Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Chữa rắn cắn bằng thuốc nam

Filled under:

ST


Khi bị rắn cắn, cần nhanh chóng ga rô trên vết cắn 2cm (1 giờ lới ga rô 5p’; không để ga rô quá 3 giờ) và vệ sinh chỗ rắn cắn, dùng dao con đã khử trùng nhẹ nhàng cạo kỹ, cạo đi cạo lại chỗ cắn, khi cạo ấn nhẹ dao, nắm bóp để các răng lòi ra hết, chỗ cắn dỉ máu ra càng tốt nếu máu không ra thì nhẹ nhàng khêu vào chỗ vết răng cắn ấy cho rỉ máu ra, sau đó có thể dùng 1 quả chứng gà đập đầu to (không để chứng vỡ), lấy con dao nhẹ nhàng bỏ vỏ và vỏ mềm ở đó đi, to nhỏ tùy theo vết răng cắn, lỗ thủng phải tròn đều và nhẵn khi úp vào chỗ cắn không đau, không bị chảy mất nước trứng, úp vào chỗ cắn giữ trứng ở đấy khoảng 15 phút hoặc lâu hơn cũng được, bỏ quả chứng ấy đi, rửa sạch chỗ rắn cắn lại nặn bóp cho máu rỉ ra rồi lại úp quả chứng khác như thế, thường úp 3 đến 5 quả là hết độc.

Kết hợp với uống thuốc cơ thể dùng 1 trong 10 bài thuốc nam sau:

Bài 1: lấy khoảng 20 gam rau răm, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp vào chỗ rắn cắn.

Bài 2: Lá lưỡi liềm 1 nắm, rễ cỏ may 1 nắm, giã nát vắt lấy nước uống, sau 30p’ cho uống và đắp như vậy một lần nữa.

Bài 3: Cây kim vàng 30g giã mịn, phèn chua 6g chộn đều lọc nước uống, bã đắp vào vết thương. Cứ 30 phút cho uống thêm một lần. Sau 2 giờ cho uống tiếp 1 lần, thường uống 2 – 3 ngày là ổn.

Bài 4: Cây rau ngổ tươi rửa sạch 1 nắm giã nát vắt nước bôi vết thương, sau lấy bã đắp lên vết thương.

Bài 5: Cây cọng tôm, cây cỏ giác, cây dưa chuột trời, lá ớt cay, là sắn dây, lá cây vòng lồ, cây chân vịt, lá cây bồ cu vẽ. Tất cả giã trắt lấy nước uống, hoặc sắc uống, uống càng nhiều giải độc càng nhanh.

Bài 6: Cây lá phèn đen rửa sạch, giã nhỏ vắt nước cho bệnh nhân uống, bã đắp vào vết rắn cắn băng lại. ngày làm 2 lần.

Bài 7: Cỏ chỉ thiên 2 phần, lá xuyên tiêu 2 phần, lá găng có gai 1 phần rửa sạch, sấy khô, tán bột cho vào lọ dùng dần khi bị rắn cắn dùng 20 – 30g bột hòa với nước sôi nóng cho bệnh nhân uống; trộn bột thuốc với nước nóng làm thành dịch dẻo đắp vào vết rắn cắn băng lại ngày uống đắp 2 -3 lần.

Bài 8: Lá cây lưỡi rắn 100 – 150g, thuốc nào 1 điếu, 2 thứ giã nát thêm một bát nước vào đun sôi để nguội vắt nước uống, bã đắp lên vết cắn, ngày làm 2 – 3 lần.

Bài 9: Lá cây bồ cu vẽ tươi 50g giã nhỏ thêm ít nước vắt lấy nước uống với nước muối hùng hoàng. Bã đắp lên vết cắn.

Bài 10: Cây lưỡi rắn 50g, lá phèn đen 40g, lá găng có gai 30g lá rau rắm 20g, rễ cây cúc áo 20g, sao vàng hạ thổ, cho 3 bát nước sắc còn 1 bát, chia 4 lần uống trong ngày, uống liền 4 đến 5 ngày.


                                     TTƯT BSCK II Nguyễn Hồng Siêm

Đăng bởi trung16:19

Bài thuốc chữa rắn cắn hiệu quả cực nhanh chỉ từ cây dại dễ kiếm

Filled under:

Dù không một tấm biển quảng cáo nhưng khi đến xã Thọ Lâm (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), hỏi ông Tuấn chuyên chữa rắn cắn bằng lá cây cỏ dại thì ai cũng biết.

