Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Kinh ngạc... chiến thắng "án tử hình" ung thư

Kinh ngạc... chiến thắng "án tử hình" ung thư

Kỳ I:  Thoát bệnh ung thư nhờ... ngồi im như tượng
       Lời Tòa soạn: Những tưởng mắc bệnh ung thư là dính “án tử hình”, nhiều người bị bệnh viện trả về chờ chết. Song, kỳ lạ thay, trong nỗi tuyệt vọng tận cùng kia, nhiều bệnh nhân đã được lời dặn dò của cha ông xưa giúp ứng nghiệm: “Bệnh quỷ khắc có thuốc tiên”. Họ đã tìm đến thuốc Nam, các phương pháp chữa bệnh có vẻ như huyền bí, mơ hồ, vẻ như “khó tin” nhưng thành công thì lại thật sự. Có khi là ngồi thiền thu hút năng lượng của vũ trụ. Có khi là uống lá lẩu của núi rừng mà bí quyết chọn tìm này đến từ nghìn năm lịch sử Việt Nam hay từ những vùng đất huyền thoại xa xôi như Tây Tạng. Thế rồi, nhiều bệnh nhân đã “cãi trắng, cãi thắng” trước cái “phiên tòa” mà Diêm Vương vừa tuyên án tử hình cho mình, trước sự ngạc nhiên của giới khoa học, cũng như của… chính bản thân người bệnh.
Hình như chưa có ai so sánh mức độ cận kề, cầm chắc cái chết của bệnh ung thư với “án tử đã tuyên” – HIV/AIDS. Nhưng rõ ràng, với sự phát triển của y học, nhiều thứ thuốc can thiệp chống suy giảm miễn dịch đã giúp bệnh nhân HIV bớt thảm sầu, kéo dài sự sống được hàng chục năm. Trong khi đó, ung thư đang “chiếm thế thượng phong” trong việc kéo thần chết về gần hơn, gần sát sàn sạt với mỗi bệnh nhân xấu số. Các bệnh viện ung bướu (gọi tắt là viện K) ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu bảng trong hệ thống các khu vực y tế quá tải thảm hại nhất Việt nam. Môi trường suy thoái, thức ăn độc hại tràn lan khiến tỷ lệ người mắc ung thư ở Việt Nam ngày càng cao ở mức báo động đỏ.
“Đụng dao kéo” và truyền hóa chất độc hại vào tiêu diệt mầm mống ung thư trong cơ thể bệnh nhân cũng có nghĩa là người ta đang dùng hóa chất cực độc tiêu diệt sự sống vốn đã héo úa trong chính cơ thể người bệnh theo cơ chế “đánh chuột đánh vỡ luôn cả đồ quý”. Bên cạnh cái sự cực kỳ tốn kém về kinh phí, người bệnh cũng ít có khả năng kéo dài sự sống. Trước thảm cảnh đó, nhiều bệnh nhân và người nhà đã tìm đến phương án liều mạng nhất: xin về quê để chờ... chết.
Người đi “điều tra tố cáo” trở thành đệ tử của chính “bà tiên áo trắng”
Cô Hồ Thị Thu  -  Ảnh: Nhật Minh.
          Chuyện của người đàn bà sau đây gần giống như tấn “bi kịch phổ biến” kể trên, chỉ có điều rằng phần kết của nó rất có hậu. Bà tên là Hồ Thị Thu, sinh năm 1955, người ở xóm Hiệp Tổng, thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, là người bị ung thư vú, đã di căn hỏng thận và hầu như toàn bộ nội tạng. Bệnh viện đã trả bà về để chờ chết. Gia đình đã đóng quan tài cho bà rồi nhưng có người mách đi ngồi thiền, chữa bệnh bằng Năng lượng Trường Sinh học ở Bình Dương. Có bệnh thì vái tứ phương, bà Thu tập ngồi thiền. Rồi nhờ “thuốc tiên” của dòng suối nước nóng tự nhiên lên tới 85ºC cạnh nhà mình, nhờ ông thầy tận tâm hướng dẫn mở Luân xa (huyệt đạo) trong 14 tháng 21 ngày, bà Thu đã sống khỏe đến nay là… 22 năm. Triệu chứng duy nhất còn lại của căn bệnh cực kỳ hiểm nghèo ấy trên cơ thể bà hiện nay ấy là khi trái gió trở trời bà vẫn ho ra một… bụm máu tươi. Để cảm ơn cái duyên trời đất đã ban cho mình sống sót, bà Thu cùng chồng là ông Võ Ngọc Anh đã đem toàn bộ gia sản, đem nhiều nghìn mét vuông vườn điều, đất ở của mình ra làm nơi truyền dạy bí kíp ngồi thiền chữa bệnh cho đồng bào cả nước mà không lấy bất cứ khoản thù lao nào. Đến nay, bà và các cộng sự (hầu hết là những người ung thư từ cõi chết trở về) đã có “trường” dạy học viên, với tổng số người được thống kê kỹ càng trong sổ sách là: 60.000 người! Tâm đức cứu nhân độ thế của bà Thu đã được cơ quan chức năng ghi nhận bằng nhiều bằng khen, nhiều danh hiệu,... và bà tự hào đăng đàn trong các cuộc hội thảo, tập huấn quy mô quốc gia, chỉ với mong muốn duy nhất: nhân rộng mô hình “ngồi im như tượng” chữa bá bệnh kể trên.
Tôi có anh bạn đang khỏe như trâu bỗng dưng mắc bệnh trọng, người ta vẫn thường gọi đó là hiện tượng “đá cũng đổ mồ hôi”. Anh này làm phóng viên điều tra của một tờ báo lớn. Một ngày anh bỗng dưng ngất xỉu khi đưa con đi học, cơn đau làm anh quằn quại, nhe răng ra, con trai lên xe bus nhà trường đón rồi quay lại nhìn bố “nhe răng” cứ nghĩ bố đang cười chia tay mình. Anh bảo, hôm đó anh đã tin đó là lần cuối cùng con anh được nhìn thấy bố, bởi cơn đau như có ai đâm dao vào ngực trái và anh không tin mình còn được sống. Khi tỉnh dậy, bác sỹ bảo: anh bị hở van tim, có kết luận của Bệnh viện Việt Xô (Hà Nội) hẳn hoi. Rồi anh bị chảy máu dạ dày, viêm hang vị, trợt loét bờ cong (kết luận của BV Bạch Mai, Hà Nội). Uống nhiều thuốc Tây, anh bị biến chứng lên cơn đau thận cấp, lại đi cấp cứu, hai bên thận có hai hòn sỏi lớn. Rồi anh bị trầm cảm đánh người vô cớ, đòi tự tử vô cớ. Tất cả bệnh án xếp dày, các bệnh viện lớn như Việt Xô, Bạch Mai kết luận như một “bản án” không nhẹ tí nào.
Dường như cánh cửa sự sống đã đóng trước anh nhà báo đó. Bỗng dưng, cái ách giữa đàng nó quàng vào cổ: Mẹ anh, 60 tuổi, lại phát hiện bị ung thư, Bệnh viện K Hà Nội đã tiến hành phẫu thuật cắt gần hết dạ dày. Truyền hóa chất cực độc, rụng tóc, chân tay phù nề lở loét, vỡ ven, sút cân, xanh xao, sức khỏe suy kiệt mỗi ngày. Người ta bảo, ung thư là thứ có yếu tố di truyền, anh nhà báo đi soi dạ dày thì phát hiện mình mang bệnh tim, dạ dày, kể cả HP dương tính (virut trong dạ dày gây loét rồi gây ung thư) giống hệt như mẹ.
Trước sự hoành hành đáng sợ của thuốc Tây dùng liều mạnh, lại không được các bác sỹ hướng dẫn sử dụng và tư vấn cách ăn uống thế nào để giảm trừ tác dụng phụ của hóa chất,… Anh nhà báo hiểu ra và được khuyên tìm đến thuốc Nam và các phương pháp chữa bệnh phương Đông để tự cứu mình và cứu mẹ. Đúng lúc đó, xảy ra tình trạng rất đáng chú ý ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Đó là việc một người đàn bà áo trắng, nói giọng miền Nam, phong thái khá kỳ lạ xuất hiện. Bà tập hợp vài trăm “tín đồ” đến các điểm sinh hoạt công cộng ở các xã để “giảng đạo”. Bà nói say sưa, nói từ sáng đến đêm với 3 – 4 ca “học viên” nghe giảng. Bà chỉ ăn gạo lứt, uống nước rau quả mà có sức khỏe lạ thường. Trong suốt nhiều ngày, bà cùng các cộng sự và hàng trăm bà con trong khu vực cứ nói chuyện rồi cùng ngồi im như tượng. Có phải người truyền đạo trái phép? Có phải người dụ dỗ lương dân để trục lợi? Có phải một phương pháp chữa bệnh mê tín dị đoan của một “phù thủy” khiến bà con hao tiền tốn sức, tiền mất tật mang? Anh nhà báo được chỉ định lên đường điều tra “chuyện hi hữu” kể trên.
          Những tưởng phải hóa trang, đánh trống ghi tên bằng hồ sơ giả khi xâm nhập các màn ngồi thiền bí ẩn kia, ai ngờ anh nhà báo rất thoải mái được “bà phù thủy” nhận vào lớp nghe giảng, ngồi thiền. Chỉ cần ghi tên trong sổ của một người phụ nữ già yếu (sau này anh biết rằng đó là người có tiền sử bệnh án ung thư thập tử nhất sinh từ cõi chết trở về). Cũng không cần chứng minh thư hay giấy tờ gì, càng không cần đóng bất cứ khoản lệ phí nào. Cầm một tờ báo cũ đến, lót xuống sàn nhà lạnh ngắt (bấy giờ là mùa đông khắc nghiệt), đặt mông mình xuống rồi nghe giảng và ngồi thiền ngày nọ qua ngày kia. Đến bữa ai về nhà nấy, đến giờ lại học. Người học đông đến mức có khi 21 giờ đêm, người đàn bà áo trắng mới chia tay một lớp học gần trăm học viên, rồi lại tiếp tục giảng cho một lớp mới mãi đến… 23 giờ khuya. Để đến sáng hôm sau, 6 giờ sáng, một lớp mới lại bắt đầu.
Chuyến đi trị giá 300 triệu, chỉ xin mượn bà con một cái rổ
