêthuột, Pleiku... Tôi không đi chơi mà đi để tìm danh sư trị bệnh. Tôi biết bệnh của tôi chỉ có người rành về tu luyện, phải giỏi nội công, khí công hoặc có thừa kinh nghiệm võ công may ra mới cứu tôi ra khỏi đoạn trường Dịch cân kinh này mà thôi. Năm tháng dần qua, tôi đi mãi trong giòng đời qua muôn xứ, tôi hay gởi thư cho các người quen ở hải ngoại như Hồng Kông, Nhật, Pháp, Anh, Mỹ để nhờ tìm hộ những pho võ công tu luyện và đặc biệt về Dịch cân kinh hầu tìm một giải pháp chữa trị. Tôi ốm yếu quá, mặt mày vàng vỏ xanh xao, tôi sụt đến 12 kg, người tôi đôi khi đi không vững. Tôi chán cho chính tôi. Những bức thư gởi đi vẫn bặt vô âm tín, chẳng thấy hồi âm. Sau ba tháng chờ đợi mỏi mòn làm tôi bi quan đến cùng cực. Cho đến năm sau, những yêu cầu của tôi lần lượt được đáp ứng, những ân nhân xa gần gởi về cho tôi nhiều tài liệu đáng giá không ngờ. Anh Hoàng Cầm ở Nhật gởi cho tôi bản Dịch cân kinh do Điền thứ Lang sao lục và cuốn sách thuốc trị các bệnh do huyết mạch, khí công tàn phá. Chị Tôn nữ thị Mỹ Linh ở Anh chép cho tôi bản "huyền nghĩa Dịch cân kinh" nguyên tác của Sư Phó Đại Sư. Pho này trình bày những diệu lý, cách tu luyện Dịch cân kinh và những thắc mắc khi bị lệch lạc trong việc luyện công. (Bộ sách này có lẽ do liên minh Anh Pháp chiếm đoạt trong chiến cuộc đánh phá vườn Viên Minh tại Bắc Kinh năm 1859, nhiều sách cổ trong thư viện ở hoàng cung Thanh Triều bị chiếm vào dịp này). Tôi cũngkhông quên ơn chú Lê Tâm Anh ở Macao đã gởi cho cuốn "Khí công y dược trị liệu toàn thư". Tôi lành bệnh do phối hợp nhiều phương pháp ở các pho sách này, tôi xin chân thành ghi lên đây những sự tri ân của riêng tôi (hiện chúng tôi đang dịch thuật để phổ biến các tài liệu quí giá này một ngày gần đây). Nguyên thức thứ nhất trong tiền bộ Dịch cân kinh gọi là Hỗn nguyên nhứt khí (một danh từ hoàn toàn của tiên gia. Theo pho "huyền nghĩa dịch cân kinh" của Sư phó thì toàn bộ 24 đoạn không có đoạn nào được đặt tên cả, có chăng chỉ là lời giải thích các công dụng của từng chiêu thức do các đại sư đời sau bổ túc thêm để kẻ hậu học được rộng phần kiến thức thôi. Cũng theo Sư phó thì việc đặt tên cho các chiêu thức sẽ làm cho người tu luyện bị kẹt vào danh từ, tâm ý sẽ có ấn tượng theo ý riêng của danh từ được đặt ra làm mất sự vô tâm theo tinh thần tu luyện cao siêu của Dịch cân kinh) - Thức đầu tiên trong tiền bộ này được sử dụng khí theo hệ thống huyệt đạo nhai nhiệt, huyệt mở đường là huyệt khí hải ở vùng Đan điền, đường khí này bò theo xương sống bắt đầu từ huyệt vỹ tử (nhiều người lầm là huyệt hội âm) theo xương sống lên hai vai rồi tỏa xuống hai tay, luồng khí đến đây được quần một vòng theo tư thế bật hai bàn tay và rút lên, điểm quan trọng