Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Cách tự bấm huyệt chữa bệnh dễ mắc phải

Filled under:


Phạm Anh sưu tầm 





Một số chứng bệnh hay gặp như hồi hộp tâm lý, nghẹt mũi, đau răng... tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây cảm giác rất khó chịu. Chúng ta có thể tự chữa những bệnh này bằng cách bấm huyệt.

Hồi hộp sinh lý

Khi gặp một chuyện quan trọng, xem một cuốn truyện hay phim ly kỳ hấp dẫn, tim ta đập gấp, có khi đập thình thịch, có thể thoảng qua cũng có thể lặp đi lặp lại, kéo dài khiến ta khó chịu. Huyệt thần môn có thể giúp ta điều chỉnh những rối loạn sinh lý này. Vị trí huyệt nằm phía trên cổ tay, nơi nếp gấp phía dưới và về phía ngón tay út. Đưa ngón tay dọc theo ngón tay út lên phía trên, huyệt nằm trên phần lồi trên ở phía trước cổ tay, ngay trên nếp gấp. Ấn và chà xát mạnh vào đó.


Huyệt thần môn


Nghẹt mũi
Thường gặp vào mùa lạnh, là triệu chứng đầu tiên của cảm cúm. Cũng có thể gặp trong một số bệnh mạn tính ở mũi và vùng phụ cận như viêm xoang, viêm mũi... Người bệnh bị hắt hơi sổ mũi liên tục, có thể có sốt.
Có thể chữa trị bệnh này ở hai huyệt:

 Huyệt thượng tinh: 
Là huyệt chính nằm ở trên trán, ngay trên đường thẳng dọc giữa trán, cách chân tóc phía trước khoảng 1-1,5cm. Để xác định huyệt, lấy một ngón tay đặt dọc theo sống mũi và đi dọc lên phía trên, luôn luôn giữ đúng đường trung tuyến, đến chân tóc gặp một chỗ trũng, đó là huyệt cần tìm, ấn và chà xát mạnh vào đó.



  Huyệt nghinh hương: Là huyệt phụ được sử dụng thêm bên cạnh huyệt chính. Huyệt nằm ở dưới tận cùng của cánh mũi, nằm ở góc cánh mũi và môi. Nghẹt mũi phải thì chà xát huyệt bên phải, nghẹt mũi trái thì chà xát huyệt bên trái (nhớ xoa thêm dầu cao nóng).



 Chân bị sưng phồng

Do đi lại nhiều, đi giày chật, đứng nhiều làm máu dồn xuống chân khiến chân phồng lên Cùng với việc nghỉ ngơi xoa bóp, nằm gác chân lên cao, bạn có thể vừa xoa bóp vừa bấm vào huyệt thái xung (nằm trên mu bàn chân giữa hai ngón cái và ngón trỏ, cách gốc ngón chân cái khoảng 2-3cm) chân bạn sẽ hết phù.


                                              huyệt thái xung 

Đau răng 
Phần lớn do hỏa bốc lên, viêm lợi, sâu răng... Mỗi khi uống nước lạnh hay nóng lại buốt, đau rất khó chịu. Để khắc  phục, bấm vào huyệt hợp cốc nằm ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, về phía ngón trỏ. Một mặt gõ răng thành tiếng, một mặt dùng ngón tay cái bấm vào huyệt này. Răng bên trái đau bấm vào huyệt bên phải, răng bên phải đau bấm vào huyệt bên trái, răng cả hai bên đau thì bấm huyệt cả hai tay. Nếu đau răng hàm trên có thể bấm thêm huyệt giáp xa (nằm cách mép dưới dái tai khoảng 1,5-2cm).


huyệt hợp cốc

Bị mất tiếng
Thường do cảm cúm, hoặc do la hét nói nhiều quá, cũng có thể do bệnh lý vùng họng làm tê liệt thanh quản, viêm thanh quản...
Có hai huyệt có thể làm giảm chứng bệnh khó chịu này:
Huyệt giản sử: Nằm phía trên khớp cổ tay, cách nếp gấp cổ tay khoảng một bàn tay, huyệt nằm trên đường trung tuyến.
Huyệt thái uyên: Được xác định bằng cách để ngửa bàn tay, huyệt nằm ở chỗ gặp nhau của lằn ngang cổ tay phía ngón tay cái và rãnh mạch quay.

 Huyệt thái uyên

 Chóng mặt
Thường là di chứng của một chấn động vào đầu, cảm nắng, say tàu, say xe... Những lúc như thế, bấm huyệt ấn đường nằm ở giữa giao điểm của hai đầu lông mày và sống mũi. Dùng đầu ngón tay cái hoặc giữa vừa ấn vừa day sang hai bên phải trái. Nếu sắc mặt có chuyển biến tốt chứng tỏ khí đã thông.
Bấm thêm huyệt nhân trung nằm ở 1/3 trên của rãnh nhân trung mũi, hoặc huyệt bách hội ở giữa đỉnh đầu càng có hiệu quả tốt.

 huyệt bách hội

 Ù tai
Ù tai có thể do nguyên nhân ở tai như viêm tai mạn... có thể bị ảnh hưởng của các chấn thương như chấn thương não, đầu bị sang chấn, chóng mặt....
Các huyệt được sử dụng để chữa là nhĩ môn, thính cung, thính hội. 
Huyệt nhĩ môn nằm ở chỗ lõm trước rãnh bình tai khi ta há miệng. Từ chỗ lõm lui xuống 0,5 tấc là huyệt thính cung, từ thính cung lui xuống 0,5 tấc là thính hội. Dùng ngón cái bấm huyệt thính cung trước rồi đến huyệt nhĩ môn, thính hội. Sau đó úp chặt hai lòng bàn tay lên hai tai ấn mạnh, bỏ ra. Làm liên tục như vậy, hoặc cho ngón tay trỏ vào lỗ tai xoay tròn một lúc.
--------------------------------------------------------------------------------------------

 Mười phút biết mình khỏe hay yếu




Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đem đến cho con người nhiều lợi ích về mặt thể xác. Thế nhưng người ta quá dựa vào những thiết bị này và quên đi những ‘quà tặng’ trời cho để có thể giúp phòng và tránh nhiều bệnh tật.

Chúng tôi giới thiệu một số phương pháp của bác sĩ Cerney trong sách ‘Acupressure by acupressure’ (tạm dịch là châm bằng cách day bấm huyệt), nhà xuất bản New York 1982.
Đó là những gì kinh nghiệm mà ông thu thập được sau 25 năm theo hoc và nghiên cứu về Đông y ở Trung Quốc, vì vậy, những kinh nghiệm này rất quý và có hiệu quả tốt mà chúng tôi đã thực hiện từ năm 1985 đến nay

Mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu bước vào sinh hoạt hằng ngày, bạn chỉ cần bỏ ra chừng 10 phút để kiểm tra một số bộ phận cơ quan phủ tạng quan trọng và khi phát hiện sớm các rối  loạn (nếu có) và điều chỉnh ngay, sẽ mau phục hồi. 


Kiểm tra tim.

Ngửa bàn tay, ấn tìm ở kẽ xương ngón tay thứ 4 và 5 (huyệt Thiếu phủ). Huyệt này cho biết những biểu hiện của tim. Hoặc nắm vào góc móng tay út, phía ngón áp út tức huyệt Thiếu xung, nếu huyệt này đau chứng tỏ tim làm việc quá sức. Nhớ rằng khi kích thích huyệt này có ảnh hưởng đến tim. Nắm 2 ngón tay vào huyệt này thật chặt, day mạnh và như lắc tay, có thể tăng sức khoẻ.Hoặc đặt ngón cái vào lòng bàn tay, chỗ khe xương ngón thứ 4 và 5  (Thiếu phủ). Ngón trỏ đặt ở phía đối diện (ở mu bàn tay - tức huyệt Trung chử). Xoa và bóp, không những trợ lực cho tim mà còn tăng sức cho cơ thể nữa.