Người đàn bà áo trắng không lấy gì của ai. Bà bảo, trời cho bà cái duyên tìm được môn học này từ những người tốt khác, và bà được sống, bà muốn cuộc sống còn lại của bà là dâng hiến cho những người bệnh khổ sở khác trên đời này. Bà không có nhu cầu ăn thịt thà cá mú, không cần ở chỗ sạch sẽ rộng rãi, ngoài một góc nhỏ có thể đặt “bàn tọa” và ngồi im như tượng được. Những người già lắm bệnh ở Đất Tổ gọi bà là “cô”, “bà tiên áo trắng”, xưng “chúng em”. Rồi họ mang đủ khoai, sắn, gạo nước, thịt gà lợn đến mong thầy ăn và lấy sức để cứu nhân độ thế. Người đàn bà áo trắng không lấy gì, ngoài việc lấy một cái rổ nhựa để rửa rau. Vì bà ở trọ ở đó bằng tiền của bà, chỗ trọ có người bán rau bà mua bằng tiền túi của bà; nhưng ở đó lại không có người bán rổ nhựa. Sau này, hàng nghìn người ở huyện Cẩm Khê được môn học do người đàn bà áo trắng truyền dạy giúp chữa khỏi bệnh, họ thường thuê những chiếc xe khách trọn gói, chở toàn bộ học viên từ Đất Tổ, vượt quãng đường 1.500km vào trong vườn điều của người đàn bà áo trắng ở Bình Định mà “tầm sư học đạo”. Họ coi đó là cách tự đi tìm sự sống về lại với mình.
Cảm kích trước sự quyết liệt chữa bệnh của bà con Cẩm Khê, cũng cảm thương cho cái việc khánh kiệt vì bệnh tật của họ, người đàn bà áo trắng đã quyết định đem… tiền tỷ ra "biếu" bà con. Bà không lúc nào có tới 2 triệu đồng trong túi, nhưng bà quyết tâm ra Phú Thọ mở lớp theo nhu cầu của bà con, mà mở lớp không bao giờ lấy đồng nào của ai. Bà luôn tuyên bố, tôi có học trò ở khắp Việt Nam, nhưng có một cách để xem người đó có thật sự là học trò của tôi không, xin cứ hỏi: Chữa bệnh có mất tiền không? Truyền dạy mở Luân xa có lấy kinh phí không? Nếu ai trả lời là có, tức là người đó là “hắc đạo”, là mạo danh “học trò cô Thu” để trục lợi. Hoặc đó là người học môn học tuyệt vời kia mà biến chất thoái hóa, bà con không nên theo.
Bà Thu tính: “Một lần tôi ra Cẩm Khê, khoảng 300 người theo học. Nếu với giá đi tàu xe, rồi ăn ngủ dọc đường, rồi chi phí khi tá túc trong “trường” ở Phù Cát, mỗi học viên phải tốn ít nhất 1 – 2 triệu đồng. Ba trăm người không phải đi xa để học, tôi giúp bà con bệnh tật của mình bớt tốn kém được 300 – 600 triệu đồng. Nếu các học viên đi máy bay, con số tốn kém có thể gấp 6 – 7 lần so với người đi xe đò vật vã mấy ngày trời kia. Cái gì có lợi cho bà con thì tôi làm. Tôi đã khóc khi chia tay bà con ở sân bay Nội Bài, khóc rồi tôi trách bà con. Bởi khi tôi xuống máy bay, bà con xếp hàng, họ khóc, những người to béo, ăn to nói lớn cũng khóc dàn dụa vì xúc động. Mỗi người ôm một bó hoa, tôi tính tạm là 150 nghìn đồng một bó. Tiền triệu mua hoa cho người đàn bà ung thư từ cõi chết trở về đi hành đạo giúp đời như tôi, cái tình ấy quý lắm, nhưng tốn kém như thế để làm gì? Sao không đem tiền đó đi giúp đỡ người bệnh khác? Bệnh tật là con đường ngắn nhất để mỗi người đi đến tán gia bại sản…”. Nói rồi, bà Thu rơm rớm nước mắt.
Trước những hành động của bà Thu, trước việc tận mắt chứng kiến bà con khỏi bệnh, đặc biệt là bản thân mình cũng khỏi nhiều thứ bệnh nhờ công phu ngồi học thử phương pháp chữa bệnh ngồi im như tượng kia, anh nhà báo điều tra đã bước đầu bị khuất phục. Tất nhiên, hoài nghi là thứ không thể không có trong người làm báo, làm điều tra. Nhưng suốt quá trình theo học, anh không thấy bà Thu nói điều gì nhảm nhí, mơ hồ, dị đoan hay phản động. Chỉ là lời khuyên sống tốt, tĩnh tâm, tâm và thân bình an để tự chữa bệnh cho mình và cho mọi người. Phải có tâm với đời, để khiêm cung, nhường nhịn, tâm an lành là thuốc tiên để chữa bá bệnh. Đừng trục lợi hay kiêu căng qua phương pháp chữa bệnh này, dẫu công hiệu của nó có giúp đỡ được một hoặc nhiều người khỏi bệnh đi nữa. Anh khỏi bệnh là do nỗ lực tự bản thân anh, niềm tin của anh, lơi là tập luyện thì bệnh có thể lại đến. Anh nhà báo cứ nghe, cứ đề phòng, cứ theo học những điều mà theo anh là dù thế nào cũng chẳng hại gì đến thân thể, danh dự hay nghề nghiệp của mình. Anh cũng ngồi thiền, tĩnh tâm, dần dà lòng thiền lớn dậy, anh thấy thanh thản và lòng luôn nghĩ về lẽ nhân sinh tử tế ở đời. Cuối cùng “bạn học” của anh ở mọi lứa tuổi đều cảm thấy khỏi bệnh, họ đi siêu âm, xét nghiệm lại thì các bác sỹ rất ngạc nhiên không hiểu điều gì đã xảy ra. Bản thân anh nhà báo khỏi hẹp van tim, khỏi bệnh dạ dày, bay mất mấy viên sỏi trong thận. Các bệnh cơ hồ mãn tính của anh từ nhỏ như: vạy cổ, mất tiếng, viêm họng, đau khớp, suốt 4 năm qua chưa bao giờ tái phát. Siêu âm, xét nghiệm bằng y học hiện đại, van tim của anh chỉ còn hở rất nhẹ. Lưu giữ hai kết quả đó, xem các kết quả của bạn đọc khác ở vùng Cẩm Khê, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Quảng Nam,… anh rất bàng hoàng nhận ra: Dường như ngồi thiền chữa bệnh bằng ứng dụng Năng lượng Trường Sinh học đang là một thứ “thuốc tiên” cứu anh và bạn hữu. Anh và cả gia đình anh theo học bà Hồ Thị Thu từ đó.
PV Tuổi trẻ & Đời sống thâm nhập “trường học” của bà Hồ Thị Thu
Khi chúng tôi có mặt ở Phù Cát, Bình Định, hỏi bà Hồ Thị Thu thì ai cũng biết. Nhà bà có đặc điểm là rất rộng, mồ mả ông bà nằm ngay trong vườn với cái nấm hầu như đã bị xóa mờ bởi các cơn gió cát. Bởi phong tục ở đó là không có hoạt động “cải cát”. Chồng bà Thu, ông Võ Ngọc Anh hằng ngày vẫn làm cỏ đều, thu hái nông sản, cõng bình thuốc trừ sâu đi ra ngoài ruộng rẫy như nông dân đích thực. Người học rất đông. Cạnh nhà bà là suối nước khoáng nóng Hội Vân, lúc nào cũng mù mịt khói, thả một con gà ủ xuống cát suối, nửa tiếng sau là gà chín. Bà con bán trứng trên bờ, nhúng xuống nước 5 phút là trứng chín. Rất nhiều bệnh nhân ung thư ngồi thiền bên bờ suối, nhiều người đánh ô tô đến múc nước khoáng nóng đó đem về Sài Gòn uống, tắm với mong muốn trị bệnh hiểm nghèo.
Học viên lớp Nâng cao Bậc III, tháng 4 năm 2012  -  Ảnh: Nhật Minh.
          Không một ai phải đóng một khoản phí nào, trừ tiền điện vài nghìn đồng/tháng (!), tiền ăn có khi chỉ chục nghìn đồng/bữa, do bệnh nhân đứng ra nấu và giúp đỡ nhau ăn uống. Người đến đông, bà Thu cho biết: đôi khi bà cảm thấy cũng mệt mỏi lắm. Bà cũng không tuyên truyền gì, không lấy gì của ai, chỉ chăm chắm giúp người ta học điều lành lẽ, ngồi thiền tĩnh tâm, mở các huyệt đạo thu nhận năng lượng vũ trụ, tự sắp xếp an tĩnh lại cơ thể mình nhằm phòng ngừa, chữa trị bệnh tật. Bà cũng được cấp chứng chỉ hành nghề, cũng là Phó Chủ tịch Hội Tâm năng Dưỡng sinh Phục hồi Sức khỏe tỉnh Đắk Lắk. Nhưng điều bà sợ nhất là chính quyền địa phương đã và sẽ kêu ca về chuyện ở nhà bà tụ tập quá đông người. Vì thế bà và cộng sự rất vất vả để thường xuyên cập nhật và báo cáo về số người đến tạm trú ở nhà bà. Tuân thủ nghiêm ngặt quy định của công an khu vực, báo cáo đầy đủ, bà coi đó là trách nhiệm công dân chân chính của mình. Nhưng cũng có khi, cửa “trường” đành phải mở cho bệnh nhân từ nơi xa xôi đến, họ bị trễ tàu xe, họ gõ cửa vào lúc 12h đêm, có người là cán bộ nhà nước, có người là Tổng Biên tập báo, là công an, là nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy,… đến học. Thế là không kịp làm báo cáo tạm trú được. Bà bị phát hành chính, bèn ngậm ngùi đi bán mấy con gà mái, lấy tiền nộp phạt.
Bà Hồ Thị Thu đang làm nghề buôn bán nhỏ thì ngã bệnh vào năm 1990. Lúc bấy giờ ở tuổi 35, nặng 63kg, đầy sức sống, con nhỏ dại, cha mẹ già yếu, bà Thu đã thật sự suy sụp. Với kết luận của BV Đa khoa Quy Nhơn, bà Thu bị hở hẹp van tim độ 2, suy thận mãn tính, ảnh hưởng trầm trọng đến gan. Chuyên khoa tim, BV 115 (TP. Hồ Chí Minh) đã không thể mổ tim được cho bà Thu bởi sức khỏe đã suy kiệt đến báo động rồi. Về nhà nằm chờ chết, bỗng dưng bà thấy tức ngực, ho ra máu liên tục, hai bên vú nổi hai cục u lớn. Gia đình bán ruộng vườn, thuê xe đem bà vào Bệnh viện Ung bướu TP. HCM, thì được kết luận: ung thu vú nặng, đã di căn qua phổi. Cõi sống đóng sập cửa với người đàn bà Phù Cát 35 tuổi có vẻ đẹp mặn mà Hồ Thị Thu. Chỉ trong ít ngày, từ chỗ nặng 63kg, bà chỉ còn 39kg, đi lại lẩy bẩy, khóc hết nước mắt với những lời chia tay chồng con thống thiết nhất.
Bỗng dưng có người bảo còn nước còn tát, đánh canh bạc cuối cùng với thần chết bằng cách đi học Năng lượng Trường Sinh học của thầy Lương Đình Phú ở Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Bà sống thêm được đến nay, ít nhất đã 22 năm, bà đã cứu giúp cho ít nhất 60 nghìn người, trong đó có nhiều bệnh nhân ung thư còn nặng hơn bà hồi đó.