Với phương pháp giã lá cây thuốc bí truyền vắt lấy nước uống 1 lần sau 10 phút là có thể vô hiệu hoá tác hại của nọc rắn, ông Tuấn được biết đến là người “khắc tinh” của các loại rắn độc.
Bài thuốc quý từ cây, cỏ dại
Dịp tình cờ trở lại huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) công tác, chúng tôi được nghe người dân rỉ tai râm ran những câu chuyện về tài chữa rắn độc cắn thần kỳ của ông An Văn Tuấn (74 tuổi). Ở xứ Thanh, người ta thậm chí chẳng ngần ngại gọi lão nông đã qua tuổi gần đất, xa trời này bằng biệt danh “vua” trị rắn độc nhờ sở hữu bài thuốc Nam đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.
Để hiểu rõ thực hư, chúng tôi cất công lặn lội về tận thôn Tân Phúc, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân để tìm vị “vua” rắn độc này.
Phải mất nhiều lần hỏi thăm đường, PV mới tìm đến được làng nơi ông sinh sống. Ông Tuấn nay đã bước sang cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng trông dáng vóc vẫn còn quắc thước, nhanh nhẹn lắm. Đang lúi húi bên vườn cây thuốc trước nhà, thấy có khách tới, ông Tuấn bỏ dở công việc cuốc đất, hồ hởi pha trà mời chúng tôi.
Vừa nhấp chén trà đặc, thơm nóng, ông bắt đầu kể cho PV những câu chuyện về cái nghề của mình: “Bài thuốc cứu giúp những người bị rắn độc cắn thoát khỏi tử thần là do một người dân tộc Mường ở Tây Bắc truyền lại cho tôi trong một lần ghé thăm nhà”.
Bài thuốc chữa rắn cắn hiệu quả cực nhanh chỉ từ cây dại dễ kiếm.
Ông An Văn Tuấn – khắc tinh của các loài rắn độc.
Ông Tuấn kể lại, lúc bấy giờ vào năm 1974, ông đang là bộ đội trên vùng Tây Bắc. Có lần đồng đội tôi bị rắn xanh cắn dẫn đến tử vong vì không có thuốc thang và được cứu kịp thời. Xuất phát từ nguyên nhân đó, ông Tuấn đã quyết tâm tìm hiểu các loại cây cỏ dại trong rừng để hy vọng có thể tìm ra một loại thuốc chữa cho những người bị rắn cắn.
Cơ duyên cũng đã đến với ông trong một lần đơn vị được lệnh di chuyển lên phía bắc vùng Tây Bắc. Tối hôm đó, giữa lúc đang trò chuyện tại một nhà người dân trong bản, ông được một người thầy trong bản tên Krong đồng ý dạy cách chữa trị độc rắn bằng lá cây cỏ trong rừng.
Ngay sáng hôm sau, ông Tuấn theo thầy vào rừng nhìn mặt cây thuốc. Sau lần đó, ông ghi chép tất cả những gì được thầy dạy và những cây thuốc vào sách vở để khỏi quên. “Khi mới bắt đầu đi tìm cây thuốc, tôi cũng thấy khó khăn lắm. Giữa rừng đủ các loại cây, việc phân biệt cây thuốc với những cây khác rất khó khăn. Nếu lấy nhầm, thì thuốc sẽ không có tác dụng mà ngược lại nó còn gây hại cho người uống”, ông Tuấn tâm sự.
Sau này, ông tiếp tục đi khắp nơi để tìm hiểu các loại rắn độc cũng như các loại cây thuốc quý để từ đó có những bài thuốc chữa trị tốt nhất. Không ngại ngần chia sẻ những kinh nghiệm cũng như các bài thuốc chữa bệnh, “vua” khắc tinh rắn độc cho biết: “Bài thuốc chữa rắn cắn rất đơn giản, chỉ là những lá cây cỏ dại trong đời sống hàng ngày mà chúng ta cũng có thể bắt gặp như: Lá cây nghể rong, cây phèn đen, lá cây kim hoàng, lá bồ ngót…”. Ông đem trộn lẫn lộn các vị với nhau rồi giã ra lấy nước để uống. Những cây thuốc này nhìn bề ngoài không khác gì những cây thường, nhưng lại có công hiệu đặc biệt với mọi loại rắn độc.
Tùy vào trường hợp bị rắn gì cắn, thời gian bị cắn, ông Tuấn chế những liều lượng khác nhau cho bệnh nhân uống. Uống thuốc xong, ông luôn dặn dò rất cẩn thận về các trạng thái mà người bị rắn cắn có thể sẽ gặp như tức ngực, khó thở hay nôn mửa. Thông thường đối với bài thuốc trị rắn độc cắn, ông chỉ cho uống duy nhất 1 lần và sau 10 phút là bệnh nhân khỏi hoàn toàn.
Tác dụng cực nhanh
Nói chuyện về hành trình gần 30 năm chữa bệnh cứu người, ông Tuấn cho biết: “Khi người bệnh đến, tôi chỉ cần nhìn vào vết cắn là có thể đã xác định được đó là loại rắn nào. Như rắn khô mộc sau khi cắn thường có tấm đỏ xuất hiện nơi chân lông. Rắn hổ mang cắn thì toàn bộ cơ thể nóng ran lên, hoại tử, vết thương phù nề. Rắn lục cắn chỗ nào bị thâm chỗ đó và làm cho máu đông lại nhanh chóng và rất nguy hiểm, còn rắn cạp nia cắn thì không gây đau đớn nên nhiều người tử vong vì chủ quan.
Phương thuốc chữa bệnh của ông Tuấn là tổng hợp của các loại lá. Nhiều cây thuốc ông trồng được trong vườn những cũng nhiêu vị phải đi lấy trên đồi núi. Mỗi một loại cây thì lấy khoảng 4 đến 5 lá, giã nhỏ rồi lấy nước cho bệnh nhân uống ngay. Nếu người nào không há được miệng thì phải cạy miệng ra hoặc dùng ống đổ thuốc vào kịp thời.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo sau khi uống thuốc xong, bệnh nhân phải cấm kỵ việc ăn trứng gà vì nếu sau khi uống thuốc rồi mà ăn trứng thì nọc độc theo đó lại xâm nhập trở lại vào hồng cầu và nó lại phát tác các triệu chứng gây nguy hiểm tới tính mạng. Nói về cuộc đời chữa độc rắn cắn, ông Tuấn cho biết: “Gần 30 năm nay, tôi đã chữa khỏi cho hàng ngàn người bị rắn độc cắn. Những người tìm đến chưa bao giờ tôi phải bó tay. Có trường hợp khi đến trong tình trạng tê liệt toàn thân những sau đó đã lành lặn hoàn toàn”.
Trong mấy chục năm chữa bệnh cứu người, ông vẫn còn nhớ như in họ tên, tuổi, triệu chứng của những ca nặng. Gần đây nhất vào năm 2012, anh Đoàn Văn Quang, trú tại thôn Đăng Lâu, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân, Thanh Hóa) bị rắn khô mộc cắn trong lúc đang chặt củi trên đồi. Do cũng biết một số loại thuốc lá nên anh Quang đã tự mình hái thuốc chữa. Ban đầu thấy dấu hiệu bệnh có vẻ thuyên giảm nên chủ quan dừng uống thuốc.
Sau một thời gian thấy chỗ vết rắn cắn ngày càng thâm đen, phù nề, có dấu hiệu hoại tử. Đang trong lúc tình trạng nguy kịch thì anh được mọi người mách tìm đến ông Tuấn. Khi đến nơi, khắp người anh Quang đã bị nổi mẩn đỏ, cơ thể không còn sức cử động. Tuy nhiên, chỉ sau một chén thuốc của ông Tuấn, anh Quang đã cử động được, các nốt đỏ trên người dần biến mất.
Trường hợp khác là anh Bùi Văn Thành ở Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa lên đồi chặt cây để chuẩn bị trồng keo, bạch đàn bị một con rắn lục xanh cắn vào cổ chân. Hai tiếng sau, toàn thân bị phù nề, khó thở và có biểu hiện co giật mạnh. Hoảng hốt gia đình đưa anh lên đến nhà ông Tuấn. Sau khi được uống thuốc, anh Thành đã thoát chết trong gang tấc.
Không chỉ có tiếng tại vùng mà người dân nơi khác cũng đã tìm đến ông cầu cứu mạng sống. Đó là trường hợp chị Nguyễn Thị Vân, ở Nga Sơn, Thanh Hóa lặn lội đến ông vì bị rắn cạp nia cắn, làm cho toàn cánh tay thâm tím, phù nề. Vì đường xa nên khi đến nơi thì chị Vân đang trong tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc 10 phút, cánh tay dần dần hết thâm, cơ thể linh hoạt trở lại.
Dù có được bài thuốc bí truyền nhưng ông Tuấn lại không sử dụng bài thuốc này để làm kế mưu sinh, mà hàng ngày vợ chồng ông vẫn cày cấy, làm nông nghiệp để nuôi con cái. Khi nào có người bị rắn cắn, cần đến thuốc giải là ông sẵn sàng giúp đỡ.
Chuyện ông Tuấn chữa độc rắn đã được chứng minh.
Nói về bài thuốc khắc tinh của các loài rắn độc, ông Hoàng Văn Hải, Trưởng thôn Tân Phúc, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân - Thanh Hóa) cho biết: “Việc ông Tuấn dùng lá cây để chữa khỏi rắn độc cắn cho người dân đã được biết đến từ lâu. Chúng tôi không biết ông dùng những thứ lá gì để chữa bệnh. Nhưng thực tế, ông đã chữa khỏi cho rất nhiều người trong và cả ngoài huyện. Nên bà con hàng xóm rất quý mến và gọi ông với cái tên thân mật là khắc tinh của loài rắn độc”.

Đăng bởi trung16:16

Vài nét cơ bản về thiền


Thiển (mediatation) là một phượng cách rèn luyện tâm thần nhằm giúp con người thoát khỏi tình trạng ‘suy tư” để đạt tới một trạng thái thư dãn hoàn toàn.
Có nhiểu cách thiền khác nhau (*), nhưng trọng tâm vẫn là tập trung tư tưởng và giúp cho trí óc đươc an bình. Khi tập thiền lâu dài, bạn sẽ nhận thấy là bạn có thể  thiền bất cứ nơi nào  và vào bất cứ lúc nào, có thể giữ được nội tâm  yên tĩnh dù có bất cứ  điều gì xẩy ra xung quanh bạn.
Nhưng muốn thiền thì trước tiên  bạn phải làm sao thuần hoá đươc trí óc của bạn
1-Thu xếp thời gian                                                                                           
Bạn hãy dành đủ thời gian để thiền mỗi ngày vi tập đều mới có kết quả tốt
v     có người cho là thiền chừng năm phút  mỗi ngày là đủ  nhưng cũng có người thích thiền lâu hơn
v     có người muốn thiền vào buổi sáng, có người  muốn giải tỏa trí óc  vào cuối ngày, nhưng cũng có người lại muốn nương náu trong thiển vào  iữa ngày bận rộn.  Tuy vậy thời điểm thiền dễ nhất là vào  buổi sáng khi cơ thề chưa bị mệt mỏi vì  các sự cố trong ngày và trí óc hãy còn  thảnh  thơi
v     không nên thiền ngay sau bữa ăn hoặc khi đang cảm thấy đói bụng vì hệ   tiêu hóa của cơ thể  rất có thể làm bạn mất hứng thú.


2- Tìm kiếm hoặc tạo một môi trường yên tĩnh thư dãn                                     
Điều đặc biệt quan trọng là khi bắt đầu thiền bạn phải tránh tất cả những gì gây trở ngại  cho sự chú tâm (attention). Bạn hãy tắt máy truyền hình, ngắt điện thoại, tháo các thiết bị gây ồn ào. Nếu vặn nhạc, bạn phải chọn loại nhạc êm dịu  lập đi lập lại để bạn không mất tập trung. Thiền ngoài trời cũng đươc nhưng bạn phải chọn nơi ở xa đường phố ổn ào nhộn phịp hoặc những ngưồn gây tiếng động lớn.
3- Ngổi  thiền trên mặt đất bẳng phng 

Bạn có thể ngồi trên gối nệm nếu ngổi trên mặt  đất bạn cảm thấy không thoải mái.




Bạn không phải bắt chéo chân như ngồi tọa sen hoặc có một vị thế ngồi bất bình thường nào. Điều quan trọng là bạn phải giữ lưng cho thẳng để giúp cho sự hít thở sẽ chỉ dẫn sau
v     Bạn cũng có thể ngổi trên ghế để thiền., nhưng phải nhớ giữ lưng cho thẳng.(dù là tựa lưng vào ghế hay không). Hai bàn chân của bạn phải bám chặt với mặt đất
v     Dù trong khi thư dãn bạn đang ở bất cứ vị thế nào, lưng của bạn cũng vẫn có thể giữ cho thẳng ngay cả khi bạn ở vị thế nằm, nhưng bạn đừng quá thư dãn đến nỗi ngủ thiếp đi.

4- Hé mở mắt nhưng không chú mục vào bất cứ cái gì  
                               
Nếu điều này làm bạn lãng trí hay khó khăn đối với bạn thì bạn có thể nhắm mắt lại hoăc tìm một cái gì không thay đổi --như một ngọn nến nhỏ chẳng hạn-- để tập trung chú ý vào

5- Thở cho sâu và chậm, bằng bụng thay vỉ bằng ngực.