Kiểm tra  phổi . 

Ngửa bàn tay, dùng ngón tay ấn vào chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay (dưới ngón cái) tức huyệt Thái uyên, đồng thời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào vùng thịt ở mô ngón cái (huyệt Ngư tế) để kiểm tra phổi. Day 2 huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường kinh Phế


Kiểm tra ruột già. 

 Khép ngón tay cái vào sát ngón trỏ, chỗ cao nhất của thịt lồi lên là huyệt ( tức huyệt Hợp cốc ), day và ấn vào huyệt này, nếu đau là ruột già không được tốt lắm. Nên ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong khi đó ấn vào huyệt này cho đến khi dưới ngón tay thấy hết đau. Huyệt đặc biệt này không những làm tan những chất độc tụ ở ruột già mà còn  làm cho khỏi mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt mỏi sẽ tiêu bớt.


Kiểm tra thận và sinh thực tuyến (sinh dục).

Để tăng lực hoạt động cho thận, bàng quang và sinh thực tuyến: Nắm chặt lấy gân gót chân và bấm mạnh, (tương đương các huyệt Côn lôn, Bộc tham của kinh Bàng quang, Chiếu hải, Thái khê của kinh Thận), ở đây mà thấy đau đều tương ứng với rối loạn ở thận, bàng quang, bộ phận sinh dục. 
Nhiều người thấy có dấu hiệu khoái cảm cao độ ở điểm này mà không rõ lý do tại sao. Dùng lòng bàn tay cụp vào gót chân (phía lòng bàn chân) bóp mạnh và sâu vào. Nếu ở đây thấy đau là sinh thực tuyến bị yếu. Ngược lại ấn vào điểm này sẽ tăng cường lực cho sinh thực tuyến. Điểm này cũng làm hết đau lưng và giữ một vai trò trong việc làm cho đầu gối hết cứng.


Kiểm tra gan . 

 Ấn sâu vào chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2 (huyệt Thái xung), nếu thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu. Day mạnh để điều chỉnh.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần, để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.

 



Kích thích lưng
Có thể nằm ngửa trên giường, hoặc ngồi dựa vào ghế và thực hiện như sau: Nắm đấm bàn tay vào rồi đặt vào mấu đốt sống lưng, song song cột sống. Động tác này không những làm cho háng bớt đau mà còn làm cho thần kinh toạ giảm đau.

Co chân lên, duỗi ra. Giơ tay lên khỏi đầu duỗi ra, khi thực hiện động tác này thì thở sâu. Với cách thức này sẽ cảm thấy 1 cảm giác ấm chạy suốt thân thể. Vùng đau sẽ biến mất, vùng háng đang chịu đau sẽ bớt đau, cảm giác đau ở lưng, cột sống và vùng bụng trên, dưới sẽ bị vô hiệu hoá. Dùng tay ấn vào các đốt sống sẽ làm cho các chất độc ở đây tan đi. 

Kích thích gan mật 
Để bàn tay vào vùng sườn bên phải, vị trí của gan mật, cong tay bóp nhẹ, lần đầu tiên làm có hơi đau. Đau là dấu hiệu cho thấy có sự rối loạn bệnh lý ở gan. Sau vài lần kích thích, gan mạnh lên sẽ hết đau (đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta thực hiện đúng phương pháp). Lần lên đến giữa xương ức (chấn thuỷ) cong tay lại, nắm chặt rồi thả ra 3 lần để kích thích mật. Tác động này cũng đẩy bớt hơi xả ra khỏi ống dẫn mật cũng như để tăng lực cho mật.
Chuyển sang đến phía đối diện vùng bụng, dưới sườn trái. Nắm vào nhả ra 3 lần một cách từ từ.
Cần nhớ là mỗi bộ phận ở bụng do thần kinh tuỷ sống điều khiển, nghĩa là cũng phải ấn vào những điểm điều khiển ở cột sống (dọc hai bên cột sống)>

Thí dụ: Khi mật tắc nghẽn sẽ có 1 điểm đau giữa vùng mật. Đây là huyệt phản ứng (a thị huyệt), cần xoa dịu huyệt này, ngoài ra còn phản ứng đau ở quãng ngay cột sống lưng thứ 5-9 (D5 - D9), có thể dùng 1 trái banh lông để lăn hoặc nhờ một người khác ấn ngón tay cái  vào khi bạn nằm sấp. Chú ý: Lúc nào cũng thật nhẹ tay. Nếu đau ở bất cứ huyệt nào, ấn nhẹ cho đến khi hết đau. Nếu vẫn còn đau không ngừng, tạm ngưng để ngày khác sẽ làm

Giữ cho tiêu hoá tốt 
Vì thức ăn là một nguồn lực cho cơ thể, do đó việc tiêu hoá phải được duy trì để bảo tồn những nguyên tố của sức sống.
Cụp các ngón tay của cả 2 bàn tay lại dưới phía sườn bên phải ấn vào vùng này là huyệt Nhật nguyệt (kinh Đởm), Phúc ai (kinh Tỳ). Nắm chặt vào đếm đến 3, buông ra, thơ mạnh, ấn vào lần nữa, đếm đến 3, làm 5 lần. Làm qua phía bụng bên phải, nơi huyệt Lương môn (kinh  Vị - Rốn lên 4 thốn ra ngang 2 thốn). Rồi tới vùng chấn thuỷ, nơi huyệt Cưu vĩ và Cự khuyết (mạch Nhâm) cũng làm như vậy. Động  tác này giúp tiêu hoá hoạt động, các tế bào được phục hồi, sức khoẻ phục hồi.




Kích Thích Rốn
Đặt ngón tay thứ 3 ( ngón giữa) vào lỗ rốn, ấn sâu vào, ấn vào vùng thấy đau, xoa quanh rốn nhè nhẹ đến những vùng chung quanh. Việc xoa quanh rốn làm giảm tác động đau và bớt  mức độ mệt mỏi. Bây giờ đặt lòng bàn tay vào bụng, tay phải ở bụng phải, tay trái ở bụng trái lấy tay kéo và đẩy về phía cột sống làm 10 lần thật đều. Đẩy bụng dưới lên hướng  sườn, làm nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng òng ọc là tốt. Dừng lại và nghỉ một chút rồi dậy uống một ly nước nóng.

Mười phút để làm tăng sức
 

Theo phương pháp của bác sĩ Cerney: Bất cứ lúc nào cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất sức, chỉ cần hơn kém 10 phút áp dụng thủ pháp kích thích dưới đây, có thể làm cho cuộc đời thay đổi hơn.

1. Kích thích đường kinh Tâm: nắm chặt ngón tay út và xoay qua xoay lại. Ngừng lại, kéo lên, cong về phía lòng bàn tay rồi xoay lại 1 lần nữa, làm vậy 5 giây. Bây giờ bóp mạnh đầu ngón tay giữa. Nắm chặt, thả ra, làm 3 lần, mỗi lần 3 giây.

 

 

2. Ấn vào khu ‘tim’ ở lòng bàn chân, có một vùng phản xạ mạnh ở ngang dưới đầu xương ngón chân thứ 4, chân trái. Dùng huyệt này để tăng lực tối đa, nên làm vào buổi sáng khi thức dậy.

3. Sờ vào những vùng căng cứng (đau) ở ngực trái. Đôi khi bên phải cũng có một  ít, có thể có khối u nhỏ ở trong bắp thịt quanh tim, thường ở trên đường thẳng núm vú. Ấn và xoa cho đến khi chúng tan đi. Ở hố nách cánh tay trái dài xuống phía trong cũng làm vậy. Có thể làm cả cánh tay phải. Áp dụng xoa ấn trên đường kinh Tâm, cứ làm cách quãng, dài xuống ngón tay út.


4. Đặt tay vào vùng chấn thuỷ ấn vào 3 giây, thả ra, thở mạnh, rồi lại ấn, thả ra… làm 5 lần.