Kỳ II:  Chuyện nhiệm màu của những người từ cõi chết trở về
Hồ Thị Thu cầm bệnh án ung thư vú đã di căn ra toàn ổ bụng, về quê chờ chết. Rồi 22 năm trôi qua, cô Thu năm xưa đã lên bà, tóc bạc da mồi rồi mà cô vẫn sống khỏe. Sáu mươi nghìn người đã qua học ở “trường”, tất cả đều được bà Thu trực tiếp giảng bài rồi bà cùng vài người thân tín lần lượt mở từng Luân xa cho họ, ngồi thiền hết ngày dài lại đêm thâu cùng với họ.
Ngồi thiền như “Phật sống” mỗi ngày
Có người không hiểu ngậm ngùi thương cảnh “vác tù và hàng tổng”, mình vì mọi người đến tận cùng của bà Thu. Rằng: bà phải nói ra rả cả ngày, phải đăng ký tạm trú và có thể còn chịu nộp phạt nếu ai vi phạm cho tất cả bệnh nhân. Thế mà nói xong, bà lại ngồi bất động hàng tiếng đồng hồ cùng biết bao nhiêu là người đến từ nhiều dân tộc, nhiều vùng miền, nhiều tầng giới khác nhau. Nghe vậy, bà Thu mỉm cười cảm ơn, rằng: “Tui ngồi thiền là cách tui tự cứu tui. Không ngồi thiền là tui chết. Không làm việc thiện thì tui cũng chẳng còn là tui nữa”. Rồi bà cười, cái cười đặc chất nông dân ở miền “đất võ trời văn” Bình Định. Quê bà cát trắng nhức mắt, nghèo đến tận cùng. Nhà bà cũng nghèo nhất nhì trong khu vực, lại thêm tán gia bại sản do ung thư. Sự thật là vậy, nhưng chưa bao giờ bà thấy mình nghèo, cũng chưa bao giờ thấy thiếu gạo lứt nấu cơm, gạo lứt rang nghiền pha vào nước sôi để nguội mà sống qua ngày.
Bà bảo, ở nước ngoài người ta nói Phật sống cũng chỉ ngồi thiền ở tư thế kiết già (tư thế cực kỳ “đẳng cấp” và khó ngồi: xếp bằng tròn, hai ống chân vắt chéo, hai mu bàn chân úp vào hai đùi, lòng bàn chân ngửa hướng lên trên) được vài tiếng. “Riêng tôi, nếu tính thế thì thành Phật lâu rồi. Mỗi ngày tôi ngồi 4 – 6 tiếng, ngày nào cũng vậy. Nếu chia ra, một ngày có 24 tiếng dành cho mọi hoạt động sống, tôi thường dành đến 1/6 quỹ thời gian để ngồi thiền, để nghiền ngẫm sự đời, giữ cho tâm thanh sạch hướng thiện, chìm sâu vào tĩnh lặng để thu năng lượng của vũ trụ mà trị bệnh cứu mình, rồi tìm cách cứu những người bệnh tận khổ khác” – bà Thu tâm sự.
Trở lại thời điểm thập tử nhất sinh của bà Hồ Thị Thu vào năm 1990. Lê lết vào đến huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, gặp “thầy” Lương Đình Phú và tiếp cận với môn học chữa bệnh bằng Năng lượng Trường Sinh học, lúc đầu bà Thu cũng bán tín bán nghi. Gọi là không có con đường đường sống nào khác, không lẽ ngồi nhà chờ chết, thôi thì hy vọng gặp thầy gặp thuốc sống thêm ngày nào hay ngày đó. Sau một năm ngồi thiền, kỳ công học tập, bà Thu cảm thấy cơ thể mình ổn định, ăn được, ngủ được. Những cơn đau bớt dần, càng tin tưởng vào sức sống thần kỳ của con người khi tiếp cận được nguồn năng lượng vũ trụ đó để trị bệnh, bà càng quyết tâm học, với niềm tin mãnh liệt là mình có thể sống sót ở cõi trần còn bao dang dở mẹ già con thơ này.
Công phu luyện tập, có niềm tin mãnh liệt vào môn học, có cái Tâm trong sáng để cái Thân khỏe mạnh giúp mình, giúp đời,… – Đó là bài học nhập môn của bà Thu khi đến với Năng lượng Trường Sinh học. Học gần hết “vốn” của thầy Phú, thầy lại chuyển bà Thu đến học thầy Trần Văn Mai (cũng ở Bình Dương”, một bậc thầy của ông Phú. Càng học càng thấy thanh thản đầu óc, cơ thể ổn định, bà từ 39kg tăng lên 62kg. Niềm tin và lòng hướng thiện là sức mạnh đầu tiên giúp bà Thu vượt qua bệnh tật. Bà tự hứa với lòng mình, hứa với hai bậc sư phụ đã đem đến một kiếp sống khác cho mình, rằng: “Con sẽ dành toàn bộ phần đời còn lại của mình để chữa bệnh cho bà con mình, không vụ lợi, không đòi hỏi bất cứ điều gì”. Sau này, có điều kiện đọc sách, cô “nông dân” Hồ Thị Thu mới hiểu, lời hứa hồn nhiên của mình với các thầy lúc đó, nó có cái gì rất giống lời thề Hyppocrater của ngành y trên thế giới – thứ mà bà chưa bao giờ nghe thấy! Các thầy thuốc nguyện chữa bệnh cho bất kỳ bệnh nhân nào, vượt qua bất kỳ khó khăn nào, không kể giới tính, quốc tịch, màu da, giàu nghèo, vượt qua mọi khắc nghiệt, tỵ hiềm, thù hận,… Trở về quê, sẵn có sức khỏe “môn học ban cho”, lại có vườn rộng, bà Thu chắt bóp mua gạch đá về xây dựng những căn nhà nhỏ để làm nơi tá túc cho người nghèo đến theo môn học nhằm chữa bệnh. Bà thu nạp đệ tử, biến vườn nhà mình thành ngôi trường tràn ngập tình thương yêu. Bà hiểu, bà từ cõi chết trở về. Những người bệnh không có tiền, không có cả niềm tin là mình thoát khỏi cõi chết kia đến với bà. Bà thương họ như thương chính cơ thể mình, bà tin họ như tin chính người thân của mình. Thế nên, đôi lúc ở vườn nhà bà Thu, số người ốm đau và người chăm sóc đông hơn một cái bệnh viện cấp tỉnh. Đủ ăn uống, ngủ nghỉ (không thu phí), cả trăm người và hơn thế nữa, nhưng tuyệt nhiên không mất vệ sinh, không có trộm cắp hay ẩu đả nghi kỵ nhau. Người ta sống với nhau bằng cái tình của con người với con người trong thảm họa bệnh tật!
Bí quyết trong mỗi buổi tập thiền chữa ung thư
Cô Thu đọc tham luận tại Hội thảo hôm 27-3-2012. -  Ảnh: Nhật Minh.
Bí quyết chiến thắng bệnh ung thư của bà Hồ Thị Thu chỉ đơn giản là ngồi thiền đúng cách. Khi bắt đầu ngồi thiền, hai bàn tay ngửa ra, 4 đầu ngón tay chụm lại và đặt trên hai đầu gối; mắt nhìn thẳng, hít vào bằng mũi thật sâu, thở ra bằng miệng thật sâu đủ 3 lần, rồi nhắm mắt lại, ngậm miệng lại, thở bằng mũi bình thường,trong tư thế ngồi thiền kể trên hàng giờ đồng hồ (trước khi kết thúc buổi thiền, cũng hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng thật sâu theo phương pháp đó, số lần đó, y như lúc bắt đầu). Sau đó, chìm vào trong tĩnh lặng tuyệt đối, cơ thể sẽ tự vận hành theo cơ chế của nó, suy nghĩ tập trung vào Luân xa số 7 ở đỉnh đầu hoặc là Luân xa số 6 ở trước trán (hình in trên TT&ĐS số trước), rồi để cơ thể vận động thu các nguồn khí, có thể là lấy khí lành vào và thải ra khí độc. Tùy theo bệnh tình hay cơ địa của mỗi người mà cố gắng vận khí vào một “cửa” Luân xa phù hợp, những người đã học cấp cao thì vận dụng thu khí ở một hay nhiều trong số 6 vị trí Luân xa đã quy định của cơ thể người. Luân xa số 1 không có chức năng chữa bệnh, tuyệt nhiên không ai được tò mò khai thác sử dụng Luân xa này.
Khóa học 6 ngày sẽ giúp người tập ngồi thiền hiểu về từng Luân xa và đặc điểm trị bệnh của nó. Đặc biệt là người ta không thể tự mở Luân xa cho mình được, cũng không học qua băng hình hay sách vở được, mà phải có thầy đủ công lực thâm hậu để giúp mình làm việc đó. Sau khi lấy khí ấm, khí lành từ vũ trụ vào cơ thể mình, người bệnh sẽ được các vòng quay Luân xa và sức mạnh luyện tập của mình đẩy khí độc ra. Hoạt động đó gọi là “đẩy trược” (đầy tà khí ô trược ra ngoài). Các dấu hiệu “đẩy trược” đó, người thiền có thể cảm nhận được nó “bò” trên cơ thể, trên mặt mình như những “con sâu” thật sự, đôi khi còn cảm giác ai đó dùng lửa huơ trên mặt mình, có nước chảy nhẹ buồn buồn (nhột) trên mặt và cơ thể mình. Có thể cảm nhận được luồng điện bí ẩn đi vào 10 đầu ngón tay, vào các huyệt đạo trên cơ thể người tập thiền chữa bệnh đúng quy cách. Dần dà họ có thể điều khiển luồng khí chạy đi chữa trị bệnh ở từng vùng cơ thể. Người ta có thể học Cấp 1, bắt buộc ngày đầu tiên ngồi tập ít nhất 30 phút, rồi nâng dần lên trên 60 phút. Khi học Cấp 2 và Cấp 3 thì thời gian ngồi thiền và chế độ kiêng khem kéo dài và nghiêm cẩn hơn. Dĩ nhiên, năng lượng thu được cho việc trị bệnh và sống thanh thản khỏe mạnh cũng sẽ nhiều hơn, hiệu quả hơn. Kiêng nhất của môn học có lẽ là sự lười thiền, mất niềm tin và các suy nghĩ hành động xấu xa, hắc ám.
Người học cũng được tìm hiểu về lịch sử ra đời môn học này, với ông tổ là vị Tiến sỹ Đasira Narada, một con người thành đạt và thông tuệ, người gốc Sri Lanka. Ông đã từ bỏ tất cả giàu sang phú quý, sự hiển đạt tột cùng để vào trong hang núi tuyết lạnh lẽo vùng nóc nhà thế giới Hymalaya tu luyện, tìm cách tự khai mở Luân xa cho mình, tìm ra “chìa khóa” khai mở Luân xa cho người khác. Rồi bí quyết này được truyền dạy mãi sang Việt Nam và đi khắp thế giới. Đó là một môn khoa học thực sự, được thế giới và Việt Nam ghi nhận.