Bạn phải cảm thấy bụng đưa lên xẹp xuống (**) trong khi lồng ngực tương đối bất động. Hơi thở giúp bạn thư dãn nếu khi thở vào bạn đếm tới ba và thở ra đếm tới sáu, và lập đi lập lại như vậy trong vòng từ 15 đến 20 phút. Thở như vậy,     không khí dùng rồi sẽ  bị thải ra khỏi cơ thể, máu nhận đươc nhiều oxigen, nhịp tim sẽ chậm lại và áp huyết sẽ giảm  Có nhiều bệnh nhân  áp huyết giảm tới 50 điểm cho nên có thể  giảm hoặc bỏ hẳn thuốc cao huyết áp. Bạn cẩn tập thở đểu đặn mỗi ngày

6- Thư dãn từng cơ bắp
 
Bạn không nên vội, vì  muốn hoàn toàn thư dãn phải cẩn thời  gian. Bạn  cứ tâp thư dãn dẩn dần, bắt đẩu tù đẩu ngón chân, để rồi cuối cùng  lên tới đầu và mọi  căng thẳng tiêu tan hết

7- Tập trung vào sư chú ý

Chắc bạn đã để ý thấy là đẩu óc bạn  hay suy nghĩ lan man, nhảy từ tư tưởng nọ sang tư tưởng kia ,  có những nhận xét vể những điều khác nữa. Bạn hãy hướng nhẹ nhàng sự chú ý của bạn vào một điểm đơn giản  cho tới khi nó ở lại  tại đó một cách tự nhiên. Mục đích là làm cho đầu óc dần dần hết suy nghĩ lan man và tìm một “cái neo” để ổn định trí óc.
v     Bạn hãy để sự chú ý của bạn buông theo nhịp thở.Bạn hãy lắng nghe, theo dõi hơi thở nhưng đừng suy xét gì hết
v     Để khắc phục những tiếng “thì thầm” trong óc  ban hãy đọc một câu “chú” với nhip đều đặn như chữ “nam mô” chẳng hạn. Bạn có thể đọc thành tiếng hoặc nhẩm trong đầu.  Những người mới ngối thiền có thể thấy đếm nhip thở của mình dễ dàng hơn tức là  đếm nhịp thở từ 1 đến 10 rồi bắt đâu lại từ 1 và cứ như thế mãi)
v     Để chặn không cho những hình ảnh xen vào tư tưởng của bạn, bạn hãy  hình dung ra một nơi nào đem lại sự yên tĩnh cho bạn. Đây có thể là một nơi chốn có thực hoặc tưởng tượng. Thí dụ bạn có thể tưởng tượng mình  đang đứng trên một  thang lầu dẫn tới một nơi hết sức bình an, rồi bạn hãy  đếm từng  bước thang cho tới khi bạn cảm thấy bình tâm và thư dãn




v     Đối với một số người , sự tập trung  chú ý vào một điểm hay một vật lại có tác dụng ngược với điểu mà chúng ta chờ đợi ở thiển bởi vì nó đưa chúng ta trở vể  cuộc sống với những nỗ lực, chú ý, tập trung và căng thẳng. Trong trường hợp này, nhiểu chuyên gia  cho rẳng đừng nên chú trong vào sư tập trung chú ý vào một điểm hay một vật mà lại nên tìm cách đạt tới “trạng thái trống không” ( state of zero), tức là không còn chú ý và suy nghĩ về bất cứ điều gì hết ..




8-  Giữ  cho trí óc yên lặng

Một khi bạn đã rèn luyện được trí óc để chỉ chú tâm vào một điều, thì  giai đoan kế tiếp  là làm sao cho trí óc không còn tập trung vào bất cứ cái gì, chủ yếu là   “giải tỏa sạch sẽ trí óc” . Đây là một thử thách cam go nhưng cũng là đỉnh  cao của thiền. Sau khi đã chú tâm vào một điểm duy nhất như nói ở giai đoan trên, bạn có thể  hoặc xóa bỏ điểm ấy  hoặc nhìn điểm ấy một cách khách quan và  làm cho nó chợt hiện chợt biến mà không quan tâm nó là xấu hay tốt. Bạn hãy làm như vậy cho bất cứ ý tường gì  đến với bạn cho tới khi  đạt đươc sự “im lặng” trường tồn.
Ghi chú
(*) Cách cách thiền khác nhau
1- Tâp trung vào hơi thở của chính  mình. Đây là cách thiền đơn giản nhất và có thể là thông thường nhất
2- Niệm chú  Lập đi lập lại một từ nào đó. Tác giả cuốn The Relaxation Response để nghị niệm con số “một” (one) mỗi lần thở ra
3- Cầu nguyện  Đây là cách giao cảm với đấng Tối cao tạo nên vạn vật để xưng tụng công đức, dâng lời khấu tạ, cẩu xin che chở…
4- Tập trung sự chú ý vào một giác quan Chẳng hạn như chỉ chú ý vào những gì nghe thấy hoặc vào những gì cảm thấy
5- Hình dung  sự vật trong trí óc (visualization). Chặng hạn như tưởng tượng bản thân mình thoát  ra khỏi cơ thể vật chất
6-Thiền trong khi đi  Chú tâm vào tiến trình bước đi từng bước
(**)  Cơ bản vể sự thở bằng bụng
1- Giữ tư thế thích hợp
v     nẳm ngửa, đầu gối gập lại
v     ngổi thẳng lưng trên ghế , đủ xa về phiá trước để cho bộ phận sinh dục ở ngoài ghế
v     đứng ở thế tự nhiên, chân hướng về phiá trước và ở ngay phiá dưới vai, tay buông thõng hai bên người
2- thư dãn cơ thể
3- thư dãn từ từ
4- chú tâm vào phẩn bụng dưới, gạt bỏ các suy nghĩ ra khỏi đầu
5- đừng tập trung sự chú ý vào bất cứ điều gì
6- đặt  gan một  bàn tay lên bụng khoảng một inch dưới rốn, và gan bàn tay kia ở vùng xương ức
7- thở ra đằng mồm và  thóp nhe nhàng bung vào
8- hít vào đằng mũi và phình bụng ra, chú trọng vào phía bụng dưới
9- giữ cho lổng ngực tương đối bất động
10-cứ thế tiếp tục tới bao nhiêu lần cũng đươc. Lúc bắt đầu nên tập thở chín lần
                                                      ( How to meditate-Wikihow)

Đăng bởi trung05:04

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Một sự thật khác về trận hải chiến Hoàng Sa 39 năm trước

Filled under:

ST
Lê Văn Thự
(Trích báo Thời Luận – Los Angeles – 3/2004)
Từ ngày trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra đến nay, tôi vẫn giữ im lặng, không viết ra những điều mắt thấy tai nghe những gì xẩy ra trong trận chiến, vì nghĩ rằng trận chiến Hoàng Sa là một thất bại vì đã không giữ được đảo Hoàng Sa. So với những chiến tích lẫy lừng của tiền nhân trong lịch sử thì chúng tôi đã không làm nên được tích sự gì, vì vậy tôi cảm thấy hổ thẹn khi phải viết ra.
Nhưng nay đã có nhiều người viết về trận Hoàng Sa, trong đó có Hải quân Đại tá Hà Văn Ngạc là người chỉ huy trận chiến, và Trung úy Hải quân Đào Dân thuộc HQ-16. Nay lại có thêm Hải quân Trung tá Vũ Hữu San, hạm trưởng HQ-4 viết một cuốn sách nói về trận chiến Hoàng Sa. Trong các bài viết cũng như cuốn sách đó, mỗi người nói một cách, không ai giống ai. Nếu ai chỉ đọc một bài thôi thì có thể tin đó là thật, nhưng nếu người đọc tinh ý thì vẫn có thể tìm thấy một vài chi tiết chứng tỏ người viết thiếu thành thật hay nói vu vơ phô trương nhiều hơn những gì cần nói. Còn nếu đọc hết tất cả các bài viết thì sẽ thấy người nói hươu kẻ nói vượn, chẳng biết tin ai. Người đọc sẽ đánh giá thấp Hải quân Việt Nam cộng hòa và sẽ thắc mắc không biết trận chiến Hoàng Sa thật sự như thế nào.
Chính vì lý do này mà tôi phải lên tiếng. Tôi biết trong Hải Quân có một số người biết sự thật, nhưng ai nói sai họ vẫn mặc kệ, miễn người viết đề cao Hải Quân, còn nói thật thì họ cho là làm mất mặt Hải Quân. Vì vậy khi viết bài này, tôi biết trước là sẽ có nhiều người bất mãn vì bài viết của tôi, không những bất mãn mà tệ hơn, còn lên án tôi là kẻ bêu xấu Hải Quân, nhưng tôi vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho những người đã chết trong trận Hoàng Sa.
Tôi cũng xin độc giả hiểu cho rằng trong các quân binh chủng, hàng tướng tá, úy, hạ sĩ quan hay trong bất cứ tập thể nào cũng có người tốt kẻ xấu, người có trình độ cao kẻ trình độ thấp, do đó xin qúi vị không nên vơ đũa cả nắm. Hơn nữa bây giờ ra hải ngoại rồi, chúng ta phải nhìn nhận sự thật Việt Nam cộng hòa sụp đổ chính vì cấp lãnh đạo và những người có trách nhiệm chứ đừng đổ lỗi cho đồng minh phản bội để chối tội.
Trước khi vào bài, tôi xin nêu lên vài ý kiến về bài viết của Trung Úy Đào Dân vì ông ta cùng ở trên HQ-16 với tôi. Những gì xẩy ra trên HQ-16, Trung úy Dân viết có thể đúng nhưng chưa chắc đã thấy hết mọi chuyện xẩy ra trên HQ-16 vì ông chỉ ở một vị trí nào đó trên chiến hạm chứ không thể có mặt ở trên khắp mọi nơi, ngoài ra ông còn phải lo làm phận sự của ông chứ không thể ngồi không mà quan sát trận chiến.
Những gì ông viết về HQ-4, HQ-5 và HQ-10 là hoàn toàn không đúng sự thật. Chính tôi là người chỉ huy HQ-16 mà cũng không biết những hoạt động của HQ 4, HQ-5 làm sao ông Dân biết được ?
Tôi nghĩ là ông Dân muốn viết về trận chiến Hoàng Sa mà ông có tham dự, nhưng khi muốn viết cho đầy đủ, ông phải nói đến các chiến hạm khác mà ông không biết hoạt động của các chiến hạm này nên phải tưởng tượng ra hoặc dựa vào phần nào bài viết của Đại tá Hà Văn Ngạc mà bài viết của Đại tá Ngạc thì hoàn toàn sai sự thật (tôi sẽ đề cập sau), điều này chắc chắn ông Dân cũng biết nên ông dễ dàng phóng bút theo mà không dám nói sự thật.
Ông Dân nói Trung cộng đặt đài quan sát trên đảo, xây dựng doanh trại, và toán người nhái đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra báo cáo là có cả một tiểu đoàn quân Trung cộng trú đóng, là không đúng sự thật. Chỉ có một dẫy nhà gỗ đang xây cất dở dang. Còn người nhái không đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo.
Ông Dân viết :Ạ “Khi chúng tôi được lệnh tiến về phía đảo, HQ-10 hình như có vẻ chần chừ vì khoảng cách giữa chúng tôi ngày càng xa và Hạm trưởng HQ 16 đã nhiều lần thúc dục HQ-10 phải chạy sát nhau hơn”. Đây là chuyện không có. Sự thực, trong trận chiến HQ-16 tiến một hướng, HQ-10 tiến hướng khác để vào lòng chảo quần đảo Hoàng Sa chứ không tiến cùng một hướng. Từ đầu đến cuối trận chiến, HQ-10 đã làm đúng những gì tôi nói với Hạm trưởng HQ-10 tối hôm 18 tháng 1, 1974 trước ngày khai chiến 119 tháng 1, 1974.
Ông Dân nói việc các chiến hạm hải hành tập đội để phô trương lực lượng là hoàn toàn không có. Đã đi đánh trận mà còn phô trương lực lượng thì không còn gì ngớ ngẩn bằng.
Ông Dân nói HQ-4 dùng mũi tàu để ủi tàu Trung cộng ra xa đảo Hoàng Sa là chuyện không đúng sự thật và cũng không thể nào làm như vậy được. Cũng như phóng đồ kế hoạch điều quân của ông Dân cho thấy HQ-4 và HQ-5 tiến vào lòng chảo để tác chiến cũng là không thật nữa. Hướng tiến quân của HQ-4, HQ-5 vào lòng chảo chính là hướng tiến quân của HQ-10. Ông Dân đưa thêm HQ-4, HQ 5 vào cho đủ bộ thành trật lất. Sự thật HQ-4 và HQ-5 chỉ ở vòng ngoài chứ không tham dự trận chiến trong lòng chảo.
Nếu HQ-4, HQ-5 có mặt trong lòng chảo thì khi HQ-16 và HQ-10 bị trúng đạn thì HQ-4 và HQ-5 làm gì thì không thấy ông Dân nói đến !
Trên đây là các điểm tôi muốn đính chính về bài viết của Trung úy Đào Dân.
Và sau đây là những gì xẩy ra trong trận chiến mà tôi đã chứng kiến.
Trước khi nói đến trận đánh, tôi xin sơ lược về quần đảo Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa (gọi chung là Paracels) cách bờ biển Đà Nẵng 180 hải lý về phía đông. Như qúi vị thấy trong bản đồ, quần đảo Hoàng Sa gồm một số đảo ghi trong bản đồ quây quần nhau làm thành một lòng chảo, mà muốn vào bên trong lòng chảo đó phải theo hai lộ trình mà chúng tôi thường gọi là cái “pass”. Một cái ở giữa đảo Hoàng Sa và đảo Cam Tuyền. Cái kia ở giữa bãi đá ngầm Antelope và đảo Quang Hòa.
Bản đồ này tỷ lệ xích quá nhỏ nên các đảo chỉ bằng lóng tay hay chỉ là những dấu chấm. Quần đảo Hoàng Sa không chỉ có bấy nhiêu đảo trong bản đồ mà còn một số đảo khác nữa nằm rải rác ở phía đông bắc. Những đảo trong bản đồ là những đảo tận cùng phía nam của quần đảo Hoàng Sa. Nhìn vào bản đồ, qúi vị thấy các đảo rời nhau, có khoảng trống ở giữa, nhưng tầu bè không chạy qua được vì đá ngầm và san hô ở dưới mặt nước, chỉ ra vào lòng chảo bằng hai cái “pass” tôi nói ở trên.
Quần đảo Hoàng Sa có đảo lài, có đảo cao nhưng cũng chỉ cao hơn mặt biển chừng vài chục thước. Các đảo phần nhiều trơ trụi, hiếm có cây cao, toàn đá lởm chởm, chỗ cao chỗ thấp, ít có nơi bằng phẳng. Gần bờ thì có đá ngầm, san hô. Hết đá ngầm, san hô thì biển rất sâu. Đáy biển cũng có đá nên neo tầu không an toàn. Quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa không thể lập căn cứ hải quân được vì không có chỗ ẩn núp cho tàu bè, chỉ có thể lập căn cứ trên đảo mà thôi.
Tất cả các đảo đều không có nước ngọt, trừ đảo Hoàng Sa mà chúng tôi thường gọi là “đảo khí tượng” vì có đài khí tượng do người Pháp thiết lập và sau này luôn luôn có nhân viên khí tượng Việt Nam làm việc cho đến ngày trận chiến Hoàng Sa xẩy ra. Người Pháp xây một hồ chứa nước bên trong nhà, có các máng xối hứng nước mưa chuyền vào bên trong hồ chứa để dùng cho cả năm.
Trên đảo Hoàng Sa mấy năm đầu tiên có một Trung đội Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ. Về sau vì nhu cầu chiến trận, Thủy Quân Lục Chiến phải rời đảo và được thay thế bởi Địa Phương Quân của tiểu khu Quảng Nam. Họ phải ở trên đảo Hoàng Sa vì chỉ đảo này mới có nước ngọt. Thủy Quân Lục chiến hay Địa Phương quân đều được trang bị xuồng cao su để di chuyển quanh các đảo mà kiểm soát.