  


Đứng dựa lưng vào cạnh khung cửa. Đặt những chỗ đau giữa thăn thịt giữa cột sống, ấn mạnh lưng và làm như vậy để kích thích thần kinh cột sống đối với tim. Đây là một cách tự động tạo nên 1 tín hiệu truyền lên não, từ đó truyền xuống tim khiến tim hoạt động mạnh hơn.

Ở đáy sọ (chẩm) sẽ sờ thấy một điểm đau hoặc nhiều hơn, dài xuống cột sống. Ấn vào những huyệt này vì mỗi huyệt sẽ tăng lực cho cơ thể hoạt động.Sau cùng, tới vùng đáy sọ (huyệt Phong phủ), dùng ngón tay cái và ngón giữa ấn, xoa, bóp cho đến khi hết đau. Rồi chạy tay dài xuống 2 bên cột sống làm cho bắp thịt bớt căng thẳng.


HOÀNG DUY TÂN

(Hội Đông y Đồng Nai)
Nguồn : tintucvothuat.com 













Xoa bóp, bấm huyệt gan bàn chân để phòng chữa bệnh thông thường
Xoa bóp và bấm huyệt gan bàn chân là một trong nhiềuphương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, là xu hướng được ưa chuộng của thế giới hiện nay. Ta có thể tự chẩn đoán và chữa trị được một số bệnh thông thường. Có thể dễ dàng thực hiện bất kỳ chỗ nào, lúc nào: lúc nghỉ giải lao, lúc ngồi tàu xe, lúc xem ti vi... chỉ cần 5-10 phút ai cũng làm được.

Tại sao phải xoa bóp và bấm huyệt gan bàn chân?
Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người đều có những vùng đại diện ở hai bàn chân. Bàn chân trái ứng với nửa người bên trái (như mắt trái, thận trái, tim, lách, hậu môn, trĩ...), bàn chân phải ứng với nửa người bên phải (như mắt phải, thận phải, gan, mật, ruột thừa...). Trong mỗi người có tới 35km các loại ống (mạch máu ruột, ống tuyến...) từ lớn nhỏ tới li ti, chạy ngang dọc khắp mọi nơi trong cơ thể. Phần lớn những ống đó là những dây thần kinh và các mạch máu lưu thông với mọi tế bào. Chỉ cần một ống dẫn nhỏ đâu đó bị tắc là ảnh hưởng tới cả một nhánh hay cả một hệ thống. Đôi bàn chân chúng ta là điểm tận cùng của hệ thống thần kinh và là điểm thấp nhất của các đường ống vì phần lớn thời gian con người hoạt động là đứng hay ngồi. Cho nên máu chúng ta có những “cặn bẩn” thường bị tồn đọng và dễ bị ứ tắc tại đây.Việc nắn bóp những điểm có ách tắc vì có những “cặn bẩn” của máu ở hai bàn chân sẽ làm các chất cặn bị tan hay phân tán nhỏ ra khiến máu dễ lưu thông và đào thải ra ngoài.
Sự lưu thông máu ở hai bàn chân không tốt còn do một nguyên nhân khác. Khi các cơ bắp của chúng ta hoạt động yếu toàn bộ khung xương bị chùng xuống. Cả hệ thống các đốt xương chân cũng vậy. Các khớp co hẹp lại có thể làm cho một số dây thần kinh và mạch máu bị kẹt gây ra sự ách tắc lưu thông của máu. Những “cặn bẩn” trong máu dễ bị ứ đọng ở những điểm này.
Nếu những điểm đó có các dây thần kinh và mạch máu có liên quan đến gan, gan hoạt động yếu đi, nếu liên quan đến thận, sẽ làm việc thải các chất acid uric qua đường nước tiểu kém hiệu quả. Chất “cặn bẩn” trong máu tụ lại lâu bị cô đặc thành những tinh thể. Nếu những tinh thể đó tụ tập ở đầu dây thần kinh, sẽ gây cảm giác nhức buốt và ảnh hưởng tới các cơ quan có liên quan. Do đó, trong quá trình xoa bóp, bấm huyệt bàn chân, nhìn nét mặt của bệnh nhân, ta có thể xác định được những điểm đau và suy ra cơ quan nội tạng nào đó trong cơ thể đang bị yếu hay hoạt động không bình thường.

Phương pháp xoa bóp:
- Dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn khắp bàn chân, chú ý tìm những vùng cảm ứng đau hoặc rất đau.
- Dùng đầu ngón tay cái ấn tìm chính xác những điểm đau nhưng không ấn quá mạnh và lâu vào một điểm.
- Bấm các huyệt đau này 15 - 30 giây, sau day tròn mỗi huyệt 10 vòng xuôi, 10 vòng ngược, mỗi ngày bấm 1 - 2 lần làm cho tới khi khỏi bệnh.
Có thể day bấm bằng đầu ngón tay cái (ngón tay thẳng đứng với điểm bấm) hoặc dùng đầu bút chì đầu có tẩy ấn cho êm. Riêng các huyệt ở ngón chân cần thêm động tác bóp các cạnh bên và vê tròn xoay quanh ngón chân.
Dù là bệnh gì cũng nên bấm day thêm 4 huyệt của các tuyến nội tiết là: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục để 4 tuyến này tiết ra đầy đủ các hormon rất quý, quyết định và duy trì bình ổn mọi hoạt động chức năng của cơ thể để nâng cao sức khỏe chống mệt mỏi, mất ngủ và tránh các rối loạn bất thường.
Ngoài ra không được quên kiểm tra huyệt tác động đến thận, gan, tim, lách... là những nội tạng quan trọng thường dễ bị đau yếu.
Đối chiếu các điểm đau này với hình vẽ các huyệt ở hai bàn chân có kết hợp với các triệu chứng đang xảy ra để suy đoán được cơ quan nội tạng nào có vấn đề. Nếu có bấm day nhầm huyệt cũng không sao. Xoa bóp bấm huyệt gan bàn chân thật đơn giản, an toàn, tiết kiệm mà rất hiệu nghiệm.

BS. Nguyễn Đức Lê
Hạnh sưu tầm

Ghi chú: Ngoài phương pháp xoa bóp bấm huyệt như hướng dẫn của BS. Nguyễn Đức Lê, quý anh chị em cũng có thể xoa bóp, bấm huyệt gan bàn chân theo cách rất đơn giản và có thể thực hiện được mọi lúc như sau: lấy ngón cái của bàn chân trái mát xa cho gan bàn chân phải và ngược lại; hoặc dùng cả 2 bàn chân mát xa trực tiếp lên chân ghế hoặc chân bàn khi mình đang làm việc. Nên mát xa toàn khắp gan bàn chân (từ mắt cá chân trở xuống lưng bàn chân và lòng bàn chân), nên mát xa thật thường xuyên vào huyệt Dũng Tuyền – một trong những huyệt đạo rất quan trọng của cơ thể. Việc xoa bóp, bấm huyệt gan bàn chân thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể thải được nhiều độc tố ra ngoài và giúp cho các đường kinh mạch trong cơ thể hoạt động được tốt nhất.