Bà Hồ Thị Thu, với tư cách là người phụ trách CLB Trường Sinh học ở Hội Vân quê mình, là Phó Chủ tịch phụ trách huấn luyện của Hội Tâm năng Dưỡng sinh phục hồi sức khỏe tỉnh Đắk Lắk đã phát biểu tại một cuộc hội thảo lớn về lĩnh vực này diễn ra ở thành phố Buôn Ma Thuột, hôm 27 tháng 3 năm 2012 vừa qua, như sau: “Nhớ ơn Tiến sỹ Đasira Narada – người Sri Lanka đã kỳ công ngồi thiền trong hang núi suốt 17 năm để tự khai mở Luân xa cho mình và tìm “chìa khóa” khai mở Luân xa cho người khác, khai sinh ra môn học chữa bệnh bằng việc đưa năng lượng vũ trụ vào cơ thể người – tôi đã nguyện dành cả đời chữa bệnh cho những người khác khi họ cần và tìm đến với tôi. Tôi thấy, Trường Sinh học là phương pháp dưỡng sinh rèn cả Tâm lẫn Thân. Để khắc phục được những trở ngại, xóa bỏ được những nguyên nhân dẫn đến rối loạn hệ thống điều chỉnh như hệ thống thần kinh, nội tiết, nhịp sinh học,… thì việc thực hiện dưỡng sinh Tâm là căn bản nhất. Bất kỳ ai, dù ở lứa tuổi nào, cũng cần coi dưỡng sinh Tâm là khâu quan trọng nhất của sự sống, vì việc điều khiển từng lời nói đến sai khiến chân tay làm việc, tái tạo mọi hành vi, mọi hoạt động đề do Tâm mà ra. Không ai có thể phủ nhận vai trò của dưỡng sinh Tâm trong việc nâng cao sức khỏe con người”. Trong tham luận, bà Thu cũng trân trọng trích lời của Giáo sư, Tiến sỹ, Viện sỹ, nguyên Viện trưởng Viện vật lý Việt Nam, ông Đào Vọng Đức: “Những người theo học Trường Năng lượng Sinh học với tôi cũng đạt kết quả cao và hết lời ca tụng. Trong khi đó, tôi rất ngạc nhiên vì một số người chưa tìm hiểu, chưa thực nghiệm đã hồ đồ vội bác bỏ. Thực tế, thái độ như vậy đối với khoa học là hoàn toàn không đúng”.
Những người thoát “án tử hình” nói về “thuốc tiên”
Thực tế, bà Thu không chỉ cứu được mình khỏi án tử hình ung thư di căn, trong số 60.000 người theo học ở chỗ bà, có rất nhiều người đã khỏi bệnh nan y. Nhiều người về quê sống và ngồi thiền thanh thản, khỏe mạnh. Cũng có nhiều người cảm cái nghĩa của bà Thu và môn học kỳ diệu đã tình nguyện ở lại cả đời, phục vụ không công cho công tác hướng dẫn, chăm sóc bệnh nhân đến cầu cứu “cô Thu” tại “trường” ở Hội Vân. Hoặc, bản thân họ cũng nối nghiệp bà Thu, đi khắp các tỉnh làm việc thiện bằng cách mở các Câu lạc bộ Năng lượng Trường Sinh học thu hút nhiều nghìn người tham gia.
Hầu hết số này là người từ cõi chết trở về, họ muốn trả ơn cuộc đời. Đó là ông Nguyễn Thanh Nam, 58 tuổi, ở Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định, bị bệnh nan y, liên quan đến phổi, ho ra máu trong thời gian dài, nhờ luyện tập đã lành bệnh. Hiện ông Nam là người hướng dẫn luyện tập môn học này tại Bình Định. Đó là ông Cao Xuân Tiến, 57 tuổi, bị u phổi, viêm đại tràng rất nặng, nhờ luyện tập đã khỏi hẳn và đang tham gia giúp đỡ người khác ở quê nhà – thị trấn Ea Đ’Răng. Rất nhiều người mà chúng tôi phỏng vấn, họ đều thừa nhận mình đã ở tình trạng đóng quan tài, bệnh viện trả về,… Nhưng họ bảo: “Chúng tôi rất ngại nói lên báo chí mình bị bệnh ung thư, vì thật ra bệnh của tôi là ung thư, nhưng nói là ung thư thì người ta kỳ thị, họ còn nghĩ con cháu chúng tôi cũng sẽ bị ung thư, xóm làng nghĩ này nghĩ nọ”.
Ông Cao Xuân Tiến nhiều năm là cán bộ giữ rừng có uy tín ở Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk, rất đôn hậu và cởi mở, ông từ cõi chết trở về và muốn tri ân cuộc đời qua việc tự nguyện giúp đỡ người khác bằng cách mở lớp hướng dẫn tập dưỡng sinh Trường Sinh học trị bệnh. Điện thoại của ông Tiến là: 0914057921. Ông Tiến cho biết: “Tôi là thành phần bệnh nặng đến mức bệnh viện bó tay rồi. Thận, gan, dạ dày, đại tràng đều sắp… hỏng hết. Đi khắp bệnh viện ở Đắk Lắk, Sài Gòn, rồi cả viện Ung bướu TP HCM. Tôi trở về với hia chai nước truyền hai bên “thi thể”, gia đình bảo thôi thì tìm được thuốc nam, may ra sống thêm được ngày nào hay ngày đó. Ai cũng biết tôi là người ung thư phổi, nhưng văn bản người ta không ghi rõ như vậy, hoặc gia đình giấu mình vì sợ mình không đủ can đảm đương đầu với với bi kịch ở phía trước. Ông Tiến nói: Tôi kiên trì theo học, thế mà từ bấy đến nay sống khỏe được 7 – 8 năm rồi. Tôi phát động cả nhà tôi theo học môn này. Con giá tôi bị bướu đa nhân ở họng, bệnh viện Đà Nẵng phát hiện và kết luận đáng sợ. Con tôi cũng theo học Trường Sinh học Năng lượng, bây giờ khỏe mạnh, có chồng có con rồi”.
Bây giờ ông Cao Xuân Tiến là một Huấn luyện viên.
          Ông Tiến mỉm cười chua xót nhớ lại hồi mới khám bệnh: “Phổi của tôi có nhiều “chấm”, nguy hiểm đến mức người ta không dám nói đến đó nữa. Họ chỉ kể ra những cái bệnh còn có chút hy vọng chữa được, như gan nhiễm mỡ độ 2, ứ nước ở thận độ 2, hai bên thận hai hòn sỏi”.
Bây giờ ông Tiến khỏe mạnh. Đặc biệt, sự liên kết giữa “trường” của bà Hồ Thị Thu và những người tâm huyết với môn học ở Đắk Lắk, nhờ những người tâm huyết như ông Tiến, đã có những phát triển đáng ngạc nhiên: Họ mở được 31 lớp, với gần 5.800 học viên. Ngoài cơ sở ở khắp nhiều huyện trong tỉnh Đắk Lắk, bà Thu và cộng sự còn mở các Câu lạc bộ Dưỡng sinh Trường Sinh học ở: Phan Thiết (Bình Thuận), Cẩm Khê (Phú Thọ), Tam Kỳ (Quảng Nam),… với nhiều nghìn người tham gia.
Giá mà tôi rủ được thông gia đi học thiền thì ông ấy đã không phải chết
Ông Cao Đình Vinh (số điện thoại: 0976110069), người An Nhơn, Bình Định, 60 tuổi, cũng mắc bệnh nặng đến… hết thuốc chữa. Gan của ông đã bị xơ, chỉ ít thời gian tới là ngừng hoạt động hoặc chuyển sang ung thư gan. Bệnh viện Chợ Rẫy trả về, cơ may sống sót chỉ còn trong hy vọng… mong manh. Qua luyện tập, hết sức bất ngờ là đến nay ông Vinh đã sống thêm được 8 năm, hiện đang khỏe mạnh, giúp bà Thu phụ bệnh cứu người tại Hội Vân. Ông Vinh bảo: “Tôi đã gặp rất nhiều người bị ung thư đến đây chữa và kéo dài được sự sống, rồi trở về quê sinh sống bình thường. Một năm có tới 9 – 10 nghìn người đi đi về về tại cơ sở này, thật lòng tôi không nhớ hết được. Tôi chỉ nhớ là chính họ còn không hiểu tại sao mình khỏi bệnh. Đi khám bác sỹ cũng rất ngạc nhiên vì khối u không còn nữa. Nhiều chị em luyện tập “tiêu” mất cả khối u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
Ông Nguyễn Xuân Thai ở Sông Thao, Cẩm Khê, Phú Thọ
bây giờ cũng là một Huấn luyện viên  (ĐT: 0978274098)
          Ông thông gia với tôi, cũng bằng tuổi tôi, bệnh như tôi, không đi luyện tập, chọn uống thuốc Tây nhưng không khỏi, ông ấy mất từ năm 2006. Tôi rất áy náy việc này, lẽ ra tôi nên bảo ông ấy đi tập cùng tôi, thì bây giờ ông đã không phải nằm dưới đất sâu những 6 năm rồi. Thú thực, lúc đầu tôi theo cô Thu tập luyện, tôi vẫn chưa tin tưởng là có thể khỏi bệnh. Chứ nếu không tôi đã rủ ông ấy đi học môn học này. Ông ấy chết với khối u 3m trong gan” – Ông Vinh buồn bã kể.
Một bệnh nhân vượt qua ung thư tủy một các kỳ lạ!
Đặc biệt nhất trong số những người được phương pháp tập luyện màu nhiệm này cứu giúp, có lẽ phải là chị Hoàng Thị Vũ, nhà ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định (số điện thoại: 0906508677). Sinh năm 1977, làm nghề buôn bán nhỏ đang phát đạt và yên bình, bỗng nhiên Vũ lên cơn đau xương, đi khắp bệnh viện ở Quy Nhơn, Sài Gòn,… thì người ta mới phát hiện ra bị ung thư tủy. Khi Trung tâm Huyết học ở TP HCM trả Vũ về để vui với gia đình ngày nào hay ngày đó trước khi vĩnh viễn chia tay cõi sống, Vũ kiệt quệ cả Tâm lẫn sức. Cuộc sống mờ đi trước mắt, từ sáng đến tối cô chỉ nghĩ về cái chết và đắng lòng lo cho tương lai của cha mẹ, chồng con. Chân Vũ không đi được nữa, người nhà phải bế khi mang Vũ đến gặp cô Thu. Sau một tháng khai mở huyệt đạo luyện tập âm dương, Vũ có thể đi lại được. Nhưng bệnh ung thư tủy đã làm xương cô rệu rạo, hai xương khớp háng bị thoái hóa, không thể cử động giơ chân lên hoặc hạ chân xuống được. Cô không thể ngồi thiền theo phương pháp truyền thống, mà phải ngồi trên ghế, xoạc chân ra… để thiền. Cả lớp học, cả gia đình và khu dân cư xôn xao: Vũ có thể đi lại được sau một tháng luyện tập.
Cô Thu và Hoàng Minh Vũ
Đã 6 năm trôi qua, cô vẫn sống khỏe. Đặc biệt, khoảng nửa năm nay (từ cuối năm 2011), Vũ quyết tâm ngồi thiền ở mức 3 tiếng một ngày. Cô thấy sức khỏe trở lại với mình như có phép tiên. Với mức ngồi thiền “cao tay” như Vũ, bệnh ung thư đã được đẩy lùi. Vũ nói: “Bây giờ tôi có thể coi sóc con cái, nhà cửa, nấu cơm nước cho gia đình được rồi. Bệnh án của tôi rõ ràng là suy tủy, ung thư tủy. Bài học của tôi ở đây là: kiên trì ngồi thiền, có niềm tin vào môn học. Lúc đầu người nhà phải bế, cõng, học xong thì tôi đi được. Lúc thiền 30 phút thì vẫn yếu, thỉnh thoảng vẫn phải trực tiếp gặp và nhờ cô Thu phụ (chữa) bệnh cho, khi tôi ngồi thiền được 2 tiếng thì tôi khỏe hơn nhiều. Nhưng bệnh quá nặng, tôi quyết tâm phấn đấu ngồi lên 3 tiếng thì sức khỏe rất tốt. Hễ tôi giảm xuống ngồi 2 tiếng thì sức khỏe lại suy giảm, ăn uống kém, đầu óc kém linh hoạt. Điều đó cho thấy, thiền đối với tôi là sự sống và niềm tin, tinh thần tập luyện là do chính mình tạo ra, không có ai giúp đượcmình hết. Ở đây là một khoa học, một sự công phu, chứ không có “phép màu” nào cả”.