Sau khi biết tổng quát vị trí các đảo, qúi độc giả có thể theo dõi diễn tiến trận chiến Hoàng Sa sau đây.
Tôi cũng xin thưa trước là những gì xẩy ra tôi không nhớ chính xác giờ giấc, chỉ phòng chừng. Nhưng những sự kiện thì xác thực. Ngày giờ và sự kiện xẩy ra đều có ghi trong “Nhật ký hải hành” và “Nhật ký chiến hạm” nhưng nay không có để tham khảo.
Ngày 15 tháng 1, 1974 tàu tôi – HQ-16 – được lệnh ra công tác đảo Hoàng Sa, chở theo một cố vấn Mỹ và một Thiếu tá Bộ binh thuộc Quân đoàn I (mà nay tôi không còn nhớ tên).
Tàu khởi hành tối ngày 15 tháng 1, 1974 và đến Hoàng Sa sáng ngày 16 tháng 1, 1974. Khi đến nơi, Địa phương quân trên đảo thấy tàu đã lái xuồng ra đón viên Thiếu tá Bộ binh lên đảo. Trong khi chờ đợi để đưa Thiếu tá Bộ binh về lại Đà Nẵng, tôi vận chuyển tầu rời đảo Hoàng Sa ra biển, thả trôi tàu gần đảo Quang Hoà. Tôi lấy ống nhòm nhìn lên các đảo chung quanh để ngắm nhìn phong cảnh và tiêu khiển thì giờ.
Khi nhìn lên đảo Quang Hoà thì thấy có một dẫy nhà sườn gỗ còn đang xây cất dở dang, chỉ có sàn nhà, chưa có mái. Tôi thấy lạ, liền gọi máy về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải (BTL/HQ/VIZH) hỏi thì nơi đây hỏi lại tôi là có biết người nào trên đó không ? Tôi trả lời chỉ thấy bốn, năm người di chuyển tới lui nơi dẫy nhà đang xây cất chứ không thể biết là ai. Họ ăn mặc thường dân, có người ở trần, nhưng có nhà xây cất thì chắc là người ngoại quốc mà không ai khác hơn là Trung cộng, vì cách đảo Quang Hoà chừng 20 hải lý về phía đông bắc có căn cứ của Trung cộng, cũng nằm trong quần đảo Hoàng Sa.
HQ-16 vẫn thả trôi tàu để chờ Thiếu tá Bộ Binh và chờ lệnh từ Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải.
· Trưa ngày 16 tháng 1, 1974 : Một chiến hạm Trung cộng xuất hiện trong vùng.
· Tối ngày 17 tháng 1, 1974 : Bộ Tư lệnh Hải quân gởi ra một toán người nhái do HQ-4 chở ra. Toán người nhái này rời HQ-4 bằng xuồng cao su để lên HQ 16.
· Sáng ngày 18 tháng 1, 1974 : HQ-5 và HQ-10 có mặt ở khu vực Hoàng Sa. Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc (khoá 5) ở trên HQ-5 là người chỉ huy cuộc chiến.
HQ-5 do Trung tá Phạm Trọng Quỳnh (khoá 11) chỉ huy.
HQ-16 do tôi (Trung tá Lê Văn Thự) (khoá 10) chỉ huy.
HQ-4 do Trung tá Vũ Hữu San (khoá 11) chỉ huy.
HQ-10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà (khoá 12) chỉ huy.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 18 tháng 1, 1974 Đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh cho tôi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa sau đó cho toán người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hoà và một toán của HQ-16 lên giữ đảo Vĩnh Lạc.
Sau khi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa, tôi vận chuyển HQ-16 bên trong lòng chảo để đến gần đảo Quang Hòa đổ bộ toán người nhái lên đảo thì một tàu Trung cộng xuất hiện, cản trước mũi, không cho tàu tôi tiến gần đến đảo (xin xem hình 1).
Tôi phải ngưng máy, vận chuyển để tránh đụng tầu. Nhưng cả hai tàu cũng cọ vào nhau làm dẹp một số trụ căng dây an toàn chung quanh tàu Trung cộng và làm rác bè nổi của tàu Trung cộng. Nhờ xáp lại gần, tôi thấy tàu Trung cộng số hiệu 271, dài chừng 70 mét, có súng tương đương với súng 76.2 ly, 40 ly, 20 ly và đại liên 12.7 của tàu tôi. Tàu Trung cộng nhỏ hơn tàu tôi nhưng vận chuyển nhanh nhẹn hơn.
Tôi báo cáo với Đại tá Ngạc những gì xẩy ra. Sau đó tôi lái tàu ra khỏi lòng chảo và đổ bộ toán người nhái vào mặt ngoài biển (mặt nam) của đảo Quang Hoà và chiều ngày 18 tháng 1, 1974.
HQ-16 chỉ ở cách xa bờ một, hai hải lý rồi người nhái thả xuồng cao su có trang bị máy mà chạy vào bờ chứ HQ-16 không thể vào sát bờ được vì đá ngầm và san hô. Toán người nhái rời tàu chừng non một tiếng thì gọi máy báo cáo là ở trong bờ bắn ra. Tôi hỏi người liên lạc máy là có thấy người ở trên bờ không và các anh đã lên được bờ chưa ? Họ trả lời là đang lội nước ngang ống chân, còn chừng vài chục thước nữa mới tới bờ. Họ cũng cho biết là không thấy người trên bờ.
Vài phút sau thì nghe báo cáo là một thiếu úy người nhái bị bắn chết. Họ xin rút lui vì không thể vào bờ an toàn được. Tôi báo cáo với Đại tá Ngạc và xin cho người nhái rút lui. Toán người nhái đã trở về lại HQ-16.
Chiều ngày 18 tháng 1, 1974, khoảng 6 giờ, Đại tá Ngạc gọi máy cho tôi và ra lệnh cho tôi chỉ huy HQ-10, bằng mọi giá phải đổ bộ cho được toán người nhái lên đảo Quang Hoà. Sau khi Đại tá Ngạc ra lệnh này xong, thì từ đó về sau tôi không còn nghe lệnh lạc gì thêm từ Đại tá Ngạc nữa.
Đến tối ngày 18 tháng 1, 1974 máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung cộng phá rối tần số, không liên lạc được. Tôi không thể gọi Đại tá Ngạc, HQ-4 hay Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải. Tôi chỉ liên lạc được với HQ-10 bằng máy PRC-45 là loại máy truyền tin xách tay, chỉ liên lạc được trong vòng 10 hải lý.
Sau khi nhận lệnh, tôi nghĩ chỉ còn cách đổ bộ toán người nhái vào ban đêm mới may ra lên được đảo, nhưng chưa chắc toán người nhái đã vào trót lọt được vì có thể tàu Trung cộng theo dõi và liên lạc chỉ điểm cho người của họ trên đảo canh chừng để bắn khi người nhái vào bờ. Ngoài ra thức ăn, nước uống không có, làm sao toán người nhái có thể hoạt động lâu hơn một ngày được, và ít nhất cũng phải có một tiểu đội hay trung đội Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ gần bờ yểm trợ cho toán người nhái khi họ rút lui nếu bị phát hiện hay khi gặp lực lượng địch mạnh hơn. Vì thế, muốn thi hành lệnh của Đại tá Ngạc, tôi nghĩ chỉ còn cách là phải tiêu diệt tàu Trung cộng trước rồi mới tính chuyện đổ bộ người nhái lên đảo sau.
Lúc này phía Trung cộng xuất hiện thêm hai chiếc tàu nữa cùng loại với chiếc đã có trước.
Tôi gọi Thiếu tá Thà HQ-10 và nói ý định của tôi : Đêm nay HQ-16 và HQ-10 ra thật xa đảo, làm tối chiến hạm (không cho ánh sáng lọt ra ngoài) để tàu Trung cộng không biết chúng tôi ở đâu. Sáng mai (19 tháng 1, 1974) sẽ tiến vào lòng chảo. HQ-16 vào cái “pass” gần đảo Hoàng Sa, HQ-10 vào cái “pass” gần đảo Quang Hòa (xin xem hình 2).
Tôi cũng nói với Thiếu tá Thà là anh cũng như tôi, phải cố gắng hết sức mình. Nếu một trong hai đứa mà loạng quạng, chỉ còn lại một, thì bọn chúng (ba chiếc tàu Trung cộng) xúm lại, mình không thể nào chống nổi.
Đêm hôm đó (18 tháng 1, 1974) khoảng nửa đêm, tôi tập họp thủy thủ đoàn HQ-16 để thông báo ngày mai sẽ tiến vào đánh tàu Trung cộng. Tôi cũng nói với Thủy thủ đoàn là tất cả mọi người phải can đảm, cố gắng hết sức mình, ai làm phần việc của mình cũng phải nhanh nhẹn, chính xác mới mong thắng và sống còn. Nhất là các ổ súng và toán phòng tai phải lo chuẩn bị trước, xem xét lại súng ống, đạn dược phải mang từ hầm đạn lên để sẵn ở các ụ súng. Ống nước cứu hỏa phải trải sẵn ra. Máy bôm nước phải sẵn sàng.
Sáng ngày 19 tháng 1, 1974, HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo như dự định. Tôi gọi máy cho Thiếu tá Thà và nói là chừng nào thấy tôi khai hỏa là phải khai hỏa theo liền.
