Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Kinh nghiệm quý chữa lành vết thương mưng mủ bằng lá bàng

Filled under:


Đây là những kinh nghiệm thực tế sử dụng lá bàng chữa lành vết thương được rút ra từ độc giả sau khi đọc sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GSTS Đỗ Tất Lợi.
Năm 1983, tôi có đọc quyển “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và rất tâm đắc với nội dung “Cây bàng dùng để chữa sâu quảng: lá đun nước ngâm vết thương , búp sao lên, tán thành bột rắc”. Tôi đã áp dụng thành công và xin kể lại 5 trường hợp điển hình sau.
Trường hợp 1: Năm 1983, khi tôi đi Liên xô thực tập 4 tháng về thì thấy con trai 2,5 tuổi chân bị lở tung với các mụn mủ có đường kính khoảng 1cm, bôi Xanh mêtylen đầy 2 chân. Chị tôi trông cháu ở nhà bảo “Bế đi khắp nơi rồi đấy mà không khỏi”.
Nhớ lại bài thuốc của thầy Đỗ Tất Lợi, tôi đun nước lá bàng đổ vào chậu rồi cho cháu ngâm lúc lắc chân trong đó khoảng 20 phút.
Thật kỳ lạ, khi nhấc chân cháu khỏi chậu, tất cả các mụn ở chân không còn tý mủ nào cả (do tanin trong lá bàng đã kéo mủ ra ngoài chậu, để lại những vết loét rất sạch).
Tôi bôi thuốc mỡ Cloroxít cho cháu, sau 1 tuần (mỗi ngày ngâm một lần cho đến khi các mụn se, khô) thì 2 bàn chân cháu trắng trẻo như chưa từng bị mụn bao giờ.
Trường hợp 2: Khoảng năm 1990, chú lái xe cơ quan tôi bị bỏng xăng 2 chân, từ đầu gối tới bàn chân. Tôi gặp chú ở Bệnh viện thấy hai chân đầy mủ, đau đớn.
Vợ chú đã lấy bông và nước ôxi già rửa nhưng không sao lấy được mủ ra.Tôi mách bảo đi mua 2 xô to, mỗi ngày đun 2 xô nước lá bàng cho chú ấy ngâm lúc lắc chân trong đó. Kết quả, mủ tự ra, vết thương rất sạch kết hợp bôi thuốc Bệnh viện cho mà lành rất nhanh.
Trường hợp 3: Năm 2006, bác hàng xóm đã 70 tuổi bị lở hết trong miệng, lan vào trong họng, miệng lúc nào cũng há ra, mặt mũi nhăn nhó. Bác đã uống rất nhiều Vitamin C, PP, kháng sinh mà vẫn không khỏi.Tôi sang chơi, thấy vậy, mách bác lấy lá bàng non và búp lá bàng đun 1 ca nước rồi súc miệng. Bác đã làm vậy và chỉ 2 lần súc là khỏi.
Trường hợp 4: Năm 2007, khi dịch lở mồm long móng bùng phát, chú Ph. ở cơ quan nhà tôi có 6 con lợn gần 1 tạ sắp xuất chuồng thì bị lở mồm long móng.
Tôi bảo với Ph., thú y họ làm gì cứ để họ làm còn mình thì ôm lá bàng về, chọn lấy lá bánh tẻ và lá non thôi (lá già không có nhựa đâu), đun một nồi to nước lá bàng, đẻ âm ấm rồi cứ 3 tiếng một lần lấy ca múc đổ vào mõm và chân cho lợn, thế nào chúng cũng khỏi thôi.
Nếu có nhiều nước lá bàng thì đổ vào chuồng sát trùng càng tốt. Kết quả là sau một tuần, 6 con lợn đã khỏi và tôi được Ph. biếu 1kg cá dìa (loại cá cao cấp ở Huế).
Trường hợp 5: Một thầy giáo trường tôi bị vết ngứa và ra nước ở bụng dài 10cm, rộng 3cm rất khó chịu, đã bôi 27 tuýp thuốc mỡ mà không khỏi.
Tôi đưa lá bàng cho thầy bảo đun nước rửa thử xem thế nào. Sau 2 lần rửa bằng nước lá bàng, vết thương đã khỏi hoàn toàn.
Tôi vô cùng biết ơn GSTS Đỗ Tất Lợi vì thầy đã cho tôi bài thuốc quý. Tôi cũng mong bài thuốc này được phổ biến rộng rãi để nhiều người biết mà áp dụng .

Đăng bởi trung02:44

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Bí quyết sống lâu và sống khỏe

Filled under:

Bí quyết sống lâu và sống khỏe
Vietsciences-Trần Anh Kiệt – Tề Quốc Lực – Phan Văn   Các       16/06/2010
health-longevity-prosperity-chinese-rocks
Lời giới thiệu: Giáo sư Tề Quốc Lực là một người Mỹ gốc   Hoa. Ông đã từng làm việc cho Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhiều năm. Mới đây   ông được Bộ y tế Trung Quốc mời về Bắc Kinh nói chuyện về sức khỏe. Bài nói   chuyện của ông được công chúng hoan nghênh và đã được đăng tải trên nhiều tờ   báo của Trung Quốc… 
 
Để giúp bạn đọc tham khảo, tiếp cận thông tin y học mới,   chúng tôi xin giới thiệu bài nói chuyện của giáo sư Tề Quốc Lực do giáo sư   Phan Văn Các lược dịch. 

Hiện nay tuyệt đại đa số là chết   vì bệnh, rất ít người chết vì già. Lẽ ra phải tuyệt đại đa số chết già, còn   thiểu số chết bệnh. Hiện tượng cực kỳ bất bình thường này đòi hỏi chúng ta   mau chóng sửa chữa.
Gần đây Liên hợp quốc biểu dương   nước Nhật Bản vì tuổi thọ của họ đạt quán quân (hạng nhất) trên thế giới.   Tuổi thọ bình quân của nữ giới ở họ là 87,6 tuổi, còn ở Trung Quốc chúng ta   vào thập kỷ 50 là 35 tuổi, thập kỷ 60 là 57 tuổi, hiện nay là 67,88, kém Nhật   Bản đúng 20 tuổi.