Kỳ III:  Mọi người đều có thể tự mình… “chiến thắng” bệnh ung thư!
         … Tôi không tu nhưng ăn chay đã gần 20 năm nay. Tôi chứng kiến nhiều người khi đến chỗ tôi, tập luyện tốt, kiêng khem tốt, nhưng khi về quê thì họ lại không kiên trì kiêng ăn uống. Đó là nguyên nhân khiến họ không khỏi được bệnh. Khi họ ăn thịt cá, thức ăn tăng trọng và các hoại hóa chất trong thịt động vật sẽ làm chân tay đau nhức, gây đau đớn khi ngồi thiền…
Cuộc trò chuyện của PV TT&ĐS với bà tiên áo trắng chữa ung thư Hồ Thị Thu diễn ra trong tiếng lá điều rơi xao xác, giữa những dãy nhà lợp fibrociment lúp xúp, đơn sơ mà vợ chồng bà đã ky cóp xây làm nơi ăn chốn ở cho mấy chục nghìn lượt bệnh nhân nghèo:
“Phần đời còn lại của tôi, không có gì quan trọng hơn việc giúp cho nhiều người được khỏi bệnh”
- Thưa bà, một bệnh nhân muốn đến nhà bà học thiền chữa bệnh, họ cần phải có điều kiện gì?
- Cần duy nhất một thứ là ghi tên thôi, rồi vào học. Tôi không nhận một đồng thù lao hay bất cứ thứ vật chất nào. Tôi chỉ tìm cách giúp họ khỏi bệnh. Họ giải được bệnh là niềm vui lớn nhất của tôi rồi. Nhà cửa của tôi tuyềnh toàng, ai đến cũng sẽ hiểu ngay mà (cười).
- Thật ra thì bà giúp họ, nhưng bệnh khỏi hay không là do nỗ lực của chính họ, niềm tin và sự công phu của chính họ, có phải vậy không?
- Trong bản tham luận tại Hội thảo về Năng lượng Sinh học trị bệnh cứu người diễn ra tại Buôn Ma Thuột hồi tháng 3 năm 2012, tôi có nói: “Người không thành công trong chữa bệnh bằng Năng lượng Sinh học là người không có lòng kiên trì, không hiểu thấu được môn học, nên họ dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng. Có những người đi học chủ yếu vì tò mò, bệnh của họ nhẹ, nên khgi bớt được một số bệnh thì họ lao vào lo cơm áo gại tiền, nên không chú tâm và dễ nhụt chí trong luyện tập. Họ mất cả niềm tin để tiếp tục chống chọi với bệnh tật, trong khi niềm tin và công phu luyện tập là điều quan trọng nhất để loại trừ mọi tác nhân gây bệnh”.
Cô Thu nghe điện thoại của bệnh nhân từ xa gọi tới
Sáng: từ 8 giờ đến 10 giờ, Chiều: từ 16 giờ đến 18 giờ
Tôi thích nhất câu “Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời” trong bài hát “Tình ca”, nên trong phần đời còn lại của tôi, không gì quan trọng hơn việc có nhiều người được khỏi bệnh, được sống an bình. Càng nhiều người bớt bệnh tôi càng vui. Việc nhiều người có bệnh phải đến với tôi, để tôi phải phục vụ họ mà không lất công sá gì lại càng khiến tôi thanh thản hơn. Quan trọng nhất vẫn là việc tôi phải cố gắng hết sức để giúp người ta chữa bệnh, để người ta có thể nở nụ cười “chia tay” tôi (về nhà tự ngồi thiền) càng sớm càng tốt.
- Chúng tôi và chắc chắn sẽ có rất nhiều người khác còn hoài nghi với việc môn học mà chúng ta đang nói có thể giúp người bệnh ung thư kéo dài sự sống nhiều năm, thậm chí khỏi cả bệnh. Bà nghĩ sao?
- Không thiếu những người đã khỏi bệnh nhờ môn học này. Trong “trường” của tôi, những người hiện đang giúp tôi giảng dạy, khai mở Luân xa, trị bệnh,… đều là những bệnh nhân mà bệnh viện trả về. Nhưng họ còn sợ cộng đồng xa lánh nên đôi khi họ chỉ nói rằng mình có bệnh hiểm nghèo. Ví như ông Vinh, ông nói mình bị xơ gan cổ chướng, bị chai gan,… nhưng thật ra là ung thư gan. Thế mà ông ấy đã sống thêm được 7 năm rồi đấy. Hay như bệnh nhân Hoàng Thị Vũ (sinh năm 1977) bị ung thư tủy, bệnh viện trả về, lúc mới đến nó đau ghê lắm, da tái, mặt mày hốc hác, phù thũng, ngất lên ngất xuống, lúc nào cũng phải có hai người khiêng mới di chuyển được. Ai cũng tưởng Vũ sẽ chết trong ít ngày nữa thôi, thế mà qua học tập, bây giờ sống khỏe mạnh, mập và đẹp hơn cả thời con gái.
Trong khoa học có “tâm linh” nhưng không có gì là “bí ẩn” cả
- Một bác sỹ Tây y mà nghe chuyện kiểu này thì họ sẽ rất rất khó tin.
- Trước đây, tôi đến với môn Trường Sinh học với tâm thế của người có bệnh đi vái tứ phương. Tôi cứ tập… cầu may thôi. Ngồi thiền rồi nghe trong người có phần nhẹ nhõm, nhưng tôi vẫn chưa tin, vẫn uống thuốc Tây. Đến lúc thấy mình khỏe ra thật, tôi đã từ bỏ thuốc.
Luyện tập trong 14 tháng 21 ngày, tôi từ hơn 30kg tăng lên đến… 53kg. Khi thấy đã hoàn toàn khỏi bệnh ung thư, tôi được thầy cho học lớp cao hơn, sau đó tôi về quê mở lớp từ năm 2000. Tôi cũng nghiên cứu thêm tài liệu sách vở do các Giáo sư, Tiến sỹ nổi tiếng trong lĩnh vực này viết và tôi nhận thấy trong khoa học cũng có tâm linh.
- Trong khoa học có tâm linh. Chuyện này cụ thể ra sao, thưa bà?
- Tất cả ung bướu chưa có hóa chất, đến với Trường Sinh học, cơ hội lành bệnh là rất nhiều. Khi truyền hóa chất với các loại chất độc vào cơ thể người bệnh thì tế bào ung thư được loại trừ một chút, nhưng các tế bào khác của con người cũng sẽ tiêu tan. Hóa chất “bắn” vào sẽ giết chết cả những tế bào tốt, tế bào khỏe. Thế là người bệnh hai lần bị kiệt quệ, vì ung thư và vì hóa chất trị ung thư. Người chưa truyền hóa chất vào cơ thể, nếu kiên trì tập, Năng lượng Sinh học sẽ cân bằng nhịp sinh học, chống rối loạn thần kinh, sắp xếp lại nhiều hoạt động sống, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Tôi là một trong những người đầu tiên giảm được tổn thương tế bào do ung thư. Nên tôi dám khẳng định rằng: nếu kiên trì luyện tập thì nhất định người bệnh ung thư (và một số bệnh hiểm nghèo khác) sẽ thành công trong trị bệnh, sẽ tự cứu được mình. Cả xã Cát Hiệp và huyện Phù Cát ai cũng biết tôi đã tuyệt vọng nằm chờ chết ra sao, rồi họ lại chứng kiến tôi sống được nhờ Trường Sinh học. Tôi đã tự thấy sức mạnh tuyệt vời của nguồn năng lượng này, tôi muốn giúp mọi người thấy điều đó và cũng được lành bệnh. Khi chết đi không ai mang theo được vật chất, may ra chỉ mang được niềm vui sướng rằng mình đã sống tử tế, đã giúp đỡ người khác khỏi cơn đau khổ và chết chóc. Tôi mang sức của mình ra giúp đời như là một cách tỏ niềm tri ân với Đức Tổ sư.
Cô Thu xứng đáng nhận những bó hoa tươi thắm.
Khi cận kề cái chết, đau đớn ngồi thiền tìm cách cứu mình, tôi đã ngồi trước bức ảnh của Đức Tổ sư mà thề: nếu có được năng lượng tốt, sống sót, tôi sẽ dâng cả cuộc đời mình để giúp mọi người khắp Việt Nam này thoát khỏi bệnh tật. Tôi cũng không ngờ, đến nay, lời nguyện đã dần trở thành sự thật. Có lẽ tôi có duyên nghiệp với Trường Sinh học, hy sinh cả đời cho Trường Sinh học. Từ ngày nhận “chìa khóa” mở Luân xa cho người khác ngồi thiền chữa bệnh đến nay, 13 năm trôi qua, tôi đã tạo nhiều niềm vui lành bệnh cho nhiều người. Thế nên, tôi thanh thản lắm, nếu đêm nay tôi phải ra đi vĩnh viễn, tôi cũng không hề luyến tiếc.
Điều nguy hiểm nhất ở những người học thiền trị bệnh
- Thuốc tiên thuốc thánh nào cũng thế thôi, sẽ có nhiều người dùng mà không hề khỏi bệnh. Bà có từng ngậm ngùi chia tay nhiều “môn đệ” kiểu đó không?
- Tôi không tu nhưng ăn chay đã gần 20 năm nay. Tôi chứng kiến nhiều người khi đến chỗ tôi, tập luyện tốt, kiêng khem tốt, nhưng khi về quê thì họ lại không kiên trì kiêng ăn uống. Đó là nguyên nhân khiến họ không khỏi được bệnh. Khi họ ăn thịt cá, thức ăn tăng trọng và các hoại hóa chất trong thịt động vật sẽ làm chân tay đau nhức, gây đau đớn khi ngồi thiền… Thế là, thay vì thanh tịnh trong lòng, trong chế độ kiêng khem và điều độ để có thể ngồi thiền suốt một giờ đồng hồ thì bây giờ vì ăn thịt cá, vì quan hệ chồng vợ nên họ không ngồi thiền lâu được. Dần dần họ rút ngắn thời gian ngồi thiền hoặc bỏ qua việc ngồi thiền. Thế là họ đánh mất cái “Tinh – Khí – Thần”, các yếu tố tạo nên năng lượng và sức khỏe cho người bệnh.
- Bà vừa nói, người tập thiền trị bệnh không được quan hệ tình dục?
- Tôi chỉ nói với người bệnh nặng như ung thư. Khi sức yếu quá, thì không nên làm việc đó. Còn người ung thư mà chịu tập, sức khỏe đã tốt rồi thì không cần kiêng. Chứ tập không đến nơi đến chốn, mà lại quan hệ là mất đi yếu tố “Tinh” – bị yếu lực. Khi cơ thể yếu thì “bệnh tật” sẽ tấn công. Khi yếu lực là biết bao nhiêu hoạt động sống bỗng dưng trở thành con đường để bệnh tật xâm nhập. Khi ăn, uống, hít thở, tiếp xúc với vi khuẩn cực độc, “lực” trong cơ thể không đủ để đào thải, ngăn chặn độc tố là sức người yếu đi ngay. Nếu biết giữ gìn và luyện tập, mỗi ngày ngồi ba lần để năng lượng Trường Sinh học “phủ” lên mình thì tốt. Lớp năng lượng dự trữ đó cũng như tấm áo giáp giúp ngăn chặn bệnh tật vào cơ thể.
Người đã truyền hóa chất trị ung thư rồi, khi tập nó “đẩy” độc tố ra, mùi hôi ghê lắm!
- Như bà nói, người bị ung thư, đã đụng dao kéo phẫu thuật, đã truyền hóa chất là tập ngồi thiền chữa bệnh bằng ứng dụng Năng lượng Trường Sinh học không có nhiều tác dụng nữa?