Khi HQ-16 và HQ-10 vừa qua khỏi hai cái “pass” và vừa tầm súng, tôi quay ngang tàu HQ-16 đưa phía hữu hạm của HQ-16 hướng về ba tàu Trung cộng. Mục đích của tôi là để tận dụng tất cả súng từ mũi ra sau lái (xin xem hình 2). Nếu hướng mũi tàu về phía tầu Trung cộng thì chỉ sử dụng được hỏa lực ở phía trước mũi thôi. Với lợi thế sử dụng tối đa hỏa lực nhưng cũng có cái bất lợi là hứng đạn của địch nhiều hơn. Nhưng vì tôi đánh phủ đầu tàu Trung cộng nên phải sử dụng tối đa hỏa lực. So với tàu Trung cộng, tàu tôi có đủ loại súng tàu Trung cộng có, ngoài ra còn có thêm khẩu 127 ly mà tàu Trung cộng không có. HQ-10 chỉ có hỏa lực ngang bằng tàu Trung cộng.
Khi đang tiến vào lòng chảo, tôi đã mừng thầm khi thấy ba tàu Trung cộng đều ở trong lòng chảo, tức là những mục tiêu tốt cho HQ-16 và HQ-10 tác xạ. Nếu chúng ở rải rác, chiếc trong chiếc ngoài lòng chảo thì tôi cũng chưa biết tính sao vì tàu Trung cộng tuy nhỏ nhưng linh động hơn, nếu chúng ra ngoài biển thì khó bắn trúng hơn vì nó nhỏ và chạy nhanh, còn tàu tôi lại là mục tiêu tốt cho tàu Trung cộng vì to con nhưng nặng nề, chậm chạp nên dễ lãnh đạn hơn. Nhưng nay thì cả ba tàu địch bị vây trong lòng chảo vì hai cái “pass” đã bị HQ-16 và HQ-10 chặn rồi.
Khi đã ở đúng vị trí và vị thế dự định (xin xem hình 2), HQ-16 cách HQ-10 chừng một hải lý, và hai tầu HQ-16 và HQ-10 cách ba tàu Trung cộng từ 3 đến 4 hải lý, tôi ra lệnh lần chót : Các ổ súng phải luôn luôn theo dõi mục tiêu, mục tiêu nào thuận lợi thì bắn mục tiêu đó. Sau khi hỏi tất cả các ổ súng đã sẵn sàng chưa, tôi ra lệnh khai hỏa.
HQ-16 và HQ-10 đứng yên một chỗ (có muốn di động cũng không được vì chật hẹp) còn ba tàu Trung cộng di chuyển loanh quanh sát vòng cung lòng chảo gần đảo Duy Mộng và bắn trả chúng tôi.
Tôi hy vọng trong 5, 10 phút là triệt hạ được tàu Trung cộng vì khai hỏa trước và xử dụng tối đa hỏa lực trong khi tàu Trung cộng bị tấn công bất ngờ vì ngày hôm trước, tàu tôi bị họ chặn, tôi bỏ đi mà không có gì xẩy ra nên họ không ngờ rằng tôi sẽ tấn công họ.
Mười phút trôi qua mà chưa thấy tàu Trung cộng hề hấn gì, tôi bắt đầu sốt ruột, trong khi đó tôi nghe tiếng lách tách, lép bép trên trời như tiếng pháo bông, giữa tàu tôi và HQ-10 và về phía HQ-10 nhiều hơn. Tôi nghĩ chắc là đạn thời chỉnh tức là đạn tự động nổ mà không cần chạm mục tiêu. Trận chiến vẫn tiếp tục. Chừng khoảng phút thứ 20 hay 30, tôi thấy một tàu Trung cộng bốc khói, một tàu khác có lẽ bị trúng đạn làm hư hệ thống tay lái nên tàu cứ xoay quanh như gà trống chạy lòng vòng trước khi đạp mái.
Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xẩy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã nhẩy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả.
Sau đó hầm máy hữu HQ-16 báo cáo trúng đạn ở lườn tàu dưới mặt nước. Nước tràn vào tàu. Trung sĩ điện khí Xuân bị thương. Nhân viên cứu hỏa tìm cách bít lỗ thủng. Chừng vài phúa sau, tàu bắt đầu nghiêng. Hầm máy báo cáo lỗ thủng bít không được vì nước vào quá mạnh, chỗ thủng nằm trong kẹt không có chỗ cho nhân viên cứu hỏa xử dụng đà chống để chặn tấm bố và tấm gỗ bít lỗ thủng. Nước ngập đến đầu gối. Tôi ra lệnh nếu không bít được lỗ thủng thì đóng nắp hầm máy lại đừng cho nước tràn ra khỏi hầm máy. (Tôi nhớ hầm máy hữu trúng đạn mà trong bài viết của ông Dân thì lại viết là hầm máy tả !).
Tàu chỉ còn một máy tả và một máy điện, phòng vô tuyến liên lạc truyền tin b gián đoạn vì mất điện. Nhận thấy tình thế không thể tiếp tục chiến đấu được nữa, tôi vận chuyển tầu quay trở ra theo cái “pass” để rời lòng chảo.
Tàu mỗi lúc một nghiêng thêm (trên 10o) và chỉ còn một máy nên vận chuyển rất khó khăn. Hầm máy hữu báo cáo nhân viên phải rời hầm máy vì tàu sắp chìm.
Thấy độ nghiêng của tàu đến mức gần hết độ an toàn, có thể tàu sẽ lật nên tôi ra lệnh : Toàn thể nhân viên vào nhiệm sở đào thoát vì sợ họ không còn thì giờ đào thoát kịp. Ra lệnh xong, tôi nắm lấy tay lái tiếp tục lái thay cho nhân viên ra nhiệm sở.
Trong khi tôi đang lái thì Đại úy Hiệp, cơ khí trưởng, chạy lên đài chỉ huy, nói với tôi : “Vì sao Hạm trưởng cho nhiệm sở đào thoát ? Tôi đang ráng làm cân bằng tàu”. Tôi nói là tàu mỗi lúc một nghiêng thêm, không biết sẽ lật chìm lúc nào nên phải chuẩn bị đào thoát.
Lúc này tàu nghiêng đã đến độ bão hòa (không nghiêng thêm nữa) vì nước đã vào đầy hầm máy. Tôi cho giải tán nhiệm sở đào thoát và vào lại nhiệm sở tác chiến. Lúc này ở đài chỉ huy có Trung úy Đoàn Viết Ất, tôi nói với Trung út Ất : “Tàu nghiêng như thế này, khó mà lái ra biển an toàn được, chắc tôi phải ủi tàu vào đảo khí tượng (đảo Hoàng Sa) để cố thủ và chờ HQ-4, HQ-5 tiếp viện”.
Trung úy Ất nói với tôi : “Xin Hạm trưởng đừng ủi tàu vào đảo khí tượng. Mình sẽ bị Trung cộng bắt làm tù binh. Làm tù binh Trung cộng thì kể như chết rục xương trong tù, không còn thấy cha mẹ, vợ con, quê hương xứ sở. Xim Hạm trưởng cứ lái ra biển. Tàu có chìm thì đào thoát vẫn còn cơ may sống sót. Nếu chết thì chết trên biển vẫn sướng hơn”.
Bây giờ viết lại câu nói này của Trung úy Ất, tôi vẫn còn xúc động đến chảy nước mắt. Nghe Trung úy Ất nói, tôi suy nghĩ thêm : Nếu tôi cứ ủi vào đảo khí tượng thì cũng không thể nào ủi sát vào bờ được vì gần bờ đá ngầm rất nhiều. Nếu ủi, tàu sẽ mắc cạn, lườn tàu sẽ bị đá ngầm rạch nát, nước sẽ vào thêm, tàu sẽ hoàn toàn tê liệt mà thủy thủ đoàn cũng không thể nào lên đảo được. Do đó tôi tiếp tục lái tàu ra khỏi “pass”, đồng thời ra lệnh nhân viên hướng súng về đằng sau và về phía quần đảo Hoàng Sa canh chừng tàu Trung cộng truy kích theo.
Khi rời Hoàng Sa, tôi hết sức ân hận đã bỏ lại trên đảo một toán nhân viên 8 người do Trung úy Liêm chỉ huy khi có lệnh đưa nhân viên lên giữ đảo. Trung úy Liêm và toán nhân viên sau đó đã mạo hiểm vượt biển bằng bè vì không muốn Trung cộng bắt làm tù binh. Sau hơn mười ngày lênh đênh trên biển, bè trôi về tận ngoài khơi Qui Nhơn, được ngư phủ cứu và được đưa vào bệnh viện Qui Nhơn cấp cứu. Họ vượt biển mà không chuẩn bị thức ăn nước uống nên Hạ sĩ Quản kho Nguyễn Văn Duyên đã chết vì kiệt sức khi đưa vào Qui Nhơn.
Ra khỏi “pass”, tôi hướng tàu về Đà Nẵng, lúc này khoảng 5 – 6 giờ chiều ngày 19 tháng 1, 1974. Tàu chỉ còn một máy và nghiêng nên chạy chậm. Khi trời bắt đầu tối, tàu cách Hoàng Sa chừng 15 hải lý. Lúc này tôi mới thở ra nhẹ nhõm vì chắc tàu Trung cộng cũng bị thương tích cả người lẫn tàu nên không truy kích tàu tôi.
Bây giờ mối lo khác lại đến với tôi là tàu có thể lật chìm bất cứ lúc nào nếu có sóng chếch xuôi rất dễ làm tàu lật. Tôi cho nhân viên chuẩn bị các bè nổi, xem xét lại cách xử dụng để khi hữu sự thì làm cho nhanh chứ khi tàu lật thì không có thì giờ mà mò mẫm.
Lúc này hệ thống truyền tin vừa được sửa chữa xong. Nhân viên vô tuyến báo cáo tình trạng chiến hạm về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải nhưng không thấy HQ-5, HQ-4 lên tiếng.
Một tin làm bàng hoàng mọi người trên chiến hạm là Trung sĩ Điện khí Xuân trút hơi thở cuối cùng vì vết thương quá nặng mà không được săn sóc đúng mức.