được cấm kỵ thứ nhất là hai tay không được rút cao quá khởi điểm (huyệt khí hải) nếu rút cao hơn sẽ bị loạn khí và lúc đó đầu khí ở khí hải, đuôi khí ở cườm tay, sự giao động được vận dụng đến tối đa, như một bình thông nhau, càng chênh lệch khí càng bị tràn ra ngoài sanh bệnh khi trả khí về, luồng khí không chạy theo lối cũ mà cùng trở lại xương sống trên cổ qua đỉnh đầu (huyệt thiên tinh, hoặc còn gọi là huyệt bá hội, hay nê hoàn cung) xong vòng ra trước và xả ra đằng mũi. Điểm cấm kỵ thứ hai là khi khí chạy qua huyệt linh đài phải từ tốn điều hòa, vì huyệt này là yếu huyệt để tập trung hay phân tán khí lực, nếu huyệt này bị tổn thương sẽ gây khó khăn trong việc tu luyện khí công, nội công, vô cùng. Ngoài thức thứ nhất, mỗi thức khác trong 24 thức đều có một hệ thống khí vận và cấm kỵ riêng biệt, hết 24 thức là giáp cả một châu thân trong nội thể (cũng theo Sư phó Đại sư thì pho Tẩy Tủy là tổng luận về huyệt pháp sanh biến, sanh trụ và sanh khắc của điện lực âm dương trong con người, pho Dịch cân kinh là phương pháp kiến thiết hệ thống đối trị và hóa giải. Nói đến Tẩy Tủy thì phải nói đến Dịch cân kinh, tuy nhiên có thể thiếu Tẩy tủy chứ không thể thiếu Dịnh cân kinh, vì Dịch cân kinh mới là then chốt trong vấn đề tu luyện, nói như vậy không phải Tẩy tủy kinh không quan trọng thật sự. Tẩy Tủy quan trọng ở một phương diện khác : những liên hệ của thời gian, vị trí và con người khi thực hiện sự tu luyện, ngoài ra Tẩy tủy cũng còn dạy phương pháp di chuyển huyệt đạo hoặc khai thêm huyệt đạo hoặc đóng kín các huyệt đạo không cần thiết v.v...) Riêng vấn đề bệnh tật của tôi là do tôi luyện sai, điều cấm kỵ là không nên rút tay lên quá eo lưng hoặc ngang eo lưng theo các sách đương thời chỉ dạy, một lời dạy quá mơ hồ tổng quát, đúng ra phải phân lượng huyệt đạo rành mạch mới phải. Tôi vấp phải cấm luật này nên hỏa nhiệt tràn ra ngoài hệ thống riêng biệt của nó, sinh ra bịnh nhiệt hỏa sinh biến. Để chữa trị, tôi phải sử dụng thức cuối cùng của hậu bộ dịch cân kinh, thức nầy có công dụng làm tản tinh lực trong người ra khắp toàn thân, tinh không tụ lại thì không tràn ra ngoài (xuất tinh) mỗi khi bị hỏa nhiệt nấu lỏng và kích thích. Tôi lại phải luyện lại thức thứ nhất thật đúng để kéo các luồng khí đang tán loạn khắp nơi trở về hệ thống cũ. Ngoài ra tôi lại phải ngồi điều khí sổ tức quán theo thiền gia. Trong gần 3 tháng chữa trị, bệnh tôi hoàn toàn bình phục. Lần này tôi lại tu luyện Dịch cân kinh mà không phải lo sợ vì đầy đủ các tài liệu cần thiết. Lúc này tôi đang ở Đà Lạt, nhiều bạn thân ở xa về thăm, chúc mừng tôi, lâu lâu gởi cho tôi một cuốn Nguyệt San Võ thuật, tôi xúc động đọc say sưa như lính tiền đồn đọc báo... Thích phước Điện