Bàn Tay




Bàn Chân
 Cac bạn click vao 2 web side có bàn chân và bàn tay , phia ben duoi co mot list ten nhung bo phan luc phu ngu tang trong nguoi,dung mouse move mui ten den chu nao ban muon tim huyet thi de mui ten bao cho do,tren ban tay hay ban chan se hien len phan color. Ban tim duoc huyet roi thi co the tu chua benh lay bang cach dung dung cu massage cua giao su Bui Quoc Chau roi cha` , hoac an vao ngay cho huyet do,dau da^u chua do' cung co ket qua kha quan.  HL
------------------------------------------------------------

Đăng bởi trung14:42

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Tác dụng chữa bệnh của quả quất

Filled under: ,


Quả quất (miền Nam gọi là quả tắc) có tác dụng kiện tỳ, thông phổi, trừ đờm, trị ho cảm, giải uất, giải rượu, có thể chế biến thành nước giải khát. 
Bạn có thể hấp cánh thủy quất với mật o­ng, ngâm quất với đường,hay với muối để giải rượu, chữa cảm, chống ho và viêm họng. Quả quất (miền Nam gọi là quả tắc) có tác dụng kiện tỳ, thông phổi, trừ đờm, trị ho cảm, giải uất, giải rượu, có thể chế biến thành nước giải khát. Nó chứa nhiều vitamin A, C, B1, B11, và canxi, phốt pho, kali, kẽm… Một số nghiên cứu của Nhật Bản cho biết, quả quất có tác dụng làm giảm cholesterol, bền thành mạch, có lợi cho người cao huyết áp. Các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho hay, trong quả quất có nhiều chất chống ôxy hóa chứa proanthocyanidins, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, giảm nhiễm trùng đường tiết niệu, có lợi cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng loại quả này để điều trị các chứng bệnh thông thường như viêm họng, ho, tắc tiếng, cảm. Có thể dùng nó chế biến nước giải khát như nước quất đường, nước quất ép, hoặc chỉ ngậm quất với muối, hay dùng vỏ quất sao với gừng sắc uống…
Một số cách sử dụng quả quất: 
- Quả quất 10 gr, cho vào chén với đường phèn hoặc mật o­ng, chưng cách thủy, hoặc cho vào nồi cơm chưng khoảng 20 phút, để nguội, cho trẻ uống ngày 3 lần để chữa ho, cảm. - Quả quất rửa sạch, xăm lỗ, ngâm với đường theo tỷ lệ 1 kg quất 2 kg đường, sau một tuần dùng được. Mỗi lần lấy một thìa canh pha với một ly nước ấm. Trong những ngày lễ tết, trẻ nhỏ thường ham chơi, nô đùa la hét nhiều, thức khuya, hay ra đường chơi hít phải khói bụi… nên dễ bị cảm lạnh gây khàn tiếng, tắt tiếng, đau họng. Lúc này, nên cho trẻ dùng một ly nước quất để phòng ngừa viêm họng, ho. Theo Đất Việt Bài 2. Quất – cây cảnh ngày Tết, thuốc quý cho cả năm Cây quất còn gọi kim quất hoặc quất vàng. Theo Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can. Có công năng hóa đàm, trị ho, lý khí, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ tác dụng mạnh hơn. Quất để càng lâu càng tốt. Tết đến, nhiều nhà dùng cây quất để trang trí. Cây quất Tết ngày càng có nhiều kiểu dáng cầu kỳ nhưng vẫn phải bảo đảm sự xum xuê, lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống. Chơi Tết xong, cây quất cần có cách giải quyết hợp tình hợp lý thể hiện sâu sắc văn hóa quất của người phương Đông. Nếu có vườn thì để nguyên cây quất trong chậu hoặc cho xuống đất (sẽ phát triển tốt hơn), để cây tiếp tục ra hoa thơm, kết trái đẹp vào các năm sau. Hoàn cảnh chật hẹp ta mới đành lòng bỏ nó đi. Nhưng trước đó phải hái hết quả để làm thức uống giàu dinh dưỡng, có tác dụng phòng chữa bệnh cho gia đình và cộng đồng. Riêng đối với một số bệnh thông thường của trẻ em và người già thì cây quất rất được trọng dụng vì nó vừa là thức ăn, vừa làm thuốc chữa ho tiêu đờm. Vậy mỗi nhà nên trồng cây quất và có bình ngâm quất để dùng dần trong năm (cả cái và nước) mỗi khi cần thiết. Cây quất còn gọi kim quất hoặc quất vàng. Theo Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can. Có công năng hóa đàm, trị ho, lý khí, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ tác dụng mạnh hơn. Quất để càng lâu càng tốt. Về thành phần hóa học của các quả quất, quýt, cam nói chung gần giống nhau về vitamin C, tinh dầu, chất đường, chất xơ pectin, một số muối khoáng có tác dụng dinh dưỡng và phòng chữa bệnh. Quả quất chín được dùng thay chanh, lá quất được dùng khi không có lá chanh. Chúng đều có tác dụng chữa bệnh hô hấp và tiêu hóa. - Giải khát mùa hè: Nước quất ngâm đường hoặc muối pha loãng, có đá hoặc không. - Chữa ho: Quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g, rửa sạch cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn đem hấp cơm 20 phút, lấy ra nghiền nát chắt lấy nước để uống. - Chữa ho gà: Quất 10 quả, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g. Sắc lấy nước uống ngày một lần. - Ho do phế nhiệt: Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống. - An thần giảm ho: Quất hai quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn. - Đau chướng bụng: Quất tươi chín ăn liền khoảng 5-10 quả lúc đói. - Nghẹn hoặc thỉnh thoảng bị nghẹn: Vỏ quất 20g sấy khô tán bột, sắc lấy nước uống. - Nôn mửa: Vỏ quất sao 9g, gừng tươi nướng, sắc uống. - Cảm mạo: Lá quất 30g, sắc với 3 bát nước còn một bát, hòa với ít đường cho dễ uống, uống nóng. Ngoài ra, trong vỏ của quất, quýt, cam có chất tinh dầu có khả năng ngăn ngừa phát sinh ung thư gan, thực quản, đại tràng, da… Các nhà khoa học Nhật cho biết, ăn quất cả vỏ sẽ cho vitamin C, chất xơ rất có lợi cho tiêu hóa và hạ được cholesterol, làm vững chắc thành mạch, chữa bệnh tăng huyết áp. Theo Sức khỏe & đời sống Bài 3. Làm quất ngâm đường ăn Tết Với cách làm quất ngâm này bạn vừa có món mứt quất thơm ngon lại có nước uống tốt cho sức khỏe, màu vàng óng ánh của quất còn mang lại vận may cho năm mới sắp đến nữa
Nguyên liệu: Quả quất 400g Đường kính 80g Đường phèn 80g Muối 1 nhúm Nước