Đại úy Hiệp mang họa đồ chiến hạm các khoang hầm trên tàu lên đài chỉ huy và cho tôi biết đã làm cân bằng tàu bằng cách bơm nước và dầu từ hầm này sang hầm khác và dồn về phía tả hạm, nhưng tàu cũng không bớt nghiêng bao nhiêu. Đại úy Hiệp nói : “Bây giờ chỉ còn cách bơm xả nước ngọt và dầu ra biển may ra mới làm tàu bớt nghiêng”. Xả nước ngọt và dầu ra biển thì tôi rất ngại mà cũng không biết chắc là khi xả xong thì tình trạng có khá hơn không hay lại tệ hơn vì phải biết trọng tâm con tàu trước và sau khi xả nằm ở đâu rồi mới dám làm.
Học môn lý thuyết thuyền bè trong trường Hải quân nhưng ra trường lâu ngày và gặp lúc hữu sự, lại không còn nhớ cách tính trọng tâm con tàu nên tôi không dám bảo Đại úy Hiệp làm và giữ nguyên tình trạng như vậy mà chạy về Đà Nẵng. Cũng may nhờ biển rất êm nên không có gì xẩy ra.
Sáng 20 tháng 1, 1974 khoảng 7 – 8 giờ, tàu vào vịnh Tiên Sa Đà Nẵng nhưng tôi không vận chuyển cặp cầu được. Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải phải xin tàu dòng từ Ty Thương Cảng Đà Nẵng, kẹp ngang hông HQ-16 mà cặp cầu quân cảng Đà Nẵng.
Cặp cầu xong, Thủy xưởng Đà Nẵng sang bơm dầu, nước ngọt ra, làm nhẹ tàu cho tàu nổi lên rồi tìm cách bít tạm lỗ thủng dưới nước (do người nhái lặn xuống nước mà bít, tôi nhớ như vậy không biết có đúng không ?). Sau đó bơm nước ngập hầm máy ra và hàn lại lỗ thủng ở hầm máy.
Ngày hôm sau, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải xin toán tháo gỡ đạn dược từ Quân Đoàn I sang để tháo gỡ viên đạn còn nằm lại trên tàu. Viên đạn được bắn vòng cầu, rơi xuống nước gần HQ-16, do tốc độ của viên đạn nên khi xuống nước gặp sức cản của nước, viên đạn không đi thẳng xuống nước mà bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tầu HQ-16 dưới mặt nước. Viên đạn vẫn còn tốc độ di chuyển, xướt qua một góc máy điện, xuyên đứt cánh tay Trung sĩ Điện khí Xuân kế đó rồi chui vào kho điện khí ở một góc hầm máy và nằm ở đó. May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 có thể chìm tại chỗ !
Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết là viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.
Sau khi sửa chữa xong, sơn phết lại, làm sạch sẽ, chiến hạm HQ-16 được lệnh về Sài Gòn làm lễ tiếp đón chiến hạm trở về từ Hoàng Sa. Phần thượng tầng kiến trúc của chiến hạm bị lỗ chỗ các lỗ thủng do đạn 40 ly và 20 ly bắn vào vẫn để y nguyên, mục đích cho dân chúng Sài Gòn ai tò mò muốn xem chiến hạm dự trận Hoàng Sa về ra sao, khi lên tàu xem sẽ thấy được dấu tích còn để lại trên tàu. Tàu cặp cầu B ở bến Bạch Đằng.
Trong buổi lễ tiếp đón, tôi cùng 4 – 5 nhân viên được Tư lệnh Hải quân gắn huy chương. Sau buổi lễ dân Sài gòn được lên xem tàu. Và phóng viên BBC là ông Tôn Thất Kỳ phỏng vấn tôi. Ông hỏi tôi có thấy máy bay phản lực Trung cộng dự chiến trong trận Hoàng Sa không ? Tôi trả lời là tôi không thấy.
Ngày hôm sau, Khối Chiến Tranh Chính trị Bộ Tư Lệnh Hải Quân (lúc đó Đại tá Trần Văn Triết làm Trưởng khối thì phải), phái một thiếu úy hay trung úy (mà tôi không nhớ tên hay cấp bậc), xuống HQ-16. Anh ta nói với tôi : “Tại sao Hạm trưởng trả lời phỏng vấn đài BBC là không thấy phản lực cơ Trung cộng ?”.
Tôi trả lời vị sĩ quan đó : “Anh về nói lại trên Bộ Tư Lệnh là tôi không thấy nên tôi trả lời không có. Nếu Bộ Tư Lệnh muốn tôi nói thù phải báo trước cho tôi biết”.
Tôi nghĩ nguồn tin này do Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải quân nên Bộ Tư Lệnh Hải quân muốn tôi trả lời phỏng vấn cho phù hợp với nguồn tin. Cũng như Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân : HQ-16 và HQ-10 mất tích.
Lúc HQ-16 về Sài Gòn, tôi nghe nói lại (không biết có đúng không) là khi nhận được tin HQ-16, HQ-10 mất tích, Đại tá Võ Sum, Trưởng khối Truyền tin Hải quân, đã dùng con lắc (một loại dụng cụ cảm ứng) để xem thử HQ-16 còn hay mất. Tôi không nghe nói kết qủa của việc dùng con lắc này.
Sau khi trình bầy chi tiết những gì xẩy ra trong trận Hoàng Sa, tôi xin nêu lên những nhận xét của tôi về trận chiến này :
1.- Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. HQ-5, HQ-16, HQ-10 là loại tàu cồng kềnh, vận chuyển chậm, súng quay bằng tay nên theo dõi mục tiêu khó khăn cũng như nhịp bắn chậm. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, các súng đều xử dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng HQ-4 lại không xung trận.
Lúc trước, Sở Phòng vệ Duyên Hải ở Đà Nẵng có loại tàu PT chuyên đi bắn phá phía bắc vĩ tuyến 17 là loại chiến hạm thích hợp với trận chiến Hoàng Sa. Nhưng tôi nghe nói Hoa Kỳ đã thu hồi lại loại tàu này khi họ rút quân khỏi Việt Nam, trước ngày trận chiến Hoàng Sa xẩy ra.
2.- Không có kế hoạch hành quân. Kể từ khi có mặt ở Hoàng Sa, tôi chỉ biết một lệnh duy nhất từ Đại tá Ngạc qua máy âm thoại, chỉ định tôi chỉ huy HQ-10 và có nhiệm vụ phải đổ bộ toán người nhái, mà trong bài viết của ông, ông gọi là Biệt Đội Hải Kích, lên đảo Quang Hòa bằng bất cứ giá nào. Ngoài ra tôi không biết gì về hoạt động của HQ-4 và HQ-5 cũng như nhiệm vụ của họ.
Gần đây, đọc bài “Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Ngạc, tôi mới biết là ông chia 4 chiến hạm thành hai phân đoàn :
· Phân đoàn I gồm HQ-4 và HQ-5 (đại tá Ngạc ở trên HQ-5), do Hạm trưởng HQ-4 chỉ huy là nỗ lực chính.
· Phân đoạn II gồm HQ-16 và HQ-10 do Hạm trưởng HQ-16 chỉ huy là nỗ lực phụ.
Nội việc chỉ định Hạm trưởng HQ-4 chỉ huy phân đoàn I là sai nguyên tắc chỉ huy, vì Đại tá Ngạc ở trên HQ-5, như vậy thì Hạm trưởng HQ-4 (Trung tá Vũ Hữu San) chỉ huuy luôn cả Đại tá Ngạc sao ? Đại tá Ngạc là người chỉ huy trận chiến thì phải kiêm luôn chỉ huy Phân đoàn I mới đúng. Suốt trận chiến, HQ-4 và HQ-5 làm gì tôi không được biết. Và cho đến lúc rời Hoàng Sa về Đà Nẵng, tôi chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 đâu.
Sau trận chiến, tôi thấy phải đổi lại Phân đoàn I (gồm HQ-4 và HQ-5) là nỗ lực phụ. Phân đoàn I (gồm HQ-16 và HQ-10) là nỗ lực chính mới đúng vì Phân đoàn II trực chiến với tàu Trung cộng trong lòng chảo trong khi Phân đoàn I chỉ ở bên ngoài “wait and see”. Và vì qúa lo sợ Trung cộng nên tin chắc thế nào Phân đoàn II cũng bị đánh chìm, Đại tá Ngạc mới ra lệnh HQ-5 bắn vào lòng chảo 5 – 7 phát trước khi rút lui. Tôi không trách HQ-4 và HQ-5 vì họ chịu sự điều động của Đại tá Ngạc.
Vì không có kế hoạch hành quân nên máy truyền tin bị Trung cộng phá rối không liên lạc được mà không có tần số dự trù thay thế.
3.- Muốn thanh toán quân Trung cộng trên đảo (tôi nghĩ không nhiều chừng 1 tiểu đội) mà dự định đổ bộ một toán người nhái 9, 10 người thì khó mà thành công. Phải có 1, 2 tiểu đội Thủy Quân Lục Chiến tăng cường yểm trợ mới được. Cần thêm xuồng cao su để đổ bộ quân, tiếp tế lương thực nước uống và vật dụng.
4.- Ra lệnh đưa quân lên giữ đảo mà không cung cấp lương thực, nước uống đầy đủ. Thủy thủ đoàn không có kinh nghiệm tác chiến trên bộ, chỉ có súng cá nhân và một ít đạn bắn chừng nửa tiếng là hết, làm sao giữ được đảo. Nếu chiến hạm bận tác chiến hay bị thiệt hại thì số quân nhân đưa lên đảo phải bị bỏ rơi như trường hợp HQ-16. Đúng là lệnh lạc kiểu mang con bỏ chợ. Phải có kế hoạch đưa bộ binh hay Thủy quân Lục chiến giữ đảo và phải có kế hoạch tiếp tế.