Kinh nghiệm của Nhật Bản là lấy xã   khu làm đơn vị, mỗi tháng giảng bài một lần về giữ gìn sức khỏe, ai không đến   nghe thì phải học bù. Chúng ta không có chế độ đó, ai muốn nghe thì nghe,   không nghe thì thôi. Sau khi về nước, tôi đã hỏi nhiều người rằng nên sống   bao lâu? Có người bảo tôi năm sáu chục tuổi là tạm được rồi, điều này chứng   tỏ tiêu chuẩn của chúng ta quá thấp. Đại bộ phận họ không hề biết gì đến giữ   gìn sức khỏe, sống được sao hay vậy, vấn đề rất nghiêm trọng. Tôi đã công tác   ở bệnh viện 40 năm, tuyệt đại bộ phận người chết bệnh là rất đau khổ. Tôi đến   đây mục đích rất rõ ràng, tôi được sự ủy thác khoa học, tuân theo chỉ thị của   Bộ y tế, mong rằng mọi người đều coi trọng công tác giữ gìn sức khỏe.

Thật ra trên thế giới, người ta   họp ở Vic-tô-ri-a có ra một tuyên ngôn, tuyên ngôn này có 3 cái mốc, mốc thứ   nhất gọi là ăn uống cân bằng, thứ hai gọi là vận động có ô-xy, thứ ba gọi là   trạng thái tâm lý.

1- Ăn   uống cân bằng. 

Có lẽ có người từ lâu đã nghĩ rằng   giữ gìn sức khỏe thì có gì mà phải nghe, lại chẳng qua ngủ sớm dậy sớm khỏe   người chứ gì. Tôi xin thưa với bạn, ở thời nhà Đường thì có thể nói vậy, chứ   ngày nay nói vậy thì cực kỳ thiếu hiểu biết, có nhiều điều đã thay đổi. Nói   ăn uống cân bằng, có hai chuyện là ăn và uống.

 a) Uống   .

Khi ở Đại học Bắc Kinh, tôi hỏi   sinh viên: Đồ uống nào tốt nhất? Sinh viên đồng thanh trả lời: Côca Côla.   Côca Côla, Mỹ không thừa nhận, quốc tế cũng không thừa nhận, nó chỉ có thể   giải khát, chứ không có bất cứ tác dụng nào cho giữ gìn sức khỏe. Sản phẩm   bảo vệ sức khỏe là gì, mọi người nên biết, nó phải có khả năng chữa bệnh. Cho   đến bây giờ tuyệt đại bộ phận người Trung Quốc chúng ta còn chưa biết thế nào   là sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
Ở các hội nghị quốc tế người ta đã   định ra 6 loại đồ uống bảo vệ sức khỏe:
Trà xanh;
Rượu vang đỏ;
Sữa đậu nành;
Sữa chua (người ta không nói sữa   bò nói chung, bạn nên chú ý);
Canh xương;
Canh nấm.

Vì sao nói canh nấm? Vì canh nấm   có thể nâng cao công năng miễn dịch. Một văn phòng có người luôn bị cảm, có   người không ốm bao giờ, vì sao vậy? Vì công năng miễn dịch khác nhau. Uống   canh nấm có thể nâng cao sức miễn dịch, cho nên đó là sản phẩm giữ gìn sức   khỏe.

Vì sao nhắc đến canh xương? Trong   canh xương có chất uyển giao (một chất keo), uyển giao kéo dài tuổi thọ, cho   nên hiện nay trên thế giới các nước đều có phố canh xương, nhưng Trung Quốc   chưa có. Chúng tôi đã điều tra, gần đây ở các thành phố Tô Châu, Nam Kinh có   rồi, Bắc Kinh vẫn chưa có. Cho nên đừng coi thường canh xương, nó có thể kéo   dài tuổi thọ, vì có uyển giao.
Vì sao nhắc sữa chua? Vì sữa chua   duy trì cân bằng vi khuẩn. Nói cân bằng vi khuẩn được duy trì có nghĩa là vi   khuẩn có ích thì sinh trưởng, vi khuẩn có hại thì tiêu diệt, cho nên ăn sữa   chua thì có thể ít mắc bệnh. Ở châu Âu, sữa chua rất phổ biến, nhiều cô gái   chúng ta thích ăn sữa chua, nhưng họ không hiểu vì sao. Chúng tôi rất lấy làm   lạ, lượng tiêu thụ sữa chua của Trung Quốc rất thấp, còn lượng tiêu dùng sữa   bò lại rất lớn. Bản thân sữa bò, chúng tôi không phủ định tác dụng của nó,   nhưng nó kém xa sữa chua. Còn sữa đậu nành, sẽ nói sau.

Vì sao uống trà xanh?

Ngày nay rất nhiều người biết uống   trà, nhưng thanh niên ít uống. Vì sao trà xanh có tác dụng bảo vệ sức khỏe?   Nguyên nhân trong trà xanh có chứa chất trà đà phân , mà trà đà phân có thể   chống ung thư. Nhật Bản làm tổng điều tra rất tốt. Sau tổng điều tra, họ nói   người trên 40 tuổi chẳng ai không có tế bào ung thư trong cơ thể. Vì sao có   người mắc ung thư, có người không? Điều này có liên hệ tới việc uống trà   xanh. Nếu anh uống mỗi ngày 4 chén trà xanh, thì tế bào ung thư không chia   cắt, mà dù có chia cắt cũng muộn lại 9 năm trở lên. Cho nên ở Nhật Bản, học   sinh tiểu học hàng ngày đi học đều uống một vài chén trà xanh.

Thứ hai xin chú ý, trong trà xanh   có chứa fluor, nó chẳng những có thể làm bền răng, mà còn chữa được sâu răng,   diệt vi khuẩn. Sau bữa ăn 3 phút, đốm khuẩn răng đã xuất hiện. Hiện nay rất   nhiều người chúng ta răng không tốt, chẳng những không súc miệng bằng nước   trà, mà nước trắng cũng không; Vì thế nên có người mới 30 tuổi đã bắt đầu   rụng răng, 50 tuổi thì rụng hết.

Thứ ba, bản thân trà xanh chứa   chất trà cam ninh , chất này nâng cao độ bền huyết quản, khiến huyết quản khó   vỡ. Rất nhiều người bị mạch máu não bất ngờ đến Bắc Kinh chữa, trong bệnh   viện cứ 4 người chết thì có 1 người xuất huyết não. Xuất huyết não thì chưa  có cách chữa, kỵ nhất là tức giận, hễ tức giận đập bàn trợn mắt, mạch máu não   đứt ngay. Các vị ạ, đến tuổi các vị nên uống sớm đi, đến lúc các vị có đập   bàn trợn mắt vài cái thì cũng không lo.