- Người mổ và truyền hóa chất thì phải học và luyện tập dài ngày hơn, tôi phải động viên và phụ lực thêm cho họ nhiều hơn, để đẩy giúp họ vượt qua “cái dốc cao” đó. Tôi cứ hình dung như họ kéo cái xe quá nặng, sức yếu vì hóa chất và bệnh tật rồi, tôi phải đẩy và kéo giúp họ vượt qua đỉnh dốc, rồi họ sẽ tự đẩy xe và đi con đường của họ được. Những người truyền hóa chất trị ung thư rồi, những “độc tố” bị “đuổi” bằng lực của mình, nó hôi ghê lắm.
- Vậy là lúc đầu bà Hồ Thị Thu cũng chưa tin vào việc có thể chữa bệnh nan y bằng năng lượng sinh học thông qua việc... “ngồi im như tượng”?
- Hồi đó tôi đau quá, cơ thể không chịu được, muốn nổ tung, tôi không biết làm sao đành phải ngồi thiền. Rồi tôi cảm thấy năng lượng giúp mình êm nhẹ. Tôi ngồi từ sáng đến trưa, ăn xong lại ngồi từ trưa đến tối. Thật không ngờ, ngồi mãi, Luân xa quay, năng lượng vào, giải được bệnh cho tôi. Khi bớt bệnh, tôi còn chưa tin, tôi đi xét nghiệm thì các bác sỹ kinh ngạc, không hiểu vì sao tôi sống sót. Nay tôi đã tăng lên đến 66kg, nặng gần gấp đôi hồi đóng quan tài chờ chết. Nên tôi tin Năng lượng Trường Sinh học sẽ trị được bệnh ung thư.
Bà Thu có dám tuyên bố với giới khoa học là mình có khả năng chữa khỏi ung thư không?
- Bà và cả xã hội đều biết, người ung thư quá khổ sở, hóa chất đắt đỏ, bệnh viện chật chội, cơ chế đầy bất cập, đặc biệt là càng hóa trị, xạ trị thì người ta càng nhanh chết và chết trong đau đớn hơn. Sao bà tin là mình có thể giúp người khác chữa khỏi bệnh ung thư bằng Năng lượng Trường Sinh học? Bà đã chữa cho nhiều người rồi, sao bà không làm trắc nghiệm để giúp muôn ngàn người bệnh kia một con đường sáng hơn?
- Cái khó nhất hiện nay mà tôi đã nêu trong các hội thảo là tôi đang đi xin để có một tư cách pháp nhân – một sự chính danh để trị bệnh cứu người. Tôi muốn được sống và làm việc theo pháp luật của nhà nước. Chứ từ trước tới giờ tôi cứ phải làm việc nhân đức một cách thầm lặng. Tôi sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người để họ trị bệnh, họ khỏi bệnh. Và, tiếng nói của người khỏi bệnh sẽ thuyết phục hơn là tiếng nói của tôi.
- Xin được tranh luận, nếu mục đích của bà không vụ lợi gì cho cá nhân mình thì ngại gì mà bà sợ mang tiếng. Trong khi nếu bà mạnh dạn thì bà sẽ cứu được rất rất nhiều người, nếu thật sự môn học của bà có tác dụng chữa bệnh hiểm nghèo!
- Áp lực đây không phải là tiếng tăm hay vật chất, mà từ phía cơ quan chức năng ở địa phương nơi tôi sinh sống. Tôi đã viết đơn, xin phép nhiều lần, nhưng họ không cho tôi thành lập Câu lạc bộ chữa bệnh bằng phương pháp ứng dụng Năng lượng Trường Sinh học.
Cô Thu nói lời chia tay với 140 người đã khỏi bệnh
học lớp Nâng cao Bậc III, hôm 18-4-2012. - Ảnh: Nhật Minh.
Đấy là chưa kể áp lực từ phía người bệnh. Nếu người ta không luyện tập căn bản, không tin tưởng tuyệt đối vào môn học thì sẽ không kiên trì luyện tập. Bệnh ung thư đau chát chúa nên nhiều người đã lén uống viên giảm đau. Đã không tin, đã uống thuốc khi tập thì rất khó có kết quả tốt. Người bệnh có bớt bệnh hay không là do bản thân họ chứ không phải nguyên nhân từ sự tận tụy lo toan cho họ của tôi!
Nếu người bệnh biết thay đổi con người mình, biết có tâm thanh thản, vui vẻ, bình yên, thì bệnh sẽ thuyên giảm, tiến tới khỏi được. Thiện hay ác đều do cái tâm mà ra, tâm họ không ổn định thì “thầy thuốc” có nói trời cũng không bao giờ bớt bệnh được. Bởi thế tôi không dám nói trước điều gì với những người không có quyết tâm và niềm tin trị bệnh tự cứu mình thông qua ngồi thiền.
Còn ghen ghét, đố kỵ và tham tiền thì không bệnh nào khỏi được!
- Như bà nói lúc đầu, ngoài khoa học ra, cái Tâm của người bệnh có ý nghĩa sống còn trong trị bệnh?
- Ví dụ như người nào còn ghen ghét đố kỵ thì không bao giờ giải quyết được bệnh tật. Vì ngồi thiền mà cứ nghĩ việc ở chỗ khác thì không hiệu quả được. “Tham – Sân – Si” phải tránh, cái Tâm phải thanh thản, không thì bệnh tật sẽ theo đó mà vào. Thiền là đi tìm cái “Chân – Thiện – Mỹ”, tìm cái tính Thiện mà mình đã có từ thuở cha sinh mẹ đẻ – “Nhân chi sơ tính bổn (bản) Thiện” mà. Làm việc quá sức, giành giật, lúc nào cũng tính đến tiền là một điều tai hại. Vì thế, nên mới có chuyện cuộc sống vật chất đi lên chừng nào thì sức khỏe của không ít người đi xuống chừng đó. Có người bảo tôi: Chúng ta chưa xuống đất thì làm sao mà không ham tiền được? (cười). Tiền bạc làm cho con người khốn đốn khổ sở là vì thế. Đấy là chưa kể độc tố từ thức ăn thời buổi mới tràn vào cơ thể con người.
- Bà đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của cơ quan chức năng. Bà cũng đã được cấp phép hành nghề. Không hiểu mong muốn trị bệnh cứu người của bà và cộng sự bây giờ còn khó khăn gì nữa?
- Tôi đi các nơi thì người ta rất quý mến. Đi mở lớp ở các tỉnh, hàng nghìn người theo học và quá nhiều khỏi bệnh, cả những bệnh nan y bệnh viện đã trả về. Ra Phú Thọ, lên Đắk Lắk,… ai cũng thương. Họ thương mình ở chỗ mình… thương họ thật lòng. Tôi dùng hết sức, dùng tất cả những gì tôi biết được qua Trường Sinh học để giúp họ trị bệnh. Tôi chia sẻ nỗi sân si của họ, giúp họ thoát ra khỏi những bon chen, bực bội hay thất bại trong cuộc sống. Giờ tôi là Phó Chủ tịch (kiêm Trưởng Ban Huấn luyện) của Hội Tâm năng Dưỡng sinh tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi có tài khoản, có con dấu, có lương nhà nước cho anh chị em hẳn hoi.
Niềm vui chia tay những người dày công tập luyện đã bớt bệnh. -  Ảnh: Nhật Minh.
Nhưng ở Bình Định thì khác. Tôi chỉ ước mơ có được tư cách pháp nhân ở Bình Định, để Câu lạc bộ Tâm năng Dưỡng sinh ứng dụng Trường Sinh học trị bệnh cứu người của tôi được thành lập tại xã Hội Vân này, để tôi yên tâm giúp bà con lành bệnh. Chứ sống với sự giúp đỡ nhiều nghìn người này mà không có tư cách pháp nhân thì khổ lắm. Và, tôi đã nhiều lần xin nhưng huyện Phù Cát chưa bao giờ trả lời. Cả Trung tâm Tâm năng Dưỡng sinh nơi tôi làm Phó Chủ tịch Hội, người ta cũng mất cả năm trời đi lại giữa Đắk Lắk và Bình Định để tìm gặp, đưa đơn, xin cho thành lập Câu lạc bộ Tâm năng Dưỡng sinh ở Phù Cát. Nhưng kết quả vẫn là… chưa được.
“Cứ ông này chỉ ông kia, ông kia chỉ ông nọ”
- Vậy suốt nhiều năm bà và nhiều người đưa đơn, cơ quan chức năng tỉnh Bình Định và huyện Phù Cát trả lời ra sao?
- Họ không trả lời, họ chỉ nói là chờ. Cứ ông này chỉ ông kia, ông kia chỉ ông nọ. Họ chỉ tôi đi hoài. Cứ vậy thôi.
- Bà như người tu hành, chỉ duy nhất một ao ước được trị bệnh cứu người, phương pháp của bà nếu không có hiệu quả thì cũng không tổn hại gì đến ai, bà không lấy gì của ai, không tuyên truyền điều gì sai trái, tôi nghĩ cái Tâm của bà chẳng ai trách được, cũng chẳng ai ngăn cấm được, nếu đứng ở góc độ luật pháp!
- Khi không được thành lập Câu lạc bộ, bất lợi giữ lắm chứ. Ví dụ hiện giờ tôi phải báo cáo liên tục về tình hình tạm trú, một tuần thứ 7 báo cáo, chủ nhật báo cáo, đếm từng người một để rồi thứ 3 lại đi báo cáo. Hễ thừa ra một người nào chưa kịp báo cáo là họ phạt tiền triệu. Tôi đâu có lấy tiền của ai đâu, nên có thể tuân thủ được điều đó và tránh được phạt là khó khăn lắm. Nếu họ (huyện) công nhận có Ban Vận động thành lập Câu lạc bộ, thì sẽ qua tỉnh để xin chính thức thành lập Câu lạc bộ. Nhưng huyện đã “giam” đơn, hồ sơ của tôi ở đó nên không làm sao đề nghị mong muốn của mình lên tỉnh được.
- Vậy là, cái mắc của bà bây giờ chỉ là tuân thủ quy định về tạm trú tạm vắng của địa phương. Và, suốt đời trị bệnh cứu người, không tơ hào ngụm nước đồng xu nào của ai, mà gặp cảnh như vậy, chắc bà tủi hờn lắm?
- Tôi ngồi thiền, thanh thản lắm nên cũng không tủi hờn gì. Tôi chỉ thắc mắc, cũng là nước Việt Nam, là công dân tuân thủ pháp luật như tôi, sao tỉnh Đắk Lắk người ta công nhận cho thành lập Hội Tâm năng Dưỡng sinh, cho tôi làm Phó Chủ tịch Hội. Tỉnh hội, Ủy ban MTTQ VN tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Tiềm năng con người ngoài Hà Nội đều tặng bằng khen cho tôi. Người Đắk Lắk, người Phú Thọ thương tôi quá mới mời tôi đi phụ bệnh ở quê họ. Rồi họ cho tôi làm hội viên danh dự, hội viên chính thức, rồi Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Ban Huấn luyện, có lương cho tôi hàng tháng. Vậy mà ở Bình Định, tôi xin làm Câu lạc bộ ở ngay tại xã mình cũng không được, bao năm rồi, bao đơn từ rồi mà không trả lời cho tôi biết lý do. Từ năm 2003 đến giờ, tôi rất khốn đốn, bị gọi lên gọi xuống, bắt cam đoan, tường trình, kể cả mạt sát tôi, rồi đòi phạt tôi mấy triệu đồng…
- Thay mặt độc giả TT&ĐS, xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện chân tình! 