Đăng bởi trung02:50

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH CỦA BÁT QUÁI CHƯỞNG

Filled under:


    
Ở Trung Quốc, thậm chí trên toàn thế giới, người ta rất thích tập bài Thái Cực quyền, một trong những nguyên nhân đó là Thái cực quyền có hiệu quả rất tốt đối với việc giữ gìn sức khỏe và trị bệnh.
     Mấy năm gần đây, hiệu quả trị bệnh của Thái Cực quyền đã được nghiên cứu và chứng minh, thế nhưng đặc trưng của Thái Cực quyền trong các cuộc nghiên cứu này không phải là sự ứng dụng của động tác mềm mại và tròn trịa cùng với lực ý thức, mà được quyết định bởi sự vận động toàn thân một cách thích hợp, sự vận động hô hấp sâu… Đặc trưng này cũng phù hợp với Bát Quái chưởng, Bát Quái chưởng có cùng hiệu quả trị bệnh như Thái Cực quyền, ở đây xin được giải hích mấy điều về Bát Quái chưởng.
1.    Hiệu quả trị bệnh bình thường của Bát Quái chưởng.
·       Vì động tác mềm mại tròn trịa, trong khi luyện tập có thể khiến cho cơ bắp của toàn thân đạt đến sự thư thái khiến cho con người có cảm giác nhẹ nhàng, đại não cũng được nghỉ ngơi và yên tĩnh, cho nên có hiệu quả trị liệu đối với thần kinh. Ngoài ra, vì cơ bắp được thư giãn, huyết quản phản xạ cũng chậm lại, cho nên có hiệu quả rất tốt đối với những bệnh hạ huyết áp, cao huyết áp.
·       Vì tất cả mọi động tác đều thực hiện trong trạng thái có sự chỉ đạo của ý thức cao mà không cần dùng lực, do đó trong yên tĩnh đạt được sự tập trung tinh thần, sự hưng phấn đó và có thể kiểm soát, điều chỉnh hệ thống thần kinh một cách hiệu quả, đặc biệt đối với việc giải trừ áp lực.
·       Thuộc loại vận động mang tính toàn thân, do đó mỗi khi tập Bát Quái chưởng thì các cơ bắp và khớp của toàn thân đều được vận dụng, nếu luyện tập lâu dài, có thể khiến cho các khớp được vận động một cách linh hoạt, tính đàn hồi của các dây chằng cũng được cải thiện, đồng thời sức mạnh của cơ bắp cũng được tăng lên.
·       Hô hấp sâu và ổn định, hoàn toàn giống với nội công trong khí công, gần đây ở Trung Quốc người ta cho rằng có thể dùng loại khí công mới để trị liệu, gọi là Hành công, bởi vì phương pháp này là đi bộ để luyện công, nó có hiệu quả hoàn toàn giống như Bát Quái chưởng.
·       Theo cách luyện Thượng Trung Hạ bàn, có thể tiến hành luyện tập ở tư thế cao, cũng có thể tiến hành luyện tập ở tư thế thấp, tùy theo tình trạng của mỗi người mà có thể thay đổi, bất luận già trẻ gái trai mạnh hay yếu đều có thể luyện tập được.
·       Chỉ cần kiên trì luyện tập thì có thể mang lại sự cân bằng và sự hài hòa cho cơ thể.
2.    Ưu điểm của Bát Quái chưởng.
·       So với Thái Cực quyền, thì Bát Quái chưởng có ít hình thức, do đó nhớ dễ dàng, sau khi luyện quen thì có thể tổ hợp lại các bài Bát Quái chưởng đề bồi dưỡng sức sáng tạo.
·       Trái phải đều cân bằng, vừa đi trên vòng tròn, vừa thực hiện các động tác hai bên trái phải, vì không nghiêng vào bên nào, cho nên khiến cho toàn thân được vận động một cách cân bằng.
·       Ngoài việc đi trên vòng tròn, có thể giúp cho mọi người luyện tập sức khỏe, người luyện tập có thể luyện sức mạnh cho chi dưới và xương sống, giữ sức đàn hồi cho xương, phòng chống hiện tượng lão hóa, làm cho đôi chân được mạnh mẽ hơn, phòng ngừa các bệnh người già.
Từ phương pháp thể thao của tiến sĩ Kiều Bản mà nhìn nhận Bát Quái Chưởng:
Tiến sĩ Kiều Bản Kính Tam đã khai sáng ra môn thể thao pháp, gần đây đã đạt được nhiều kỳ thích và được giới y học quan tâm. Trong thể thao pháp, ông ta đã đưa ra bốn phương pháp hoạt động hít thở, ăn uống, vận động thân thể, hoạt động tinh thần, ông ta cho rằng đây là điều kiện tất yếu để con người tồn tại. Nếu những điều kiện này xa rời tự nhiên, cơ thể con người sẽ mất cân bằng.
Khi cơ thể mất cân bằng, người ta sẽ chữa trị bằng cách vận động các bộ phân khác. Ví dụ khi, vận động bằng gót chân và ngón chân sẽ trị liệu chứng căn cơ vai và đâu đầu… hoặc vận động cổ tay, khủy tay, vai, đầu có thể trị liệu chứng mất thăng bằng.
Động tác vặn xoáy trong Bát Quái chưởng là một mắt xích rất quan trọng, khi đổi chưởng, người ta đòi hỏi sự vận động từ khớp gối, eo, khủyu tay, cổ tay, ngón tay, sau khi xoay các bộ phận này, chúng ta mới tiến hành thức tiếp theo. Quá trình này hoàn toàn giống như bài tập thể thao mà tiến sĩ Kiều Bản Kính Tam đã đưa ra. Tác giả đã từng học môn thể thao này từ học trò của ông ta, khi luyện tập đã phát hiện ra rằng phương pháp này có điểm giống với Bát Quái chưởng, gần đây, người bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì, bệnh đau lưng, bệnh thần kinh, ngoại trừ chữa bệnh bằng cách châm cứu và thể thao, người ta cũng luyện tập Bát Quái Chưởng.