Cách làm: Quất rửa sạch, ngâm vào chậu nước có pha muối. Ngâm trong 15 phút Sau đó vớt quất ra rổ để thật khô nước. Dùng mũi dao sắc nhọn khía nhiều đường trên từng quả quất, khía dọc từ cuống quả thành 6 – 8 múi tùy kích cỡ quả quất. Sau khi khía thì dùng ngón tay hơi ấn cho quả quất dẹt xuống. Khi đã cắt tất cả các quả quất thì dùng tăm nhọn khêu hạt bên trong ra. Bạn có thể bỏ qua bước này nhưng vì thông thường quất rất nhiều hạt nên tốt nhất là loại bỏ chúng đi để thành phẩm được ngon hơn. Loại bỏ hết hạt xong, bạn xếp các quả quất vào một cái lọ sạch, cứ một lớp quất lại rắc một lớp đường trắng. Lần lượt như vậy đến khi hết quất và đầy lọ. Sau đó đậy nắp kín, để trong 3 ngày. Trong thời gian này đường sẽ tan ra, ngấm vào quất và tiết ra nước. Đặt một cái nồi lên bếp, cho 1 chén nước vào, lấy một phần quất và nước cốt trong lọ ngâm ra đổ vào nồi đun. Thêm đường phèn. Đun sôi rồi nhỏ lửa xuống âm ỉ. Đun sôi như vậy trong 15 phút đến khi nước trong nồi hơi sánh lại, các quả quất trở nên trong suốt hơn là được. Quả quất sau khi đun, vớt ra sẽ dẻo, ngọt và trở thành món mứt quất, có thể làm món ăn tráng miệng, nhâm nhi trong lúc uống trà cũng khá hợp. Phần nước đun quất giàu vitamin C pha thành nước uống rất thơm ngon. Mùa lạnh có thể pha với nước sôi, uống nóng vừa làm ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh, thơm miệng lại trị ho, viêm họng rất tốt. Vào ngày nắng nóng thì một ly nước quất thêm đá man mát sẽ giúp bạn nhanh chóng xua tan mệt mỏi.Quất làm xong có thể để ăn trong 1 tuần, nên để tủ lạnh bảo quản tốt hơn
Hạt quất vị chua cay, tính bình, dùng chữa các bệnh về mắt, viêm họng, tinh hoàn sưng to sa xuống dưới, có hạch ở cổ. Còn rễ quất vị chua cay, tính ấm, có tác dụng tỉnh tỳ, hành khí và tán kết, dùng chữa chứng nôn do bệnh lý dạ dày, nấc, nghẹn, mụn nhọt. Theo Đông y, trái quất vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hoá (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn), đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh... Các bộ phận khác của cây quất như lá, rễ, hạt cũng được dùng làm thuốc. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, có tác dụng thư can (điều hoà, cải thiện chức năng gan), khai vị khí (kích thích tiêu hoá), thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch... Sau đây là một số ứng dụng cụ thể: - Đau họng, miệng khô, răng đau, lưỡi tê: Trái quất 500 g thái thành lát, phơi khô, cho vào lọ cùng 250 g chè xanh, đậy kín, để trong 1 tháng. Mỗi ngày dùng 25 g nước cốt hoà với nước ấm, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này còn có tác dụng giải rượu. - Đại tiện khó khăn, bụng trên đầy trướng: Trái quất 50 g, sắc uống trong ngày. - Dạ dày đau, thượng vị đầy tức, nấc, ợ hơi, chán ăn: Trái quất 500 g thái lát, trộn đều với 500 g đường kính trắng, cho vào lọ kín trong 2 tuần. Mỗi ngày 25 g nước cốt hoà với nước ấm, chia nhiều lần uống, dùng liên tục trong nhiều ngày. - Chữa chán ăn và đầy bụng, khó tiêu: Trái quất 100 g ngâm trong 500 ml rượu trắng thấp độ, sau 2 tuần mang ra dùng. Trước mỗi bữa ăn, uống 15-20 ml, dùng liên tục trong nhiều ngày. - Chữa nôn do bệnh lý dạ dày: Rễ quất, hoắc hương, thích lê tử, rễ đông quỳ mỗi thứ 15 g, sắc uống trong ngày. - Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Rễ quất 30 g rửa sạch, thái thành từng đoạn ngắn; dạ dày lợn 150 g thái miếng. Cho 2 thứ cho vào nồi, thêm nước (hoặc nửa nước nửa rượu) hầm chín, nêm gia vị, ăn cả cái lẫn nước. Bài thuốc này có tác dụng chữa viêm loét dạ dày - tá tràng thể can khí phạm vị. Biểu hiện là thượng vị đau trướng, cơn đau lan ra 2 bên mạn sườn (đau tăng khi ấn vào), buồn nôn, ợ hơi, ăn khó tiêu, trung tiện được thì dễ chịu, đại tiện khó khăn, tinh thần uất ức, rêu lưỡi trắng dày. - Tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu lẫn máu: Rễ quất 30 g, đường phèn 15 g, sắc với nước uống trong ngày. - Thuỷ thũng: Rễ quất 60 g, nghể (cành và lá) 30 g, vỏ bưởi (để qua mùa đông) 120 g, sắc uống trong ngày. - Chữa âm nang sưng đau: Rễ quất 60 g, chỉ xác 15 g, tiểu hồi hương 30 g, sắc với nước (cho thêm chút rượu), uống ngày 3 lần. - Sa tử cung: Rễ quất 90 g, hoàng tinh sống 30 g, rễ tiểu hồi hương 60 g, dạ dày lợn 1 cái. Tất cả hầm với một phần nước một phần rượu, chia 2 phần ăn trong ngày. - Đau bụng dưới sau đẻ: Rễ quất 120 g, nấu với rượu uống.
Từ xa xưa, trong dịp Tết Nguyên đán, có một loại cây cảnh dùng trang trí không phải bằng hoa mà bằng quả. Đó chính là cây quất. Những quả quất tròn trĩnh với màu đỏ cam hấp dẫn không những làm đẹp cảnh quan ngày Tết mà còn là vị thuốc hay trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Giá trị chữa bệnh của quả quất bắt nguồn từ một truyền thuyết như sau: 
Cách đây hơn 800 năm, vào giữa tiết trời đông giá lạnh, cả kinh thành Thăng Long vô cùng lo lắng bởi nhà vua và văn võ bá quan trong triều cùng hàng ngàn người dân đột nhiên mắc một chứng bệnh thời khí như sổ mũi, hắt hơi, đau nhức chân tay mình mẩy. Vua Lý Thần Tông đã hạ chiếu cho pháp sư Giới Không Thiền Sư lập đàn tế lễ, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm mà ngày một lan rộng. Các quan ngự y được lệnh sưu tầm dược liệu để chế ra những phương thuốc trị bệnh. Sau một thời gian chạy chữa, các chứng bệnh lui dần duy chỉ còn chứng ho, mất tiếng là dai dẳng kéo dài đến tận giáp tết Nguyên đán. Nhà vua phải xuống chiếu cho nhân dân cả nước xem ai biết môn thuốc gì chữa khỏi chứng ho kéo dài này sẽ được trọng thưởng. Chiếu chỉ ban hành được vài ngày thì có một nông dân tên Hoàng Quyết xin dâng lên nhà vua một vị thuốc dân gian, đó là quả quất luyện với đường phèn để chữa bệnh. Nhà vua bèn dùng thử thấy thuốc vừa chua, vừa ngọt, lại cay tê, đăng đắng, thơm mùi quất, chỉ trong hai ngày là khỏi bệnh. Bài thuốc được phổ biến rộng rãi trong nhân dân và từ đó, cây quất cũng được trồng và dùng làm thuốc chữa bệnh tại kinh thành Thăng Long.
Quả quất được dùng dưới dạng quả còn non hoặc đã chín. Về thành phần hóa học, dịch quả quất chứa pectin 10%, vitamin C 0,13-0,24mg%, Fe 5,1mg%. Cu 0,8mg%, đường, acid hữu cơ và chất fortunelin. Vỏ quả quất chứa tinh dầu gồm 25 thành phần, trong đó cóa-pinen 0,4%, b -pinen 2,7%, sabinen 2,8%, limonen 8,4%, b-ocimen 0,3%, linalol 1,55.
Dược liệu có vị chua, hơi ngọt, the, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng điều khí, kiện tỳ, chỉ khát, giảm ho, tiêu phù, được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa ho (nhất là ho ở trẻ em): Quả quất chín (loạibỏ những quả đã ủng nhũn) 10g, rửa sạch, cho vàochén cùng với ít đường phèn hoặc mật ong, đem hấp chín trong 15-20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3-4 ngày. Có thể phối hợp với hoa hồng bạch 10g và hạt chanh 10g. Cách làm và dùng như trên.