                                         Nhóm Phóng viên Tuổi trẻ & Đời sống.
Nguồn:  www.tuoitredoisong.vn    + Số 76 ra ngày thứ Hai 23-4-2012.
                                                                 + Số 77 ra ngày thứ Năm 26-4-2012.
                                                                 + Số 78 ra ngày thứ Hai 30-4-2012.

Đăng bởi trung07:32

Ba phút để hồn lìa khỏi xác

Filled under:

Ba phút để hồn lìa khỏi xác

        Theo báo Nga Komsomolskaya Pravda, những thí nghiệm do hai nhà bác học Anton Coenen và Tineke van Rijn ở Trường Đại học Tổng hợp Nijmegen (Hà Lan) mới tiến hành đã buộc chúng ta phải thêm một lần suy nghĩ về linh hồn. Và làm dấy lên những cuộc tranh luận mới về sự tồn tại hay không tồn tại của khái niệm bí ẩn này.
Tử hình nhân đạo
Theo đơn đặt hàng của Ủy ban về Đạo đức thuộc Trường Đại học Tổng hợp Nijmegen, hai nhà bác học Hà Lan trên đã đi tìm lời giải cho hai câu hỏi mang tính thực tiễn. Thứ nhất, những con chuột buộc phải "thí thân" cho khoa học bị đau đớn đến mức độ nào? Thứ hai, có cách nào nhân đạo nhất để khai tử chúng hay không?
Và quả thực họ đã tìm được lời giải hữu lý. Hóa ra là, đối với những con chuột trong phòng thí nghiệm thì không có cách khai tử nào "nhân đạo" hơn là làm cho đầu chúng lìa khỏi cổ. Khi bị chặt đầu, những cảm giác đau đớn xuất hiện ở các "tội đồ chuột" chỉ diễn ra trong vòng không hơn 4 giây.
Tuy nhiên, những hiện tượng mà hai nhà nghiên cứu Anton và Tineke phải chứng kiến khi chặt đầu 25 con chuột trong phòng thí nghiệm đã làm chuyển hướng của các thí nghiệm sang một hướng khác, mang màu sắc duy tâm. Các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện ra trong những cái đầu đã lìa khỏi xác những đột khởi não, khi họ định ghi lại điện não đồ của chúng sau khi đã "hành hình" chuột được vài phút.
Kết quả nghiên cứu khoa học của hai nhà bác học Hà Lan đã làm giảm khá nhiều ấn tượng mạnh mẽ mà trước đây hai năm, những thí nghiệm  do các đồng nghiệp của họ từ Khoa Y học Trường Đại học George Washington ở Mỹ  tiến hành.
          Các nhà khoa học Mỹ khi đó đã ghi nhận được những hiện tượng điện từ sôi động ở trong não của những người vừa trút hơi thở cuối cùng. Và họ đã làm náo động các phương tiện thông tin đại chúng khi khẳng định rằng họ đã tìm ra được cơ sở sinh lý học của những ảo ảnh siêu thực liên quan tới thí nghiệm ở những người hấp hối.
          Và điều đó đã trở thành một sự kiện thực sự chấn động và ngay lập tức đã xuất hiện giả thuyết: các điện não đồ đã ghi lại không phải là cái gì khác ngoài quá trình linh hồn  lìa bỏ xác thân con người.
Và giờ đây thì đến lượt các chú chuột cũng bộc lộ hiện tượng bí ẩn tương tự. Và các nhà khoa học đang phân vân không biết kết luận thế nào. Vì rốt cuộc chỉ có hai cách nhận định: hoặc là phải công nhận rằng chuột cũng có linh hồn như con người, hoặc phải công nhận rằng, những khẳng định về việc con người có phần hồn là chưa đủ chứng cứ.
Dấu hiệu sự sống sau khi chết
Năm 2009, các nhà khoa học Mỹ đã ghi lại điện não đồ của 7 bệnh nhân hấp hối rồi qua đời vì bệnh ung thư hoặc vì hệ lụy của những cơn suy tim. Không thể có cách gì để níu kéo sự sống cho những người này. Nhưng sau khi họ trút hơi thở cuối cùng thì não của tất cả những "tử sĩ" này dường như lại  trỗi dậy trước khi lịm tắt hoàn toàn. Đó là những xung lực điện từ rất mạnh mà khi còn sống đã không hề có ở họ.
Tiến sỹ Lakhmir Chawla, người lãnh đạo thí nghiệm trên, kể lại: "Thoạt tiên chúng tôi đã không tin ở mắt mình. Chúng tôi cứ tưởng rằng những xung lực hiện trên điện não đồ là do các máy điện thoại di động hoặc là do hoạt động của các dụng cụ điện tử khác sinh ra. Thế nhưng, sau khi loại bỏ tất cả những ảnh hưởng ngoại lai này thì các hiện tượng bất thường vẫn tồn tại".
Các nhà nghiên cứu đã đánh liều đưa ra giả thuyết rằng, sự trỗi dậy lạ kỳ như thế trong não người đã chết liên quan tới những ảo ảnh dị thường mà những người tỉnh dậy sau ca chết lâm sàng vẫn thường hay kể.
Những người duy tâm dĩ nhiên đã nhìn thấy trong hiện tượng này minh chứng cho sự tồn tại của linh hồn. Dù chỉ là minh chứng tương đối mù mờ và không hẳn đã dứt khoát. Thế còn hơn là không!
Tuy nhiên, cũng còn một giả thuyết khác ít nhiều mang tính khoa học: quá trình hồn lìa khỏi xác có vẻ giống như sự phóng điện của tụ điện. Và trong những khoảnh khắc đầu tiên sau khi con người trút hơi thở cuối cùng đã "xả" tới  gần 90% lượng điện tích trong não, còn những phần  còn lại "xả" dần trong khoảng thời gian từ 9 tới 40 ngày sau đó.
Chỉ là hiện tượng điện, không hơn
Trong cái đầu chuột đã bị lìa khỏi xác hiện tượng đột khởi não xuất hiện khoảng một phút sau khi chuột bị chém đầu và diễn ra trong khoảng gần 10 giây.
Ở con người não "đột khởi" khoảng 2 – 3 phút sau khi tim ngừng đập và máu thôi lưu thông lên não (việc này cũng tương đương như đầu lìa khỏi cổ). Quá trình  diễn ra khoảng 3 phút.
Các nhà khoa học gọi hiện tượng bất thường mà họ quan sát thấy là "lớp sóng tử thần". Và hiện nay họ đang tìm những phỏng đoán có thể lý giải được hiện tượng này. Giả thuyết về việc linh hồn bất tử cần có thời gian để lìa khỏi thân xác phù du dĩ nhiên là rất ngoạn mục.
Thậm chí vì cái đẹp có thể công nhận rằng ngay cả chuột cũng có linh hồn và ở thế giới bên kia cũng có chỗ xứng đáng dành cho loài chuột có linh hồn. Nhìn theo góc độ này thì thấy rất có lý khi nói rằng, linh hồn con người cao sang hơn nên cần nhiều thời gian hơn để lìa khỏi xác (3 phút), còn linh hồn chuột, bé nhỏ hơn, lanh lẹ hơn, nên chỉ cần có 4 giây thôi.
Thế nhưng, nhìn từ góc độ duy vật thì chỉ có thể nói rằng, hiệu ứng mà các nhà khoa học đã quan sát thấy cả ở người lẫn chuột chỉ minh chứng cho một điều duy nhất là: có một hiện tượng nào đó gắn bó với các quá trình sinh lý học diễn ra trong những bộ não đang dần lịm chết.
Tiến sỹ Chawla nhận xét: "Có thể giải thích một cách không duy tâm về hiện tượng đột khởi của não trong những cái đầu đã lìa khỏi xác hoặc trong những cái đầu không còn được tiếp máu nữa. Tất cả những neuron được liên kết vào một mạch điện. Vì không đủ oxy nên chúng đánh mất dần khả năng tích các trữ lượng điện. Và chúng phải "xả" ra, tạo nên những xung động dồn dập".
Nhà bác học Coenen cũng đồng tình với quan điểm của Tiến sỹ Chawla: "Có vẻ như trong bộ não đang lịm chết quả thực xuất hiện hiện tượng "xả" neuron điện. Bởi lẽ, những neuron "sống" thì phải ở dưới một điện thế âm nhỏ nào đó, khoảng 70mili vôn. Chúng duy trì điện thế này bằng cách xuất ra những ion dương. Còn những neuron chết thì thay đổi cực rất nhanh từ âm sang dương. Có lẽ vì quá trình này nên xuất hiện "lớp sóng tử thần".
Nói tóm lại, không có gì linh thiêng hơn các hiện tượng về điện và chỉ có thế mà thôi.
Ranh giới âm dương
Theo nhà bác học Coenen, "lớp sóng tử thần" cho thấy rõ não thực sự đã chết và không thể nào khôi phục lại sự hoạt động của neuron. Nhìn thấy hiện tượng này thì sẽ hiểu ra là, không thể nào cứu sống được bệnh nhân nữa. "Lớp sóng tử thần" chính là một dạng ranh giới giữa cõi âm và dương thế.
          Tuy nhiên, một đồng nghiệp khác của ông, bác sĩ hồi sức cấp cứu Lance Becker thuộc Trường Đại học Tổng hợp Pennsylvania ở Philadelphia lại suy nghĩ hơi khác một chút. Theo ông, có thể hiện tượng "đột khởi" lại chính là biểu hiện của sự cố gắng của não nhằm khôi phục lại hoạt động của tim. Bác sĩ Becker  cho rằng, "lớp sóng tử thần" có thể là tín hiệu cho thấy các neuron chỉ mới ngừng hoạt động chứ chưa bị hỏng hoàn toàn.
          Và như vậy có nghĩa là sau ngưỡng cửa đó có thể có sự hồi sinh? Ông nhận xét: "Ngày trước tôi từng được dạy, trong bộ não không còn khí oxy nữa diễn ra những thay đổi không thể đảo ngược được. Thế nhưng, giờ đây chúng ta đã rõ rằng, mọi sự không hẳn là như thế. Trong phòng thí nghiệm các nhà khoa học đã làm sống lại cả những chú heo trong vòng 15 phút sau khi tim chúng ngừng đập mà không gây tác hại gì tới não. Trong chuyện này không ai có thể biết được, đâu là giới hạn về mặt thời gian".
Cũng có nhiều ý kiến khác nhau về các ảo ảnh mà những người sống lại sau khi chết lâm sàng kể.
Tiến sỹ Chawla không loại trừ rằng, những "đột khởi" điện trong não, những "lớp sóng tử thần", có thể tạo nên những hình ảnh dị thường nhất – từ ánh sáng cuối đường hầm tới những ảo giác đa màu khác. Chúng soi rọi vào trí nhớ lâu bền như thể rọi đèn pha vào đó. Và khi ấy, trước mắt con người bỗng hiện lên những hình ảnh từ quá khứ xa sâu, hiện lên gương mặt của những người thân đã mất từ lâu. Đấy chính là điều mà những người "trở về từ cõi chết" hay kể.
Thế nhưng, các bệnh nhân của Tiến sỹ Chawla không trở về được từ thế giới bên kia. Và chúng ta không thể nghe được những câu chuyện kể của họ. Cũng như chưa ai ghi lại được điện não đồ của những người đã hồi sinh lại sau cái chết lâm sàng. Và vì thế, những giả thuyết của Tiến sỹ Chawla vẫn chưa thể có được sự kiểm chứng khoa học.
Nhà nghiên cứu Kevin Nelson thuộc Trường Đại học Tổng hợp Kentucky ở Lexington, người từng nhiều năm nghiên cứu những ảo ảnh đi theo con người trong giờ phút hấp hối lại hoài nghi việc những ảo ảnh đó có liên quan với "lớp sóng tử thần". Theo ông, việc thay đổi cực của các neuron cũng thường diễn ra khi con người lên cơn động kinh. Nhưng những người động kinh về sau lại không hề nhớ được những ảo giác đã xuất hiện.
Nói chung, theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nelson, cho tới thời điểm hiện nay, những bí ẩn của "lớp sóng tử thần" cũng như của các ảo ảnh lúc hấp hối vẫn chưa thể được coi là đã được xác minh rõ ràng trên phương diện khoa học.