(Tác giả: Tùng Điền Long Trí, biên dịch: Hồ Tiến Huân, Bát Quái Chưởng, NXB Thể dục thể thao 2005)

Đăng bởi trung05:23

YẾU LĨNH LUYỆN TẬP BÁT QUÁI CHƯỞNG

Filled under:

1. Thận hạng đề đỉnh, lưu đồn thâu khang.
Cái gọi là thuận hạng chính là cổ và ót (tức phần sau của đầu) phải vươn thẳng tự nhiên. Khi luyện tập, đầu không ngửa ra sau hoặc cúi xuống hay nghiên qua trái, qua phải.
Cái gọi là đề cảnh chính là cằm dưới kéo vào trong, đầu thẳng.
Cái gọi là lưu đồn chính là hạ mông xuống rồi thu vào trong, khi luyện tập mà mông nhấc lên thì không ổn.
Cái gọi là thâu khang chính là cơ ở vùng hậu môn phải thu vào chứ không thể thả lỏng.
2. Tùng kiên trầm trửu, thực phúc thưởng hung.
Cái gọi là tùng kiên chính là hai vai phải buông xuống khi luyện tập vai không được nhô lên. Trầm trửu là khủyu tay phải giữ trạng thái trầm xuống. khi luyện tập phải cong như hình bán nguyệt.
Bụng là nơi chứa khí, cái gọi là thực phúc chính là khi luyện tập phải hít sâu hơi vào trong bụng, khi bụng đầy khí thì sẽ có trạng thái khí trầm đơn điền, nội thả cổ thương.
Thưởng hung chính là thả lỏng phần ngực, phần ngực ảnh hưởng đến tim, vì vậy cũng ảnh hưởng đến sự lưu thông máu huyết. Do đó phải thả lỏng ngực ra.
3. Cổn toàn tranh lý, kỳ chính tương sinh.
Ở đây muốn nói đến sự thay đổi của kình lực khi luyện tập, cái gọi là cổn tức là động tác xoáy rút về của cổ tay, toàn tức là cổ tay rút về thật nhanh, khi đó tay từ phía trước mặt được rút xoáy về theo hình trôn ốc. Tranh tức là cổ tay mở ra ngoài, lý tức là cổ tay ôm vào trong, mục đích của bốn đọng tác này là mượn sự rút về để sinh ra lực.
Ví như lấy động tác cổn có hình tròn mà nói, nếu xỉa về phía trước thôi thì không có lực, kình lực của cổn chỉ có thể giữ được lực lớn nhất khi kình lực ở phía trước và phía sau nảy sinh ra mâu thuẫn. Vì vậy khi luyện tập cổn phải mang theo toàn, động tác xoay chuyển theo hình tròn phải là động tác theo hình trôn ốc, tranh và lý cũng như thế.
Chỉ có hai cổ tay và hai khuỷu tay ôm nhau cũng không đủ, ta cần phải sử dụng kình lý, nhưng kình lý là kình thu vào trong, không có kình phóng ra ngoài, giả sử trong kình lý mà mang theo kình tranh, sẽ có sự đối kháng giữa rút vào và mở ra, lúc đó cái gọi là mâu thuẫn giữa kình lực với nhau sẽ nảy sinh.
Hai chữ kỳ chính nói lên sự mâu thuẫn giữa hai sự vật khác tích chất. Kỳ chính tương sinh có thể nói thành “nảy sinh mâu thuẫn”.
Tất cả kình lực của Bát Quái Chưởng đều được phát huy do bốn loạn lực cổn, toàn, tranh, lý đối kháng nhau (chú thích: mỗi danh sự đều có cách giải thích khác nhau về bốn loại kình lực này).
4. Long hình hầu tướng, hổ tọa ưng phiên.