Trong các đồ uống, đứng thứ hai là   rượu vang đỏ.

Vốn là trên vỏ quả nho đỏ có một   thứ, gọi là nghịch chuyển thuần (cồn chuyển ngược). Chất này có tác dụng   chống suy lão, còn là thuốc chống ôxy hóa, người hay uống vang đỏ thì ít mắc   bệnh tim. Thứ hai, nó có thể giúp ta phòng ngừa tim đột nhiên ngừng đập,   chúng ta gọi là ngừng đột ngột. Trong trường hợp nào tim có thể ngừng đập?

Một là vốn có bệnh tim, hai là   tăng huyết áp, ba là mỡ máu cao. Mấy hôm trước tôi đến Trường đại học sư phạm   hội chẩn, một vị sau tiến sĩ mới 35 tuổi, buổi sáng còn chạy nhảy tưng tưng,   trưa đã chết rồi. Vì sao? Mỡ máu quá cao. Bây giờ tôi xin báo cho các vị kết   quả tổng điều tra của thành phố Bắc Kinh, cán bộ tại chức cứ 2 người thì có   một người mở máu cao, tỷ lệ là một phần hai.
Mỡ máu cao nguy hiểm ở chỗ nào?   Tim có thể đột nhiên ngừng đập. Có một chàng trai 20 tuổi, máu của cậu ta lấy   ra có dạng bùn, hết sức nguy hiểm. Chúng tôi hỏi cậu ta, cậu ta bảo ăn tốt   quá. Không phải cậu ta ăn tốt quá mà là ăn quá bất hợp lý. Chúng tôi có một   ca bệnh: một người mua một chiếc bánh ga-tô lớn ở ngoài phố, vừa cứng, vừa   dẻo, vừa nóng, chạy về nhà vào đến cửa liền bảo bà cụ ăn ngay kẻo nguội, bà   cụ vừa ăn được mấy miếng thì tắt thở. Anh ta cõng bà cụ chạy đến bệnh viện,   đến nơi chúng tôi hỏi có chuyện gì, anh ta kể lại đầu đuôi. Thế chẳng phải   chết vì thiếu hiểu biết đó sao? Không cứu được.

Rượu vang đỏ còn có một tác dụng   nữa là hạ huyết áp, hạ mỡ máu. Vang đỏ có mấy tác dụng lớn như thế, nên ở   nước ngoài bán rất chạy. Tôi không quảng cáo tiếp thị cho vang đỏ đâu, tôi   chỉ truyền đạt tinh thần của hội nghị quốc tế. Nhiều người sẽ hỏi: chẳng phải   cấm rượu sao? Tổ chức y tế thế giới nói rằng cai thuốc lá, hạn chế rượu , chứ   có nói cấm rượu đâu, hơn nữa còn nói rõ hạn lượng rượu: rượu vang nho mỗi   ngày không quá 50-100cc, rượu trắng mỗi ngày không quá 5-10cc, bia mỗi ngày   không quá 300cc. Nếu anh vượt quá khối lượng đó thì sai lầm, không quá lượng   đó thì tốt.

Có một nữ sĩ hỏi: Tôi không biết uống rượu thì làm thế nào? Chị không biết uống rượu, há lại không biết ăn nho sao? Ăn nho há lại không thể ăn cả vỏ sao? Nhưng nho trắng không có nghịch chuyển thuần , bạn ăn cũng vô ích. Bây giờ ở châu Âu đã có bánh ngọt bằng nho   đỏ rồi. Tôi đã thử rồi, nho đỏ rửa sạch đi mà ăn, nuốt cả vỏ rất thích, chả   sao cả. Cho nên người có tiền uống vang đỏ, người không có tiền ăn nho đỏ   không bỏ vỏ đều giữ được sức khỏe như nhau. Còn có người bắt bẻ tôi. Tôi   không có tiền thì làm thế nào? Tôi xin nói với các bạn, ở hội nghị quốc tế   người ta đã điều tra rồi, các khu vực trường thọ trên toàn thế giới đều ở   vùng ít tiền, thứ nhất là ở Ai-rơ-han thuộc Pakistan, thứ hai là   A-zéc-bai-zan của Liên Xô (cũ), và Kha-la-han ở Ê-qua-đo, đều là những vùng   nghèo. Như vậy thì có lạ không? Kẻ có tiền ngày ngày nhậu nhẹt tiệc lớn nhỏ,   gà vịt thịt cá, thì đều bụng phệ, bằng đầu bằng đuôi. Tôi đã điều tra rồi,   những người như vậy rất ít người sống được quá tuổi 65.

Về vấn đề tập thể dục buổi sáng, tôi   thấy rất nhiều ông già, bà già 5, 6 giờ sáng đã xách bảo kiếm đi ra ngoài.   Đến tối, không thấy các ông các bà nữa, họ đều ở nhà xem tivi. Đó là vì họ   không biết rằng tập luyện buổi sáng sớm rất nguy hiểm. Sáng sớm dậy, quy luật   của đồng hồ sinh học trong con người là nhiệt độ cơ thể cao, huyết áp tăng,   hơn nữa nội tiết tố thượng thận cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, sẽ   rất dễ xảy chuyện, dễ làm tim ngừng đập. Tôi không phản đối đi bộ, tập thể   dục, đi Thái cực quyền, luyện khí công buổi sáng sớm. Điều đó không có gì sai   cả. Nhưng nếu người già và người trung niên sáng sớm vận động mạnh, chạy   đường dài, leo núi, thì chỉ có trăm điều hại, không một điều lợi.

b) Ăn.