                    Tiến sỹ  ĐẶNG TUYẾT MINH
                                                                                         Nguồn:  cand.com

Đăng bởi trung07:17

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Chữa bệnh bằng trường sinh học


Những người đã từng gặp cụ Trưởng Cần đều ấn tượng với một đôi mắt sáng quắc, như dẫn dắt suy nghĩ, hành động của người khác. Có được "thần nhãn" là do cụ đã khổ luyện. Cho đến nay, những chuyện luyện "thần nhãn" của cụ đã bước đầu được khoa học làm sáng tỏ.



Khổ luyện trên đỉnh Mẫu
Tôi gặp anh Đỗ Văn Nhân trong khu mộ cụ Trưởng Cần khi anh đến thiền. Anh kể: "Ngày cụ còn sống tôi đã được gặp nhiều lần. Cụ có một đôi mắt sáng, lấp lánh ánh tinh quang, năng lượng của những người đã khổ luyện lâu dài".
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đã nghiên cứu về hiện tượng chữa bệnh lạ của cụ Trưởng Cần từ năm 1974, ông có nhiều câu chuyện khá thú vị. Chuyện "tầm sư học nghệ" của cụ Trưởng Cần cũng thật tình cờ, nó như một cơ duyên.
Ngày ấy, thân phụ cụ Cần bị mắc một chứng bệnh lạ. Người nhà chạy chữa đủ bác sĩ Tây-Ta, uống đủ các thứ thuốc Nam, thuốc Bắc nhưng bệnh không khỏi. Bụng của thân phụ cụ cứ có một khối tròn chạy quanh.
“Có bệnh vái tứ phương”, mẫu thân của cụ đã tìm vào nơi thâm sâu rước về một ông thầy, tung tích khá bí ẩn. Ông thầy đến xem bệnh, chẳng thấy kê thuốc thang gì, chỉ thấy đọc câu gì đó, viết chữ gì đó không ai biết rồi bảo người nhà áp vào bụng người bệnh. Vậy mà chỉ thời gian ngắn thân phụ của cụ Trưởng Cần qua khỏi.
Để trả ơn thầy, mà cũng để con theo học thuật chữa bệnh, mẫu thân xin thầy cho cậu học trò Nguyễn Đức Cần mới tốt nghiệp trường An-be Xa-rô bái sư học nghệ. Vậy là từ đó, hai thầy trò rong ruổi con đường thiên lý. Sau này, khi được đưa vào diện nghiên cứu, cụ Cần đã tiết lộ bí mật luyện "thần nhãn" với nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải. Còn tôi, được nghe chuyện này khi gặp ông Giác Hải.
"Ngày ấy, cụ Trưởng Cần theo thầy đi lên một vùng núi cao. Trên ấy là đỉnh Mẫu, có bàn đá và một loại cỏ mềm như tóc người. Sáng sớm, người luyện "thần nhãn", hấp thụ dương quang phải ngồi đúng tư thế, mở mắt to nhìn thẳng vào mặt trời.
Cứ ngày tháng ròng rã, kiên trì ngồi nhìn đến khi giữa trưa mặt trời chói chang, mắt nhìn mặt trời không bị lóa, không bị chói nghĩa là đã thành công. Còn ban đêm, thì ngồi nhìn theo mặt trăng, sự di chuyển của những vì tinh tú để luyện mắt đến độ tinh anh".
Ảnh minh họa
Nhiều năm theo thầy, đôi chân cụ Trưởng Cần đã đi qua nhiều vùng đất, có thời gian đặt chân đến Thượng Lào, cứ đi, cứ học triết lý sống, lòng nhân đối đãi với người cho đến năm 1926 thì cụ về Đại Yên. Cụ vẫn chưa chữa bệnh, sau này khi Cách mạng Tháng 8 nổ ra cụ theo cách mạng, quyên góp vàng cho "Tuần lễ vàng".
Thời gian Pháp quay lại, năm 1946 cụ theo kháng chiến lên vùng căn cứ kháng chiến. Thời gian ở Thái Nguyên, cụ lại tiếp tục một con đường khổ luyện. Sau này, cụ Lê Văn Cảnh, pháp danh Tịnh Quang còn kể lại:
"Tôi và cụ Cần có học chung thầy. Tôi nhớ, ngày ấy chúng tôi đến vùng gọi là Đu, Đuổm. Thầy có nhiều tuyệt kỹ, nhưng mỗi trò chỉ học một ngón nghề, tôi theo chân tu, còn cụ Cần theo học chữa bệnh". Về sau khi đất nước giành độc lập, cụ Cần chuyên tâm vào chữa bệnh bằng phương pháp bí truyền đã học được từ thầy.
Ngay với anh Đỗ Văn Nhân cũng cho rằng, việc luyện tập ở mỗi môn phái, trường phái đều có một phương pháp khác nhau chỉ truyền cho đệ tử gọi là bí truyền. Cách của cụ Trưởng Cần cũng là một bí quyết riêng.
Thực tế, đến nay cũng có nhiều người theo luyện khí công, dưỡng sinh năng lượng để mong có sức khỏe tốt hơn, có người khi đạt trình độ thượng thừa cũng có khả năng chữa bệnh.
Tuy nhiên, để lý giải một cách khoa học theo Đông Y, việc luyện khí công khiến cho khí huyết lưu thông khiến cho cơ thể khỏe hơn, còn việc truyền nội công, khí công vẫn chỉ là những ảo giác mà khoa học vẫn đang nghiên cứu. Còn những người luyện không đúng phương pháp thì bị đảo ngược chân khí mà người đời vẫn gọi là "tẩu hỏa nhập ma".
Khai mở năng lượng trường sinh học
Nhiều nhà nghiên cứu đã từng đặt ra câu hỏi: Có phải nhờ "thần nhãn" mà cụ có khả năng chữa bệnh hay không? Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải thì hiện tượng cụ Cần cũng được coi là một nhà ngoại cảm.
Ông Giác Hải cho biết: " Để nghiên cứu vấn đề này, Hiệp hội Cận tâm lý học của Mỹ đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu bằng thực nghiệm, thông qua những số liệu thống kê để kết luận đánh giá về hiện tượng lạ. Phương pháp này sau được nhiều nước áp dụng nghiên cứu những hiện tượng lạ".
Việc nghiên cứu hiện tượng chữa bệnh của cụ Trưởng Cần đã khiến nhiều nhà nghiên cứu khoa học chịu "búa rìu dư luận" thời kỳ những năm 1970 của thế kỷ trước. Hai nhà khoa học say mê với hiện tượng lạ là ông Nguyễn Phúc Giác Hải và Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương từng bị coi là những nhà "khoa học gà mờ".
Ông Giác Hải nhớ lại: "Ngày ấy, tôi nghiên cứu về hiện tượng của cụ, say mê quá mà mất đi nhiều thứ quan trọng của riêng mình. Tôi bị ra khỏi biên chế, bị vợ bỏ. Ngày ấy người ta làm thơ châm biếm cụ Cần và tôi như: "Lão trưởng Cần không cần tiền, lão chỉ cần cứu nhân độ thế, lão chỉ cần chữa bệnh bằng vỗ tay, bịp bợm kiếm ăn sao quá dễ, lão chỉ cần vài chú cò mồi, những nhà khoa học gà mờ quá tệ".
Khi bị ra khỏi Viện khoa học Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ chân lý mình đang theo đuổi. 15 năm sau, ông được trở lại Viện, và hiện tượng lạ của cụ Trưởng Cần được gọi thành tên.
Theo những nhà nghiên cứu, tiếp thu vật chất năng lượng từ vũ trụ bên ngoài mọi cơ thể sống đều có thể phát ra trường sinh học mà những tác động trực tiếp với môi trường xung quanh cơ thể tạo ra những cái gọi là hào quang.
Các hào quang này đã được xác định trong các phòng thí nghiệm sinh học, điện tử và tùy theo hình dạng, màu sắc, cường độ đã biến thành những nhân tố mang được những thông tin chính xác những gì đang xảy ra trong cơ thể: Sức khỏe, bệnh tật và đó chính là cơ sở của việc chẩn đoán bệnh bằng trường sinh học, hoặc trực tiếp, hoặc từ xa, qua thân nhân, trên cơ chế của trí nhớ (theo thuyết trí nhớ ngắn hạn, dài hạn, trí nhớ hóa học hay trí nhớ phân tử hiện hành).
Nếu kiên nhẫn luyện tập thì dù không có khả năng bẩm sinh, chúng ta vẫn tạo ra được một trường sinh học không yếu. Với trường sinh học này, chúng ta có thể tự tác động lên các huyệt của chính cơ thể mình, hay cơ thể của người khác, thay cho các kim châm cứu. Đó là phương pháp chữa bệnh trường sinh học.
Hiện tượng của cụ Trưởng Cần khiến nhà báo Vitali Moiep của Thông tấn xã Liên Xô (cũ) tìm đến mong gặp cụ khi nghe những chuyện lạ. Nhưng nhà báo này đến thì cụ đã mất một tuần rồi. Sau này, khi ông viết một bài trên báo Văn nghệ đã nói: "Rất tiếc khi tôi đến nhà 86 Đại Yên thì nhà chữa bệnh đã qua đời rồi".
Và đến năm 2009, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cụ Nguyễn Đức Cần, bằng những công trình nghiên cứu được công bố của các nhà khoa học, cụ đã được tôn vinh là Nhà văn hóa tâm linh.
Vương Hà

Đăng bởi trung16:39