Ở đây muốn nói về sự thay đổi của thân hình, thân pháp và bộ phái khi luyện tập, một trong những đặc điểm của động tác Bát Quái Chưởng chính là tẩu (đi), bộ hình theo hình tròn này phải được đi tự nhiên như du long. Một trong những đặc điểm là thị (nhìn), trong Bát Quái Chưởng, khi di chuyển bộ pháp, khi thay đổi tay, hoặc khi xoay người cần phải chú ý nhìn hai tay. Có câu thủ nhãn tương tùy (tay đến đâu thì mắt đến đó), nhãn ở đây chính là nhìn,nó thể hiện sự vận động của tinh thần. Tinh thần ở đây cần phải cảnh giác giống như loài khỉ đang ôm vật mà sợ người ta giật, sự nhìn ở đây được thể hiện qua đôi mắt.
Đặc điểm thứ ba của Bát Quái Chưởng là tọa (ngồi), khi xoay người, hai chân phải như ngồi xuống, tuyệt đối không nên đứng thẳng, khi xoay người hoặc đổi chưởng, cũng thường có động tác tọa trang, động tác ngồi xổm này và thoái pháp cũng phải mạnh mẽ có lực như hổ ngồi.
Đặc điểm thứ tư trong Bát Quái Chưởng là phiên, cái gọi là phiên tức là động tác xoay người. Khi xoay người cần phải lanh lẹ như chim ứng đang chao liệng trên không trung.
5. Ninh toàn tẩu chuyển, đăng cước ma kinh.
Cái gọi là ninh toàn tẩu chuyển chính là khi di chuyển cần phải vặn eo, vặn khủyu tay, vặn tay, vặn cổ để sinh ra lực vặn.
Đăng cước ma kinh tức là khi tiến về phía trước chân đi phía trước phải bước nhẹ, còn chân đi phía sau phải đạp mạnh theo chân phía trước. Chân phía trước không nên đi quá sớm hoặc bước quá lớn.
6. Khúc thoái thượng nên, túc tâm hàm không.
Cái gọi là khúc thoái có nghĩa là khi bước đi hai chân phải ở trạng thái cong thích hợp, lực của thân người dồn vào hai chân, thượng ni tức là khi hai chân bước về phía trước không nên giơ quá cao, phải gióng như lê bước trong bùn.
Túc tâm hàm không có nghĩa là khi bước đi mũi chân và gót chân đồng thời hạ xuống đất, năm ngón chân phải như bấu xuống đất, như thế lòng bàn chân sẽ có trạng thái rỗng.
7. Khởi bình lạc khấu, liên hoàn tung hoành.
Cái gọi là khởi bình chính là chân dù cho bước cao cũng phải túc tâm hàm không, tức là mặt bàn chân phải nằm ngang. Còn khi hạ bước xuống thì ngón chân phải bấu xuống đất.
Liên hoàn là liên miên không dứt, ý thức không dứt, kình lực không tuyệt, động tác không ngừng.
8. Yêu như trụ lập, thủ dĩ luân hành.
Khi rèn luyện Bát Quái Chưởng cần phải lấy eo làm trụ, khi động tay trước tiên phải động thân, khi động thân trước tiên phải động eo, eo dẫn dắt tất cả mọi hành động, khi thay chưởng thì cổ tay phải hoạt động như hình tròn, bởi vì động tác của hình tròn tương đối nhanh nhẹn, ngoài ra cũng có tác dụng giữ cho động tác được liền mạch.
9. Chỉ phân chưởng ao, bài lạc bình kiên.
Cái gọi là chỉ phân chính là năm ngón tay mở ra, không khép vào với nhau, ao chưởng chính là lòng bàn tay phải khum lại thành hình lõm. Bài lặc có nghĩa là khi di chuyển hai cổ tay phải hoạt động theo hình tròn, không được đẩy về phía trước, còn bình kiên có nghĩa là hai vai chuyển ngang hoặc khi xoay người đổi chưởng thì phải giữ cho thăng bằng, không được bên cao bên thấp.
10. Trang như sơn nhạc, bộ tự thủy trung.