(Xin xem thêm Phụ Chú phía dưới)
Mọi người nên biết Kim tự tháp   châu á là tốt nhất. Kim tự tháp là gì? Loài cốc, loài đậu, loài rau. Ngũ cốc,   đậu và rau là rất tốt. ở hội nghị San Francisco nhiều bác sĩ nước ngoài đã   nêu ra rằng: Không đúng, người Trung Quốc bây giờ không ăn ngũ cốc, đậu và   rau nữa rồi, họ đã bắt đầu ăn bánh hăm-bơ-gơ của chúng ta rồi. Tôi về nước,   một lần đến Mắc Đô-nan, bị chen bật ra, anh nói có ghê không, đó là việc rất   hiếm thấy ở nước ngoài. Thanh niên ta mừng sinh nhật, mở tiệc đều là Mắc   Đô-nan. Tôi rất phục Mắc Đô-nan, một năm người ta lấy đi của chúng ta hơn 2 tỷ,   người ta thật là biết làm ăn. Theo tôi nắm được, sở dĩ người ta gọi nó là   thực phẩm rác, chính vì nó là một loại thực phẩm kích thích lệch, hậu quả là   người bằng đầu bằng đuôi, cứ như một bó hành lý. Người ta không ăn vì ăn xong   lại phải đi giảm béo. Chúng mình không biết, ngày nào cũng Mắc Đô-nan, đặc   biệt là thế hệ thứ hai, quả là đến mức không có Mắc Đô-nan không sống nổi.   Chúng ta nên biết đó là thức ăn kích thích lệch, không phù hợp với tập quán   ẩm thực của chúng ta.

Cốc   loại

Ở các hội nghị quốc tế người ta   xưa nay không nói đến gạo, bột mì trắng, cũng không nói Mắc Đô-nan. Trong   loài cốc trước tiên nói đến ngô, gọi đó là cây vàng . Lai lịch của ngô, Hội y   học Mỹ đã có điều tra phát hiện rằng người Mỹ nguyên thủy, người In-đi-an   không ai bị tăng huyết áp, không ai xơ vữa động mạch. Là do họ ăn ngô.
Bắp:
Về sau phát hiện ra trong ngô già   có chứa nhiều noãn lân chi, á du toan, cốc vật thuần, VE, cho nên không xảy   ra tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Từ đó về sau, nước Mỹ đã thay đổi, châu   Mỹ, châu Phi, châu Âu, Nhật Bản, Hồng Kông, Quảng Châu của Trung Quốc, sáng   đều ăn bánh ngô. Bây giờ nhiều người ăn noãn lân chi để làm gì? Chính là hy   vọng không bị xơ vữa động mạch. Nhưng họ không biết rằng trong ngô già có rất   nhiều, không phải tốn tiền nhiều.
Tôi đã điều tra ở Mỹ, một bắp ngô   2,5 đô-la, còn ở Trung Quốc chỉ 1 đồng bạc, chênh lệch nhau 16 lần. Nhưng rất   nhiều người chúng ta không biết, không ăn. Sau lần điều tra này, tôi lập tức   đổi ngay, ở Mỹ tôi đã kiên trì 6 năm húp cháo ngô hằng ngày. Năm nay tôi đã   ngoài 70 tuổi, thể lực sung mãn, tinh thần dồi dào, giọng nói vang vang, đầy   khí thế, hơn nữa mặt không có nếp nhăn. Nguyên nhân nào vậy? Do húp cháo ngô   đấy, tin hay không thì tùy bạn. Bạn cứ việc uống sữa bò, tôi cứ việc húp cháo   ngô, xem ai sống lâu hơn ai.

Kiều   mạch. (Oats)

Tại sao nhắc đến kiều mạch? Người   ta hiện nay thường có ba cao , là huyết áp cao, mỡ máu cao, đường máu cao.   Kiều mạch là ba hạ, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường máu. Tôi hỏi sinh viên   Bắc Đại (Đại học Bắc Kinh) kiều mạch là gì? Đáp rằng không biết, chỉ biết   hăm-bơ-gơ. Trong kiều mạch có chứa 18% xen-lu-lô, người ăn kiều mạch không bị   viêm dạ dày đường ruột, ung thư trực tràng, ung thư kết tràng đều không mắc.   Trong số những người ngồi văn phòng mắc bệnh, có đến 20% là ung thư trực   tràng, ung thư kết tràng.

Khoai.

Khoai lang trắng, khoai lang đỏ,   củ từ, khoai tây. Những thứ này các hội nghị quốc tế đã nhắc đến. Vì sao? Vì   chúng nó có ba hấp thu: hấp thu nước, hấp thu mỡ và đường, hấp thu độc tố.   Hấp thu nước, làm trơn đường ruột, không bị ung thư trực tràng, ung thư kết   tràng. Hấp thu mỡ và đường, không mắc bệnh tiểu đường. Hấp thu độc tố, không   mắc chứng viêm dạ dày, đường ruột. Tôi cũng đã điều tra ở Mỹ, người Mỹ ăn   khoai là chế biến thành các loại bánh, ăn cũng không ít. Mong mọi người ăn   nhiều khoai vào, trong lương thực chính nên có các loại khoai.

Trong cốc loại còn có yến mạch,   nước ngoài đã biết từ lâu, Trung Quốc rất nhiều người chưa biết. Nếu bị tăng   huyết áp, nhất định phải ăn yến mạch, cháo yến mạch, yến mạch lát. Nó có thể   hạ huyết áp, hạ mỡ máu.

Kê.   (Millet) 

Sau khi về nước, tôi hỏi: Vì sao chúng ta không ăn kê nữa? Nhiều người bảo tôi: Cái thứ đó chỉ đàn bà đẻ mới  ăn! Thật ra Bản thảo cương mục đã nói rất rõ: Kê có thể trừ thấp, kiện tỳ,   trấn tĩnh, an miên, (ngủ yên); ích lợi lớn như thế mà anh không ăn? Bây giờ   rất nhiều người ngồi văn phòng, đêm mất ngủ, mắc các chứng ức uất, chứng chức   năng thần kinh, có người uống đến 8 viên thuốc an thần vẫn không ngủ được.   Tôi khuyên mọi người đừng uống nữa. Có 2 giáo sư y học nổi tiếng sau khi uống   an thần, đầu óc tối tăm choáng váng ngã rồi. Tôi đã quan sát kỹ, người ta ngủ   được là nhờ ăn cháo kê. Cho nên giờ đây tôi đã thay đổi, sáng một bát cháo   ngô, tinh thần phấn chấn, tối một bát cháo kê, ngủ khò khò. Chữa bệnh bằng ăn   tốt hơn chữa bệnh bằng thuốc. Vì sao chúng ta không giải quyết vấn đề bằng   cái ăn, mà cứ nhất định phải dùng thuốc! Mười thứ thuốc thì chín thứ là độc,   chưa từng nghe nói dùng thuốc để giữ gìn sức khỏe. Tôi cũng phải nói rõ: tôi   không hề phản đối dùng thuốc. Tôi phản đối uống thuốc bừa bãi, tôi chủ trương   dùng thuốc trong thời gian ngắn, uống thuốc bình yên, nhanh chóng ngừng   thuốc.