Chữa hậu sản, phù nề, vàng da: Quả quất non 50g, nghệ vàng 100g, nghệ đen 100g, hương phụ 100g, cặn nước tiểu 5g. Tất cả thái mỏng, phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật ong làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên.
Nước giải khát có tác dụng bổ, dễ tiêu: Quả quất chín 1kg rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim sạch châm sâu vào quả 5-6 lỗ, rồi cho vào lọ rộng miệng cùng với đườngkính 2kg; cứ một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín, để trong 7 ngày, được dịch quất đường (sirô quất) màu vàng, mùi thơm. Khi dùng, lấy 1-2 thìa to sirô này pha với 150ml nước đun sôi để nguội, khuấy đều mà uống.
 Theo tài liệu nước ngoài, vỏ quả quất tươi 9g, phối hợp với gừng tươi nướng vàng 9g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày, chữa nôn mửa. Để chữa nghẹn nấc ở người cao tuổi, lấy vỏ quả quất 20g, phơi hoặc sấy khô, tán bột rồi uống với nước ấm.
Hạt quất là thuốc cầm máu, giảm ho, chống nôn:
Chữa ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, hạt chanh 10g, mật gà đen 1 cái. Tất cả để tươi, giã nát, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.
 Chữa nôn ra máu: Hạt quất 1 chén nhỏ, bóc bỏ vỏ, lấy nhân, sao vàng, giã nhỏ, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Chú ý: Tránh nhầm hạt quất với hạt quýt (y học cổ truyền gọi là quất hạch).
Tác dụng chữa bệnh từ cây quất
Trung Giang   -Thứ Hai, 14/01/2008, 12:11 (GMT+7)
Hoa quất cũng thơm nhẹ, sai hoa và cánh trắng đẹp. Nếu trồng vào chậu chỉ cho hoa, chăm sóc tốt lắm mới cho quả nhưng ít. Cây quất đòi hỏi đất phù sa tốt do đó nên thay bằng đất phù sa sông vài ba năm một lần.
Ngày xuân có rất nhiều gia đình lùng mua cho bằng được những chậu quất đẹp, sai quả về nhà chơi Tết. Có nhiều gia đình chơi xong giữ lại dùng để làm thuốc. Tác dụng chữa bệnh của cây quất đã được đông y biết đến từ xưa. Quả quất, lá quất, rễ quất đều là thuốc quí.
Trước hết, ta có thể tự chế một loại rượu khai vị rất ngon từ quả quất. 100g quả quất cần ngâm với 500ml rượu trắng, lượng quả nhiều hơn thì thêm rượu theo tỉ lệ như vậy. Ngâm khoảng hai tuần là có thể dùng được. Hằng ngày, trước mỗi bữa ăn uống từ 15-20 ml rất tốt bởi nó có tác dụng giúp ăn ngon miệng và chữa bụng trướng đầy, ấm ách khó tiêu. Ngoài ra có thể dùng 500g trái quất, thái thành lát, phơi khô, cùng với 250g chè xanh cho vào một cái lọ nắp kín, để trong một tháng. Hằng ngày dùng 25g (khoảng 1 thìa canh) nước cốt hoà với nước âm ấm, uống 2-3 lần trong ngày để chữa đau họng, miệng khô, răng đau lưỡi tê hoặc dùng để giải rượu. Còn với 500g trái quất thái lát, trộn đều cùng 500g đường kính trắng, cho vào lọ nắp kín ngâm trong hai tuần mỗi ngày dùng 25g nước cốt hoà với nước âm ấm, uống nhiều lần trong ngày và uống liên tục vài ngày để chữa dạ dày đau, vùng thượng vị đầy tức, nấc, ợ hơi, chán ăn. Còn ai đại tiện khó khăn, ngực bụng chướng đầy thì dùng 50g trái quất sắc nước uống.
Với rễ quất. Người ta thường dùng rễ quất để chữa nhiều loại bệnh cho phụ nữ. Phụ nữ sau khi đẻ bị bụng dưới đau nhói, lấy 120g rễ quất nấu với rượu uống; còn phụ nữ bị sa tử cung lấy 90g rễ quất, 30g hoàng tinh sống, 60g rễ cây thìa là, 1 cái dạ dày lợn hầm với nửa nước nửa rượu, chia thành hai phần ăn trong ngày. Ngoài ra với 30g rễ quất, 15g đường phèn, sắc uống thay nước trong ngày để chữa bệnh tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu có lẫn máu. Hoặc dùng 60g rễ quất; 15g chỉ xác (có thể thay bằng vỏ quả chanh, vỏ quýt); 30g hạt thìa là sắc với nước, thêm chút rượu, uống ngày ba lần để chữa âm nang sưng đau.
Tác dụng chữa bệnh của cây quất
Hạt quất vị chua cay, tính bình, dùng chữa các bệnh về mắt, viêm họng, tinh hoàn sưng to sa xuống dưới, có hạch ở cổ. Còn rễ quất vị chua cay, tính ấm, có tác dụng tỉnh tỳ, hành khí và tán kết, dùng chữa chứng nôn do bệnh lý dạ dày, nấc, nghẹn, mụn nhọt.
Theo Đông y, trái quất vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hoá (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn), đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh... Các bộ phận khác của cây quất như lá, rễ, hạt cũng được dùng làm thuốc. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, có tác dụng thư can (điều hoà, cải thiện chức năng gan), khai vị khí (kích thích tiêu hoá), thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch...
Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:
- Đau họng, miệng khô, răng đau, lưỡi tê: Trái quất 500 g thái thành lát, phơi khô, cho vào lọ cùng 250 g chè xanh, đậy kín, để trong 1 tháng. Mỗi ngày dùng 25 g nước cốt hoà với nước ấm, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này còn có tác dụng giải rượu.
- Đại tiện khó khăn, bụng trên đầy trướng: Trái quất 50 g, sắc uống trong ngày.
- Dạ dày đau, thượng vị đầy tức, nấc, ợ hơi, chán ăn: Trái quất 500 g thái lát, trộn đều với 500 g đường kính trắng, cho vào lọ kín trong 2 tuần. Mỗi ngày 25 g nước cốt hoà với nước ấm, chia nhiều lần uống, dùng liên tục trong nhiều ngày.
- Chữa chán ăn và đầy bụng, khó tiêu: Trái quất 100 g ngâm trong 500 ml rượu trắng thấp độ, sau 2 tuần mang ra dùng. Trước mỗi bữa ăn, uống 15-20 ml, dùng liên tục trong nhiều ngày.
- Chữa nôn do bệnh lý dạ dày: Rễ quất, hoắc hương, thích lê tử, rễ đông quỳ mỗi thứ 15 g, sắc uống trong ngày.
- Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Rễ quất 30 g rửa sạch, thái thành từng đoạn ngắn; dạ dày lợn 150 g thái miếng. Cho 2 thứ cho vào nồi, thêm nước (hoặc nửa nước nửa rượu) hầm chín, nêm gia vị, ăn cả cái lẫn nước. Bài thuốc này có tác dụng chữa viêm loét dạ dày - tá tràng thể can khí phạm vị. Biểu hiện là thượng vị đau trướng, cơn đau lan ra 2 bên mạn sườn (đau tăng khi ấn vào), buồn nôn, ợ hơi, ăn khó tiêu, trung tiện được thì dễ chịu, đại tiện khó khăn, tinh thần uất ức, rêu lưỡi trắng dày.
- Tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu lẫn máu: Rễ quất 30 g, đường phèn 15 g, sắc với nước uống trong ngày.
- Thuỷ thũng: Rễ quất 60 g, nghể (cành và lá) 30 g, vỏ bưởi (để qua mùa đông) 120 g, sắc uống trong ngày.
- Chữa âm nang sưng đau: Rễ quất 60 g, chỉ xác 15 g, tiểu hồi hương 30 g, sắc với nước (cho thêm chút rượu), uống ngày 3 lần.