Cái gọi là trang chính là động tác mang tính ngừng, trang bộ trong Bát Quái Chưởng phải vững như núi, không thể có động tác mạnh như đẩy núi, bộ là ý muốn nói động tác mang tính động, thượng nên bộ trong Bát Quái Chưởng là một loại bộ pháp trong nặng có nhẹ.
Phương pháp luyện tập Bát Quái Chưởng không nặng nề cũng không nhẹ nhàng.
11. Hỏa thượng thủy hạ, thủy trọng hỏa khinh.
Trong thuyết âm dương ngũ hành, hỏa thuộc tâm, thủy thuộc thận, tâm hỏa thân thủy. Ở phía trước có nói đến thực phức thưởng hung chính là tâm phải trống rổng, mà phúc phải thật đầy đặn.
12. Ý như phiêu kỳ, hựu tự điểm đăng.
Vào thời cổ, khi luyện binh, để ra lệnh cho binh lính thay đổi trận pháp người ta dùng cờ và lửa. Còn trong vận động của Bát Quái Chưởng cũng do ý thức dẫn dắt cho động tác.
13. Phúc nải khí căng, khí tự vân hành.
Như phía trước đã nói, bụng là nơi chứa khí, khi rèn luyện trước tiên phải hít sâu khí vào bụng.
Như hít mạnh hay hít nhẹ? Trong Bát Quái Chưởng, khí vận hành có nghĩa là hít nhẹ như mây bay trên bầu trời chứ không phải hít mạnh.
14. Ý động sinh tuệ, khí hành bách khổng.
Ý động sinh tuệ có nghĩa là động tác của Bát Quái Chưởng cũng gióng như “ý như phiêu kỳ hựu tự điểm đăng” mà phía trước đã nói, động tác có ý thức sẽ rèn luyện được sự nhanh nhạy.
Còn khí hành bách khổng có nghĩa là việc hô hấp sâu trong Bát Quái Chưởng sẽ giúp cho khí đi đến các bộ phận cần thiết.
15. Triển phóng thu khẩn, động tĩnh viên tranh.
Cái gọi là “triển phóng thu khẩn” là ý muốn nói đến sự khai hợp của tư thế. Tư thế khai là phải mở ra một cách tự nhiên, còn tư thế hợp là phải thu vào chắc chắn. Còn “động tĩnh viên tranh” có nghĩa là trong động phải có tĩnh, trong tĩnh phải có động. Cực điểm của động phải là phát nguyên của tĩnh, cực điểm của tĩnh là phát nguyên của động. Như thế động và tĩnh mới có thể tuần hoàn.
16. Thần khí ý lực, hợp nhất tập trung.
Tinh thần, khí công, ý thức, lực là phía trước đã nói không phải được tập luyện tách rời với nhau mà phải hợp nhất tập trung, nếu không thể hợp nhất tập trung thì các động tác sẽ không nhất quán với nhau, không thể hợp nhất tay chân thì không thể nào hành động được.
Cái gọi là hợp nhất chính là “tay chân tương hợp, vai hông tương hợp, khuỷu gối tương hợp, thần khí tương hợp, khí lực tương hợp, trong ngoài tương hợp”.
Còn tập trung tức là lục hợp phải thống nhất, điều hòa tạo thành một thể hoàn chỉnh.
17. Bát chưởng chân lý, cụ tại thử trung.
Nếu có thể hoàn toàn nắm được phương pháp rèn luyện Bát Quái Chưởng như đã nói ở trước và vận dụng phương pháp này, như thế có thể nắm được kỹ thuật của Bát Quái Chưởng.
Những yếu lĩnh đã trình bày ở trên được dùng chung cho tất cả các động tác, cần phải hiểu và ứng dụng trong khi luyện tập các động tác.
 

(trích: Tùng Điền Long Trí - dịch: Hồ Tiến Huân, Bát Quái Chưởng, NXB Thể Dục Thể Thao, 2005.)

Đăng bởi trung04:56