Đậu   .

Kết quả điều tra của chúng tôi là   tất cả dân Trung Quốc thiếu protein ưu chất. Cho nên chúng ta chơi bóng nhỏ   thì luôn luôn thắng, nhưng chơi bóng lớn thì không thắng. Vì sao? Trên sân   bóng, một cú đá, một cú va chạm là ngã lộn nhào. Hiện nay tiền thuốc của   chúng ta cao gấp 10 lần của Mỹ, nhưng thể lực không bằng người ta. Người   Trung Quốc thiếu protein ưu chất thì làm thế nào? Hiện nay Bộ y tế đã đề ra   Kế hoạch hành động đậu tương, nội dung là một nắm rau, một nắm đậu, một quả   trứng gà cộng thêm ít thịt . Protein của một lạng đậu nành bằng hai lạng thịt   nạc, bằng ba lạng trứng gà, bằng bốn lạng gạo, vậy nên ăn cái gì hơn?
Đậu nành là hoa của dinh dưỡng, là   vua các loại đậu. Trong đậu nành có ít nhất 5 loại chất chống ung thư, đặc   biệt là di hoàng đồng, chất này có thể phòng và chữa ung thư tuyến vú, ung   thư trực tràng và ung thư kết tràng. Cho nên đối với người da vàng chúng ta   thì thích hợp nhất là sữa đậu nành. Bắc Kinh và Thiên Tân chúng ta gần nhau   như thế, nhưng ở Bắc Kinh người ung thư tuyến vú đặc biệt nhiều, còn Thiên  Tân rất ít. Anh có biết vì sao không? – Thiên Tân ăn sáng bằng sữa đậu nành   và óc đậu.
Người Bắc Kinh huyết áp cao, mỡ   máu cao nhiều như vậy, bữa ăn sáng rất đa dạng, nhưng rất không khoa học. Sữa   bò tốt hay sữa đậu nành tốt? ở hội nghị quốc tế của Liên hợp quốc người ta   nói, trong sữa bò có nhiều nhũ đường, mà hai phần ba số người trên thế giới   không hấp thu được nhũ đường, người da vàng ở châu á có 70% số người không   hấp thu được nhũ đường. Sữa đậu nành có ưu điểm gì? Trong sữa đậu nành chứa   quả đường, quả đường hấp thu 100%.
Rau   .
   Cà-rốt.  
Vì sao nói đến cà-rốt? Sách Bản   thảo cương mục của Trung Quốc viết đó là loại rau dưỡng mắt. Tối nhìn không   thấy, đặc biệt là chứng quáng gà, ăn là khỏi. Nó bảo vệ niêm mạc, ăn cà-rốt   lâu ngày thì ít bị cảm mạo. Người Mỹ cho cà-rốt là thứ rau làm đẹp người,   dưỡng tóc, dưỡng da, dưỡng niêm mạc. Người thường xuyên ăn cà-rốt quả là đẹp   từ trong ra ngoài. Khái niệm đẹp người này phải là trong ngoài hài hòa. Nhiều   cô gái của chúng ta mắc lừa, các cô ấy son phấn vào còn dễ coi, đến khi bỏ   son phấn đi còn khó coi hơn ban đầu. Người Mỹ rất chú ý điều này, họ ăn   cà-rốt đều. Lúc ở U-rum-si, người ta mời tôi ăn bánh chẻo (thứ bánh nhân thịt   bọc bột mì) nhân cà-rốt, họ gọi là bánh chẻo Nga, tôi ăn thấy rất ngon. Thứ   nhất, nó dưỡng niêm mạc, ít bị cảm mạo. Thứ hai, nó đẹp khỏe mạnh. Thứ ba, nó   có chút tác dụng chống ung thư, hơn nữa rất tốt cho mắt. Châu Âu đã có bánh   ngọt cà-rốt. ở nhiệt độ cao, chất bổ trong cà-rốt không bị giảm sút.

   Bí   đỏ. 

Nó kích thích tế bào tụy, sản sinh   insulin. Cho nên người thường xuyên ăn bí đỏ rất ít mắc bệnh tiểu đường.   Trong các loại rau còn cần nhắc đến khổ qua (mướp đắng). Tuy nó đắng, nhưng   nó tiết ra insulin, người thường ăn mướp đắng cũng không bị tiểu đường. Bí   đỏ, khổ qua, người ở lứa tuổi chúng ta nhất định phải ăn luôn.
   Cà chua.
Ở Mỹ, hầu như gia đình nào cũng   trồng cà chua, ăn cà chua, mục đích là để khỏi mắc ung thư. Đó là điều mới   được biết đến 5, 6 năm nay. Ăn cà chua không mắc bệnh ung thư, bạn đã biết   chưa? Nhưng không phải ăn cà chua một cách tùy tiện. Trong cà chua có một   chất gọi là chất cà chua , nó kết hợp chặt với protein làm một, xung quanh có   xen-lu-lô bao bọc, rất khó ra. Cho nên phải làm nóng lên, nóng đến mức nhất   định, nó mới ra được. Tôi mách các bạn, cà chua xào trứng gà là đáng giá   nhất. Và canh cà chua, hoặc canh trứng gà cà chua cũng rất tốt. Cà chua ăn   sống không chống được ung thư, xin mọi người nhớ cho.
   Tỏi
Tỏi là vua chống ung thư. Tôi vừa   nói tỏi ăn như thế nào, có người nói ngay: cái món đó phải ăn nóng. Sao cái   gì bạn cũng muốn ăn nóng? Tôi xin thưa với các bạn: tỏi đun nóng lên thì bằng   dê-rô! Người Sơn Đông, người Đông Bắc rất thích ăn, cứ bóc từng nhánh mà ăn,   còn nói rằng ăn tỏi không bị ung thư, nhưng chẳng mấy hôm anh ta bị ung thư   trước. Nguyên nhân là gì? Xin thưa các vị, trước hết phải thái nhánh tỏi   thành từng lát, để từng lát trong không khí độ 15 phút, sau khi nó kết hợp   với dưỡng khí mới sản sinh ra chất tỏi (đại toán tố). Bản thân tỏi không   chống được ung thư, đại toán tố mới chống ung thư, hơn nữa là vua chống ung   thư. Hôm nọ tôi thấy có người ăn tỏi, anh ta lấy một bát mì, rồi nhanh chóng   bóc tỏi ra, ăn từng nhánh tỏi, không đầy 5 giây đồng hồ đã ăn xong. Thậm chí   không đến 5 giây! Ăn như vậy không có ích gì hết. Nếu sợ tỏi có mùi, thì ăn   một quả sơn tra, nhai nắm lạc rang, hoặc ăn chút lá chè là hết mùi ngay. Ở   nước ngoài tuần nào người ta cũng ăn, sao chúng ta lại không ăn!