5.- Không có bác sĩ trên chiến hạm, chỉ có y tá không kinh nghiệm cứu thương cũng như ngoài khả năng của họ nên ai bị thương thì khó mà sống sót.
6.- Trận chiến Hoàng Sa rất giản dị, chẳng có chiến thuật gì rắc rối, phức tạp cả. Tôi chỉ khai thác sơ hở của ba chiến hạm Trung cộng tập trung một chỗ trong lòng chảo để tấn công. Nếu thủy thủ đoàn HQ-16 và HQ-10 có kinh nghiệm tác xạ, HQ-16 không bị trúng đạn của HQ-5 và Hạm trưởng HQ-10 không bị thương thì chắc chắn ba tàu Trung cộng phải bị đánh chìm. Tôi còn nghi vấn về Hạm trưởng HQ-10 bị thương là do đạn thời chỉnh của Trung cộng hay của HQ-5, HQ-4 ?
7.- Sau trận chiến, Bộ Tư Lệnh Hải Quân hay ít nữa là Bộ Tư Lệnh Hạm đội cần có một buổi hội gồm các cấp chỉ huy các đơn vị tham dự trận chiến để mỗi người trình bầy những hoạt động của đơn vị mình, nói lên những nhận xét để rút kinh nghiệm học hỏi, cùng những đề nghị nếu được áp dụng thì trận chiến sẽ có kết qủa tốt hơn để mọi người cùng thảo luận. Đằng này mọi chuyện đều choo trôi xuôi luôn.
Bài viết của tôi đến đây xem như đã trình bầy xong trận chiến Hoàng Sa, nhưng cũng xin nối tiếp thêm về bài viết “Tường thuật trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Hà Văn Ngạc.
Toàn bài viết của Đại tá Ngạc từ đầu đến cuối là sai sự thật. Những điều ông nói khó mà kiểm chứng. Chỉ những người ở trên HQ-16, HQ-5, HQ-4 và HQ-10 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng dàn dựng ra. Tôi chỉ nêu lên một số chi tiết mà tôi thấy vô lý hoặc có liên hệ đến tôi mà sai sự thật.
Ông viết : “Bất thần về phía đông vào khoảng 11 giờ 25 sáng, cách xa chừng 8 đến 10 hải lý, xuất hiện một chiến hạm của Trung cộng loại có trang bị mỗi bên một giàn phóng kép hoả tiễn loại hải – hải đang tiến vào vùng giao tranh”. Cách xa chừng 8 đến 10 hải lý khó mà thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn. Chỉ tưởng tượng thôi !
Sau đó cũng chẳng thấy ông nói chiến hạm Trung cộng này làm gì. Ngoài ra, ông còn lo sợ cả phản lực cơ và tiềm thủy đĩnh Trung cộng. Vì quá lo sợ nên không còn tinh thần để chiến đấu nữa ! Ông Ngạc viết : “Khoảng 7:00 sáng ngày 20 tháng 1, 1974 thì hai chiến hạm Phân đoàn I về tới căn cứ an toàn. Tuần dương hạm HQ-16 cũng đã về bến trước đó ít lâu…”. Sự thực, sáng ngày 20 tháng 11, 1974, HQ-16 về đến quân cảng Đà Nẵng và sau đó chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 ở Đà Nẵng. Chỉ một mình tôi lên trình diện Tư Lệnh Phó Hải Quân trong Phòng hội của Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải để trả lời những câu hỏi liên quan đến tổn thất giữa địch và ta trong trận chiến.
Ông Ngạc viết : “Sau khi di tản các chiến sĩ thương vong và tử vong lên căn cứ thì chỉ có ba vị Đô đốc cùng Hải Quân Đại tá Nguyễn Viết Tân, Chỉ huy trưởng Sở Phòng Vệ Duyên Hải lên Tuần dương hạm HQ-5 và vào phòng Hạm trưởng để dự cuộc thuyết trình về trận đánh. Ba vị Hạm trưởng (HQ-5, HQ-16 và HQ-4 – ghi chú của người viết) đều có mặt để trình bầy chi tiết về chiến hạm của mình v.v…”.
Tôi (Hạm trưởng HQ-16) đâu có mặt trên HQ-5 như Đại tá Ngạc viết.
Trong bài của ông có viết HQ-4, HQ-5 bị trúng đạn, thiệt hại khá nhiều, định chạy về Subic Bay Phi Luật Tân để xin Hoa Kỳ sửa chữa. Sao không chạy về Sài gòn cho gần mà lại chạy sang Subic Bay đã xa mà chắc gì Hoa Kỳ chịu sửa chữa.
Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều biết. Vì thế cho nên chỉ một mình HQ-16 được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Đại tá Ngạc hay HQ-4 và HQ-5.
Trong bài viết “Biển Đông Dậy Sóng” của ông Trần Bình Nam, có câu : “Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên đã dè dặt đôi lời trước khi viết rằng vân vân…”. Cái gì sau lưng đó, nay được ông Trần Bình Nam nói ra : Đó là chuyến công du Trung quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 của ông Henry Kissinger mà nội dung ghi lại trong cuốn hồi ký chính trị “Years of Upheaval” và được ông Trần Bình Nam trích ra trong bài viết của ông ta. Đại khái là Hoa Kỳ bắt tay với Trung cộng để chống lại Nga sô và qua một vài câu dẫn chứng, ông Trần Bình Nam kết luận có lẽ có sự thoả thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam cộng hòa.
Ông Trần Bình Nam viết : “Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung quốc lén lút đổ bộ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels và vân vân…”.
Phần tiếp theo của đoạn này chỉ dựa vào những chi tiết sai sự thật trong bài viết “Tường thuật trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Ngạc. Như trước ngày trận chiến xẩy ra, quân Trung cộng đã chịu rời đảo mà họ đã chiếm khi có quân từ các chiến hạm Việt Nam đổ bộ chiếm lại đảo (Trung cộng chỉ chiếm một đảo duy nhất là đảo Quang Hòa. Còn quân từ các chiến hạm chỉ đổ bộ lên các đảo không có quân Trung cộng như Ạ đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc. Toán người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hòa nhưng bị bắn phải rút ra – lời người viết).
Những điều ông Trần Bình Nam viết chỉ là những phỏng đoán, chẳng có gì chứng tỏ được Hoa Kỳ ngầm thoả thuận cho Trung quốc chiếm Hoàng Sa. Ngược lại, theo nhận xét của tôi, khi dự trận chiến Hoàng Sa, tôi thấy Trung cộng rất dè dặt trong việc xâm chiếm Hoàng Sa. Trước sau họ chỉ đưa ra vỏn vẹn có ba chiến hạm không thuộc loại tối tân, có thể vì họ ngần ngại có sự can thiệp của Hoa Kỳ. Họ không đưa ra một lực lượng hùng hậu để đánh chiếm Hoàng Sa vì sợ nếu Hoa Kỳ phản ứng thì sẽ thành lớn chuyện khó xử. Ngoài ra họ còn sợ dư luận thế giới nữa.
Ông Trần Bình Nam nói, nhờ Hoa Kỳ can thiệp nên Trung cộng đã nhanh chóng trao trả (qua ngả Hồng Kông) số quân nhân và dân chính trên đảo Hoàng Sa cùng một số ít thủy thủ đoàn của HQ-10 còn sống sót. Tôi không chắc có phải do Hoa Kỳ can thiệp không. Theo tôi, Trung cộng đã chiếm được đảo Hoàng Sa rồi thì sá gì mấy chục mạng người mà không trao trả. Giữ để làm gì ? Không cần Hoa Kỳ can thiệp họ cũng tự động dàn xếp để trao trả, vừa được tiếng nhân đạo vừa xoa dịu sự công phẫn của dân chúng Miền Nam Việt Nam và có thể của cả dư luận thế giới nữa.
Có sự bắt tay giữa Hoa Kỳ và Trung cộng để hai bên rảnh tay chống lại Nga sô nhưng không chắc có sự thoả thuận của Hoa Kỳ để Trung cộng chiếm Hoàng Sa. Có thể một trong những lý do Trung cộng chiếm Hoàng Sa là để thăm dò mức độ hợp tác giữa Hoa Kỳ cà Trung cộng sau khi đã ngầm bắt tay nhau. Trung cộng chỉ cần đưa tới Hoàng Sa ba chiến hạm để thăm dò vừa Hoa Kỳ vừa Việt Nam cộng hòa.
Nếu Việt Nam cộng hòa sợ oai hùm của anh khổng lồ mà tháo lui thì họ không còn gì mong đợi hơn nữa. Còn nếu VNCH tận lực bảo vệ và đánh thắng thì họ sẽ chờ lúc khác, chắc cũng không lâu, nếu Hoa Kỳ không tỏ thái độ trong lần này. Còn giả thử nếu có sự thoả thuận của Hoa Kỳ để Trung cộng chiếm Hoàng Sa đi nữa thì con dân nước Việt chúng ta có đánh hay không ?
Nếu có ai hỏi Đại tá Ngạc hay ông Trần Bình Nam là những người thức thời, nhìn xa hiểu rộng, thì tôi chắc hai người này sẽ dõng dạc công khai tuyên bố : “phải đánh”. Còn đánh như thế nào, đồng tâm hiệp lực mà đánh hay đánh chiếu lệ, nửa nạc nửa mỡ, xem đồng đội như vật hy sinh, thì cái đó không phải là chuyện công khai…
copy  cua Nguyen Thanh Son

Đăng bởi trung07:06