- Sa tử cung: Rễ quất 90 g, hoàng tinh sống 30 g, rễ tiểu hồi hương 60 g, dạ dày lợn 1 cái. Tất cả hầm với một phần nước một phần rượu, chia 2 phần ăn trong ngày.
- Đau bụng dưới sau đẻ: Rễ quất 120 g, nấu với rượu uống.
Quả quất (miền Nam gọi là quả tắc) có tác dụng kiện tỳ, thông phổi, trừ đờm, trị ho cảm, giải uất, giải rượu, có thể chế biến thành nước giải khát. Nó chứa nhiều vitamin A, C, B1, B11, và canxi, phốt pho, kali, kẽm…
Một số nghiên cứu của Nhật Bản cho biết, quả quất có tác dụng làm giảm cholesterol, bền thành mạch, có lợi cho người cao huyết áp. Các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho hay, trong quả quất có nhiều chất chống ôxy hóa chứa proanthocyanidins, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, giảm nhiễm trùng đường tiết niệu, có lợi cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.
Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng loại quả này để điều trị các chứng bệnh thông thường như viêm họng, ho, tắc tiếng, cảm. Có thể dùng nó chế biến nước giải khát như nước quất đường, nước quất ép, hoặc chỉ ngậm quất với muối, hay dùng vỏ quất sao với gừng sắc uống…
Một số cách sử dụng quả quất:
- Quả quất 10 gr, cho vào chén với đường phèn hoặc mật ong, chưng cách thủy, hoặc cho vào nồi cơm chưng khoảng 20 phút, để nguội, cho trẻ uống ngày 3 lần để chữa ho, cảm.
- Quả quất rửa sạch, xăm lỗ, ngâm với đường theo tỷ lệ 1 kg quất 2 kg đường, sau một tuần dùng được. Mỗi lần lấy một thìa canh pha với một ly nước ấm. Trong những ngày lễ tết, trẻ nhỏ thường ham chơi, nô đùa la hét nhiều, thức khuya, hay ra đường chơi hít phải khói bụi... nên dễ bị cảm lạnh gây khàn tiếng, tắt tiếng, đau họng. Lúc này, nên cho trẻ dùng một ly nước quất để phòng ngừa viêm họng, ho.
Tác dụng chữa bệnh của Quất
Trái Tắc còn gọi là trái Quất. Vào dịp Tết, cây nở xum xuê trái màu vàng, vì vậy còn gọi là Kim quất. Khi trái chín có màu vàng sáng, vỏ hơi ngọt và rất thơm, những múi trong quả có vị chua.
Đông y cho rằng quất có vị cay ngọt, hơi chua, tính ấm, làm tan đờm, giảm ho, điều hòa khí, kiện tỳ, giải các chất ứ đọng, tiêu hóa thức ăn và tỉnh rượu.
Các tiệm bán trái cây thường dùng Cam thảo, muối, để làm thành Kim quất khô, có tác dụng hạ khí, tiêu thực.
Trong quất chứa nhiều vitamin A, C, B1, B12, và calci, phosphor, kali, kẽm...
Một số nghiên cứu của Nhật Bản cho biết, quả quất có tác dụng làm giảm Cholesterol, bền thành mạch, có lợi cho người cao huyết áp. Các nhà khoa học tại Viện y tế quốc gia Mỹ cho hay, trong quả quất có nhiều chất chống oxy hóa chứa proanthocyanidins, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, giảm nhiễm trùng đường tiết niệu, có lợi cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.
ĂN TẮC CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH NHƯ THẾ NÀO?
Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng loại quả này để điều trị các chứng bệnh thông thường như viêm họng, ho, tắc tiếng, cảm. Có thể dùng nó chế biến nước giải khát nước tắc đường, nước tắc ép, hoặc chỉ ngậm quất với muối, hay dùng vỏ tắc sao với gừng sắc uống...
Vỏ quả tắc và ruột tắc đều có thể dùng. Tắc có vị chua ngọt, ngon miệng và có giá trị dinh dưỡng.
Những người mắc cao huyết áp, xơ cứng mạch máu, bệnh tim, ăn tắc có thể giúp cho bệnh giảm, thân thể khỏe mạnh.
Những người ứ khí không thông, ăn không tiêu, chướng bụng, bí hơi có thể dùng 3 quả tắc nhai kỹ rồi nuốt, cũng có thể thêm nước sôi làm trà uống.
Người bị sa đì có thể lấy 10 quả tắc khô, giã nhỏ, thêm một nửa nước, một nửa rượu vào sắc uống. Uống vào buổi tối và buổi sáng.
Người bị cảm, ăn không ngon miệng, có thể dùng 30g tắc, dầm đường, nhai chậm rồi nuốt.
Kim quất để lâu năm, có nhiều giá trị về dược liệu. Kim quất để lâu, là loại Kim quất được muối và phơi khô, cất giữ trong hũ sành. Thời gian cất giữ càng lâu, sẽ có công hiệu càng lớn. Nếu sau khi ăn uống xong mà có cảm giác nặng ngực, cổ khô, thỉnh thoảng đàm vãi vướng cổ, khạc không ra, do đó mà bị ho. Hoặc bình thường có bệnh khí thống, mỗi khi phát bệnh, nên lấy 9 - 10 quả Kim quất để lâu năm, nấu nước uống, hoặc nghiền nát ra, chế nước sôi vào uống, có thể làm hạ khí, tiêu trệ, chỉ thống.
Lá và hạt của Kim quất để có thể làm thuốc. Điều trị chứng sán khí (Bệnh sa đì, thoát vị bẹn...), chỉ đơn độc dùng hạt Kim quất 12g, giã cho thật nát, nấu sôi nửa chén rượu gạo, đổ vào với hạt Kim quất để uống. Hoặc dùng 30 lá Kim quất tươi, 5 chỉ, hạt Kim Quất 15g, Hồ lô ba 6g, Đào nhân 6g, Hồi hương 4,5g, sắc thành thuốc nước để uống, có kết quả khá tốt.
Mùa Tết, trái Tắc nở rộ rất nhiều, sau Tết thường người ta vứt đi, chúng ta có thể tận dụng những trái tắc đó để chế biến thành vị thuốc hữu ích khi cần.
Dùng khoảng 1kg trái Kim quất chín, để ngoài gió cho tới lúc da nó nhăn, rồi mới dùng tới 8g bạch phàn (phèn chua), 6g Phác tiêu, 60g muối ăn, tất cả được nghiền thật mịn, trộn đều vào trái quất, đựng vào chậu sành, đem ra nắng phơi, thỉnh thoảng trộn đều cho tới khi thật khô, đem cất vào hũ sành để dành.
Trái tắc ướp thuốc, có tác dụng đối với người đàm nhiều, nặng ngực, làm hô hấp khó khăn, lên cơn suyễn, hoặc cổ họng bị viêm chỉ cần lấy một vài quả ngậm vào miệng, từ từ nuốt nước, sẽ tiêu đàm, thuận khí, tiêu viêm.
Nếu gặp trường hợp nặng, dùng 9 - 10 quả tắc ướp thuốc, giã thật nát, chế nước sôi để uống, sẽ có hiệu quả càng nhanh.
Một cách chế biến khác:
Cứ một lớp trái tắc thì cho vào một lớp đường phèn và vài miếng Cam thảo bắc, mấy miếng Cát cánh, cứ như thế cho tới khi bỏ hết trái tắc vào hũ (Khoảng 100g Cam thảo và 100g Cát cánh là đủ). Đậy nắp hũ lại kín, rồi phơi chỗ hướng đông (buổi sáng nắng, buổi chiều mát). Phơi khoảng 1 tháng, khi đường đã tan ra và thấm vào trái tắc, cùng các hoạt chất trong Cam thảo, Cát cánh và tinh dầu trong trái tắc hòa lẫn vào nhau, tạo nên một hỗn hợp vừa ngọt, vừa chua, vừa đắng...Là lúc có thể dùng được. Mỗi khi bị ho hay viêm họng có thể lấy 1 trái tắc và khoảng 1 muỗng (5ml) dung dịch trong hũ, ngậm trong miệng, sau đó từ từ nuốt  cho hết nước, rồi nhai cho hết trái tắc, có thể nhai luôn cả hột càng tốt, sau đó uống với một chút nước ấm. Mỗi ngày có thể dùng 2 - 3 lần như vậy, rất công hiệu.