   Mộc   nhĩ đen. 

Mộc nhĩ đen có tác dụng gì? Bây   giờ cứ đến tết, người chết vì nhồi máu cơ tim ngày một nhiều, càng ngày càng   có nhiều người chết trẻ, thậm chí ở cả tuổi 30! Vì sao đến tết chết nhiều? Có   2 nguyên nhân, một là máu đặc cao ngưng thể chất , tức là mỡ máu cao. Các vị   nhớ cho, người máu đặc gọi là cao ngưng thể chất . Người cao ngưng thể chất   cộng thêm thức ăn cao ngưng, cho nên vào dịp tết người chết vì nhồi máu cơ   tim đặc biệt nhiều, không kể tuổi nào. Chết nhồi máu cơ tim tuy không có cách   gì chữa được, nhưng hoàn toàn có thể dự phòng. Có bác sĩ khuyên bạn uống   aspirin, vì sao? Có thể khiến máu không đặc, không bị nhồi máu cơ tim. Nhưng   hậu quả là gì? Hậu quả của việc uống nhiều aspirin là đáy mắt xuất huyết. Bây   giờ rất nhiều người xuất huyết đáy mắt.
Tôi khuyên mọi người đừng uống   aspirin nữa. Hiện nay ở châu Âu không uống aspirin nữa rồi. Vậy thì làm thế   nào? – Ăn mộc nhĩ đen.
Mộc nhĩ đen (nấm mèo) có hai tác   dụng, trong đó có một là khiến máu không đặc lại. Tác dụng này của mộc nhĩ   đen là do một chuyên gia bệnh tim của Mỹ phát hiện, ông ta đã đoạt giải   Nobel. Sau khi ông ta phát hiện, tất cả người châu Âu, người có tiền và có   địa vị đều ăn mộc nhĩ đen, chứ không uống aspirin nữa. Người như thế nào là   cao ngưng thể chất ? Xin trả lời là người thấp, to, béo đặc biệt là phụ nữ ở   thời kỳ chuyển đổi tuổi. Hơn nữa người thuộc nhóm máu AB càng dễ bị máu đặc   cao ngưng. Và cổ càng ngắn thì càng dễ bị. Thứ nhất là tết đừng ăn đồ biển   nhiều, thứ hai nên uống một ít trà ngon, hoạt huyết tiêu ứ; thứ ba là nhất   thiết chớ tức giận, hễ tức giận là máu đặc lại. Uống rượu trắng cũng dễ đặc   máu, muốn uống thì uống vang đỏ, không quá 100ml. Nếu cho anh ăn lạc, nhất   thiết đừng ăn, mà có ăn thì bóc vỏ đi. Anh xem lạc Trung Quốc, lạc ngũ hương,   lạc rang, lạc chiên đều nguyên cả vỏ. Anh sang châu Âu mà xem, tất cả các thứ   lạc đều bóc vỏ hết, người ta biết không nên ăn vỏ.
Có người hỏi: Cái vỏ lụa ấy chẳng   phải có dinh dưỡng sao? Ai nói vậy, tôi xin nói với các vị, vỏ lạc không có   dinh dưỡng, nó chỉ có thể trị huyết ngưng phiến, nâng cao huyết tiểu bản,   dùng để cầm máu. Người trung niên và người già chúng ta không nên ăn. Và xem   tivi phải chú ý, tivi hay thì xem một lát, tivi dở thì đừng xem. Vì sao? Vì   ngồi lâu, độ ngưng huyết sẽ lên cao. Tôi lo nhất là gì? Là người vốn lùn, to,   béo, không có cổ, lại đang thời kỳ chuyển đổi tuổi, lại nhóm máu AB ăn đồ   biển bừa bãi, rồi lại tức giận, lại uống rượu trắng, xong rồi ăn lạc không   bóc vỏ, người như vậy mà không chết vì nhồi máu cơ tim, thì tôi xin giải nghệ   bác sĩ.

   Phấn   hoa (Pollen)

Tổng thống Reagan   từng một lần bị bắn trọng thương, lại đã một lần bị u ác tính, ông ta đã cao   tuổi như vậy mà bây giờ vẫn sống, chỉ có điều mắc chứng lú lẫn của người già.   Chính là phấn hoa đã có tác dụng rất lớn cho cơ thể ông. Bây giờ ở châu Âu,   châu Mỹ đều thịnh hành phấn hoa. Sau khi về nước tôi tra lại lịch sử, thì ra   chúng ta (Trung Quốc) đã có từ lâu. Võ Tắc Thiên đã ăn phấn hoa, Từ Hi thái   hậu cũng ăn phấn hoa.

Mọi người đều biết, phấn hoa là   tinh tử của thực vật, nó thai nghén sự sống, dinh dưỡng rất phong phú, là cái   tốt nhất trong thực vật. Cổ đại đã có rồi, nhưng chúng ta quên mất. Các vị   đừng mua phấn hoa ở ngoài phố, phấn hoa bán ngoài phố có vỏ cứng, chưa phá   vách. Phá vách cần có xử lý khoa học kỹ thuật cao. Thứ hai, phấn hoa mọc dại,   dễ ô nhiễm, phải sát trùng. Thứ ba, nó là protein, phải thoát mẫn. Phấn hoa   phải có 3 điều này mới dùng được: xử lý, tiêu độc, thoát mẫn. Phấn hoa ở Nhật   Bản được dùng nhiều lắm, ở tuổi nào cũng dùng nó để làm đẹp. Người mẫu ở Pháp   không ai không dùng. Có một lần, suốt một tháng liền, đêm nào tôi cũng phải   dậy ba lần, thấy nguy quá, tôi ăn phấn hoa, một tháng sau trở lại bình   thường. Tài liệu ghi chép cho biết, tỷ lệ chữa bệnh của phấn hoa là 97%. Nếu   dùng phấn hoa chữa không khỏi thì thuốc cũng không giải quyết được, cuối cùng   công năng thận suy kiệt, đái ra máu, rồi u thận. Cho nên phải chữa trị sớm   chứ đừng chờ đến công năng thận suy kiệt. Lại còn chứng rối loạn đường ruột,   phụ nữ mắc nhiều, bí đái có tính chất tập quán. Rất nhiều người uống thuốc đi   ngoài mà mắc ung thư trực tràng, ung thư kết tràng. Phấn hoa có một tên gọi   là cảnh sát đường ruột, sau khi ăn phấn hoa, cảnh sát có thể duy trì trật tự   đường ruột. Thứ ba là nó làm đẹp khỏe mạnh, duy trì thể hình. Ba tác dụng lớn   của phấn hoa không thể coi thường. Vấn đề về thực vật xin nói đến đấy.

Thức   ăn động vật. 

Người ta nói ăn động vật bốn chân,   không bằng ăn con hai chân, mà ăn con hai chân không bằng ăn con nhiều chân.   Nếu trong bữa ăn có cả thịt lợn và thịt dê thì ăn thịt dê; có thịt dê và thịt   gà thì ăn thịt gà, có gà và cá thì ăn cá, có cá và tôm thì ăn tôm. Đó không   phải là làm khách. Động vật càng nhỏ thì protein càng tốt. Dinh dưỡng học đại   chúng thô sơ thì chỉ xem con vật to hay nhỏ; đem phân tử thức ra thì người ta   không hiểu. Tôi còn chưa nói con chuột. ở hội nghị quốc tế người ta nói   protein của bọ chét là tốt nhất. Con bọ chét, đừng thấy nó nhỏ, nó có thể   nhảy cao hơn 1 mét, anh có tin không. Nếu phóng đại nó lên bằng cơ thể con người,   thì nó có thể nhảy lên đến mặt trăng ấy chứ! Cho nên đã có mấy bác sĩ Mỹ đang   nghiên cứu làm thế nào ăn được bọ chét.
Bây giờ WHO, Liên hợp quốc đề nghị   mọi người ăn nhiều gà và cá. Vậy sao không khuyến nghị ăn tôm? Không phải là   không khuyến nghị, mà là tôm đắt quá, khó phổ cập. Nếu có tôm, thì ăn tôm là   tốt. Giờ đây tôi nắm một nguyên tắc thế này: nếu có tôm thì tôi ăn vài con   tôm. Vài con đó đủ nhiều protein hơn là anh ăn đầy một bụng thịt bò. Cá thì   dễ phổ cập hơn. Protein của cá một giờ là hấp thu được, tỷ lệ hấp thu là   100%, còn protein thịt bò phải 3 tiếng đồng hồ mới hấp thu được. Cá đặc biệt   thích hợp cho người già nhất là người cơ thể suy nhược. Tất nhiên là tôm còn   tốt hơn cá. Quốc tế đã điều tra, vùng tuổi thọ nổi tiếng nhất toàn thế giới là   Nhật Bản, vùng tuổi thọ của Nhật Bản là ven biển, mà ven biển tuổi thọ cao   nhất là địa phương ăn cá. Đặc biệt là ăn cá bé, tôm bé, đặc biệt phải ăn cả   con cá (ăn cả đầu lẫn đuôi), vì có chất hoạt tính, mà chất hoạt tính thì ở   đầu và ở bụng cá bé, tôm bé. Đấy là khoa học, chứ không phải mua cá cứ chọn   con to là tốt.
Còn một nguyên tắc ăn nữa là ăn   phải nắm vững lượng, chứ không phải ăn càng nhiều càng tốt. Trên quốc tế có   quy định: ăn no 7 phần 10, suốt đời không đau dạ dày, ăn 8/10 là tối đa, nếu   ăn no 10/10 thì 2/10 kia vô ích. Cho nên quốc tế khuyến nghị tỷ lệ vàng là   0,618: lương thực phụ 6, lương thực chính 4; lương thực thô 6, lương thực   tinh 4; thực vật 6, động vật 4.
Cân bằng vật chất có một quy luật,   tôi xin giới thiệu qua. Trẻ sinh ra cho đến 5 tháng ăn sữa mẹ là tốt nhất,   ngoài 5 tháng sữa mẹ cũng không đủ, cần thêm 42 loại thức ăn trở lên. Người   ta đến tuổi già lại càng khó. May thay có một bác sĩ người Pháp tên là   Climent, khi du lịch sang châu Phi thấy người ở hồ đầm lớn châu Phi khỏe mạnh   sống lâu hơn chúng ta. Họ ăn cái gì? Ăn rong biển, phơi khô rồi làm bánh bao   ăn, sau đó uống canh rong biển. Bác sĩ ấy đem về Paris thí nghiệm, thì ra là   rong biển, rong xoắn ốc. Rong xoắn ốc này phát hiện năm 1962, phát hiện này   làm xôn xao cả thế giới. Vì sao? Một gam nó bằng 1.000 gam tổng hợp tất cả   các loại rau, dinh dưỡng đặc biệt phong phú, rất toàn diện, phân bố dinh   dưỡng rất cân bằng, hơn nữa là thức ăn kiềm tính. ở Nhật Bản mỗi năm họ tiêu   thụ 500 tấn rong xoắn ốc, họ đi du lịch sang Trung Quốc người nào cũng mang   theo. Chúng tôi hỏi họ, vì sao mang rong xoắn? Họ bảo, 8 gam rong xoắn là có   thể duy trì sự sống 40 ngày. Ngoài ra nó rất quan trọng đối với một số bệnh   như tim mạch, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tiểu đường…
Ưu điểm lớn nhất của rong xoắn là   khiến cho bệnh nhân tiểu đường không bị biến chứng, có thể ăn uống như người   bình thường. Bệnh nhân tiểu đường thiếu năng lượng, lại không được ăn đường,   rong xoắn là đường khô, hấp thu đường khô vào là có năng lượng. Bệnh nhân   tiểu đường, đường máu không ổn định, sau khi dùng rong xoắn có thể dần dần   ngừng thuốc, sau đó dần dần ngừng rong xoắn, cuối cùng khống chế bằng ăn mềm.   Đối với bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, rong xoắn có chất diệp lục, có tác   dụng khôi phục đối với niêm mạc dạ dày. Rong xoắn còn có tác dụng phòng bức   xạ. Khi trạm điện hạt nhân của Liên Xô bị nổ, chuyên gia Nhật Bản đi cứu,   mang theo rong xoắn, tác dụng chống bức xạ của nó rất mạnh.
Nhưng có mấy cách có thể dự phòng:   thứ nhất là uống trà xanh; thứ hai là ăn rau xanh, cà rốt; thứ ba là ăn rong   xoắn; thứ tư ăn tảo phục khang. Tảo phục khang là tốt nhất. Tùy theo điều   kiện kinh tế của mình mà chọn lấy một cách, thực sự không được thì ăn rau   xanh, cà rốt. Bức xạ thì ai cũng có thể tiếp xúc. Quốc tế đã từng cảnh cáo:   Nhất thiết chớ để đồ điện trong phòng ngủ. Nhất là lò vi sóng đối với chúng   ta nguy hại lớn nhất, trong vòng 7 mét nó có thể bức xạ đến chúng ta. Và các   loại đồ điện không nên mở cùng một lúc. Vừa có tivi, vừa có tủ lạnh, lại vừa   có lò vi sóng, bạn làm thức ăn ngay bên cạnh, thì mắc bệnh ung thư là không   oan uổng gì.