Một cách chế biến khác nữa: 1kg  tắc, rửa sạch, để ráo, 1kg muối bọt, 5g Cam thảo khô bào mỏng. Dùng hũ có miệng rộng vừa đủ, trộn đều cam thảo với muối, sắp vào đáy lọ một lớp muối, trải lên một lớp tắc, phủ muối lên lớp tắc rồi làm tiếp một lớp tắc khác, đến một lớp muối. Không sắp đầy hủ, phải chừa cách cái miệng hũ chừng 5 cm. Dùng vài thanh tre mỏng hoặc một đĩa sành nặng, bỏ lọt miệng hũ, dằn lên trên mặt tắc sao cho khi trong hũ dậy nước, tắc sẽ không nổi lên mặt nước muối. Đậy kín nắp hũ, phơi ra nắng mỗi ngày cho đến khi  muối và tắc tươm ra nước.
Cách làm này đơn giản, thời gian muối tương đối lâu, trái tắc muối phồng tròn đẹp mắt, nước và tắc ửng sắc vàng nâu nhờ Cam thảo nhưng cho vị tắc muối rất đậm đà.
Khi dùng lấy ra, dầm nát nguyên trái hoặc tùy ý bỏ phần xác hột. Để càng lâu, trái tắc càng có màu nâu đen, tóp hẳn lại và có vị thơm rất đậm đà nhưng dịu chứ không gắt. Khi bị ho khan tiếng nên ngậm một chút vỏ tắc muối sẽ đỡ nhiều.
MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH BẰNG TẮC:
Cảm mạo: Lá tắc 30g, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng.
Nôn mửa: Vỏ tắc, gừng tươi, đốt nung mỗi thứ 9g, sắc uống.
Nghẹn: Vỏ tắc 20g, sấy khô, tán thành bột, sắc uống nóng.
Sa nang sưng đau: Rễ tắc 15 - 16g, sắc uống.
Ho nhiều đờm: 
+ Tắc 5 quả, đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy, ngày ăn 2 lần, liền trong 3 ngày.
+ Quả tắc 10g, cho vào chén với đường phèn hoặc mật ong, chưng cách thủy, hoặc cho vào nồi cơm chưng khoảng 20 phút, để nguội, cho trẻ uống ngày 3 lần.
+ Quả tắc rửa sạch, xăm lỗ, ngâm với đường theo tỷ lệ 1 kg quất, 2 kg đường, sau một tuần dùng được. Mỗi lần lấy một thìa canh pha với một ly nước ấm.
Đau chướng bụng: Tắc tươi ăn liền 10 quả lúc đói.
Ho gà trẻ em: Tắc 10g, gừng tươi 6g, sắc uống, mỗi ngày 1 lần.
Tham khảo thêm
Truyền thuyết về tác dụng chữa bệnh của cấy quất
Mùa đông cách đây hơn 800 năm, vua Lý Thần Tông cùng bá quan và hàng nghìn dân chúng mắc chứng cảm rồi ho dai dẳng. Bệnh ngày một lan rộng, thuốc thang và tế lễ không làm thuyên giảm.
Mùa đông cách đây hơn 800 năm, vua Lý Thần Tông cùng bá quan và hàng nghìn dân chúng mắc chứng cảm rồi ho dai dẳng. Bệnh ngày một lan rộng, thuốc thang và tế lễ không làm thuyên giảm.
Cả kinh thành Thăng Long vô cùng lo lắng bởi chứng bệnh thời khí với biểu hiện sổ mũi, hắt hơi, đau nhức chân tay mình mẩy. Vua Lý Thần Tông đã hạ chiếu cho pháp sư Giới Không Thiền Sư lập đàn tế lễ, nhưng bệnh vẫn lan rộng. Các quan ngự y được lệnh sưu tầm dược liệu để chế ra những phương thuốc trị bệnh.
Sau một thời gian chạy chữa, các triệu chứng lui dần duy chỉ còn chứng ho, mất tiếng là dai dẳng kéo dài đến tận giáp Tết Nguyên đán. Nhà vua phải xuống chiếu cho nhân dân cả nước xem ai biết môn thuốc gì chữa khỏi chứng ho kéo dài này sẽ được trọng thưởng.
Chiếu chỉ ban hành được vài ngày thì có một nông dân tên Hoàng Quyết xin dâng lên nhà vua một vị thuốc dân gian, đó là quả quất luyện với đường phèn để chữa bệnh. Nhà vua bèn dùng thử, thấy thuốc vừa chua, vừa ngọt, lại cay tê, đăng đắng, chỉ trong hai ngày là khỏi bệnh. Bài thuốc được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Từ đó, cây quất cũng được trồng làm thuốc chữa bệnh tại kinh thành Thăng Long.
Quả quất được dùng dưới dạng quả còn non hoặc đã chín. Dược liệu có vị chua, hơi ngọt, the, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng điều khí, kiện tỳ, làm ngừng cơn khát, giảm ho, tiêu phù, được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa ho (nhất là ho ở trẻ em): Quả quất chín 10 g rửa sạch, cho vào chén cùng với ít đường phèn hoặc mật ong, đem hấp chín trong 15-20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3-4 ngày. Có thể phối hợp với hoa hồng bạch 10 g và hạt chanh 10 g. Cách làm và dùng như trên.
Nước giải khát bổ dưỡng, giúp dễ tiêu hóa: Quả quất chín 1 kg rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim sạch châm sâu vào quả 5-6 lỗ, rồi cho vào lọ rộng miệng cùng với đường kính 2 kg; cứ một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín, để trong 7 ngày, được dịch quất đường màu vàng, mùi thơm. Khi dùng, lấy 1-2 thìa to pha với 150 ml nước đun sôi để nguội, khuấy đều mà uống.
Theo tài liệu nước ngoài, có thể lấy vỏ quả quất tươi 9 g, phối hợp với gừng tươi nướng vàng 9 g, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống làm một lần trong ngày để chữa nôn mửa. Để chữa nghẹn nấc ở người cao tuổi, lấy vỏ quả quất 20 g, phơi hoặc sấy khô, tán bột rồi uống với nước ấm.
Mứt quất chữa bệnh
Mỗi dịp năm mới, cây quất vàng thường được dùng để trang trí. Sau đó, nhiều gia đình thường bỏ cả cây quả chín mà không biết rằng, quả quất có thể làm mứt, làm nước uống rất thơm ngon. Đồng thời, đây cũng là một vị thuốc chữa bênh hô hấp và tiêu hóa hiệu quả.
Nguyên liệu:
* Kim quất (quất, quất vàng) 400gr
* Đường 80 gr
* Đường viên 80gr
* Muối
* Lượng nước vừa phải
Cách làm:
Ngâm quất trong bát nước sạch có pha muối khoảng 10 phút. Rửa quất sạch trong nước muối, lấy ra, để khô.
Đặt quất theo chiều dọc của quả, dùng dao nhọn kía 6,7 đường chia đều quả quất. Lưu ý, không cắt rời.Số lượng khía chia tùy thuộc vào kích thước của quả. Dùng ngón tay ấn nhẹ quả quất cho dẹp như hình ảnh.
Dùng tăm nhỏ lấy hết những hạt quất ra. Cho quất vào một lọ thủy tinh sạch, từng lớp từng lớp một. Mỗi lớp lại rắc 1 lớp đường trắng.
Làm lần lượt cho đến hết, sau đó đậy kín, để nguyên trong 3 ngày. Đường sẽ tan ra tạo thành nước.
Sau 3 ngày, đổ lọ quất vào trong nồi, thêm một chút nước , thêm đường viên, đun sôi. Sau khi sôi, đun nhỏ lửa đến khi đường viên tan hết, nước đường sánh lại và vỏ quất có mầu bóng.
Mứt quất có thể được ăn tráng miệng, hoặc dùng để pha nước uống.
Cây quất còn gọi kim quất hoặc quất vàng. Theo Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can.
Có công năng hóa đàm, trị ho, lý khí, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ tác dụng mạnh hơn. Quất để càng lâu càng tốt.Chúng đều có tác dụng chữa bệnh hô hấp và tiêu hóa.
Ngoài ra, trong vỏ của quất, quýt, cam có chất tinh dầu có khả năng ngăn ngừa phát sinh ung thư gan, thực quản, đại tràng, da...
Các nhà khoa học Nhật cho biết, ăn quất cả vỏ sẽ cho vitamin C, chất xơ rất có lợi cho tiêu hóa và hạ được cholesterol, làm vững chắc thành mạch, chữa bệnh tăng huyết áp.

Đăng bởi trung20:10