2.   Vận động có ôxy

Có một kinh nghiệm thành nguyên   tắc, là nhất thiết đừng tập luyện sáng sớm. Xin khuyến nghị các vị tập luyện   vào chiều tối. Các nhà khoa học đã quy định, ăn xong 45 phút sau hãy vận   động. Mà người già vận động thì đi bách bộ là được, chỉ cần đi 20 phút. Muốn   giảm béo không dùng phương pháp này, nửa giờ đến một giờ trước bữa cơm, ăn   hai hạt đến bốn hạt rong xoắn, sau đó sẽ giảm được cảm giác muốn ăn, mà lại   không thiếu dinh dưỡng.
Người châu Âu giảm béo toàn dùng   rong xoắn, ở trong nước (Trung Quốc) ăn ít đi ngoài nhiều là không đúng cách.   Thứ hai là thời gian ngủ dậy, quốc tế quy định là 6 giờ sáng, để bạn tham   khảo. Thời gian mở cửa sổ, quốc tế quy định là 9 giờ đến 11 giờ, buổi chiều 2   giờ đến 4 giờ. Vì sao? Vì sau 9 giờ không khí ô nhiễm lắng xuống, chất ô   nhiễm đã giảm bớt, không có hiện tượng phản lực.
Các vị chú ý cho, sáng dậy mở cửa   sổ, đừng có thở nhiều ở đó, vì chất gây ung thư, chất phản lưu đều chạy hết   vào trong phổi bạn, dễ bị ung thư phổi. Quốc tế đã cảnh cáo, 6 giờ đến 9 giờ   sáng là lúc dễ gây ung thư nguy hiểm nhất. Không thể nói chung chung rằng ngủ   sớm dậy sớm khỏe người. Cả đêm bạn đã hít đầy bụng khí các-bô-níc ở trong   nhà, trong đường hô hấp đã có hơn 100 loại độc tố rồi, lại chạy vào rừng cây,   buổi sáng trong rừng cây lại toàn là các-bô-níc.
Tập luyện buổi sáng, huyết áp cơ   sở cao, thân nhiệt cơ sở cao, thận thượng tuyến tố cao gấp 4 lần buổi chiều   tối, người có bệnh tim rất dễ sinh chuyện. Trong rừng cây phải đợi khi mặt   trời lên, ánh mặt trời có phản ứng với chất diệp lục mới có thể sản sinh ôxy.   Lúc trong rừng toàn là các-bô-níc rất dễ trúng độc, rất dễ mắc ung thư. Trong   sách Hoàng đế nội kinh có nói “không có mặt trời thì không tập   luyện”. Tôi đề nghị các vị mùa hè ngủ sớm dậy sớm, mùa đông không nên đi   tập buổi sáng sớm, mà đổi sang tập buổi tối. Cũng không phải là người như thế   nào cũng đều ngủ sớm, dậy sớm khỏe người cả, người cao tuổi đừng có bật dậy mạnh.   Có người bật một cái là dậy, thoắt một cái nhồi máu cơ tim chết luôn. Quốc tế   người ta nói, người ngoài 70 nên dậy thong thả, duỗi tay duỗi chân cử động   vài cái, rồi xoa bóp tim một lúc, ngồi vài phút rồi hẵng đứng lên. Như vậy sẽ   không làm sao cả. Cho nên tuổi tác khác nhau, thời tiết mùa vụ khác nhau thì   phải đối xử khác nhau.

Ngủ   trưa

Quốc tế quy định rồi, ngủ trưa hay   không ngủ trưa khỏi phải tranh luận. Trước kia Nhật Bản không chủ trương ngủ   trưa, nhưng chúng tôi chủ trương nếu đêm hôm trước ngủ không tốt thì nên ngủ   trưa. Thời gian ngủ trưa nên là nửa giờ sau bữa ăn trưa, và tốt nhất nên ngủ   một tiếng đồng hồ, ngủ lâu quá không lợi cho sức khỏe. Không nên đắp chăn   dày. Buổi tối đi ngủ vào lúc nào? Xưa nay chúng tôi không đề xướng ngủ sớm   dậy sớm. Khái niệm ngủ sớm dậy sớm cần làm rõ. Nếu 7 giờ tối đi ngủ, 12 giờ   đêm dậy lục sục vớ vẩn, thì không ích gì. Chúng tôi chủ trương 10 giờ đến 10   giờ 30 đi ngủ, vì ở hội nghị quốc tế người ta đã quy định, một giờ đến một   giờ rưỡi sau đi vào giấc ngủ sâu là khoa học nhất, như thế thì 12 giờ đêm đến   3 giờ sáng, 3 tiếng ấy sét đánh cũng không nhúc nhích, không có làm gì hết. 3   tiếng đồng hồ ấy là giấc ngủ sâu. Nếu 3 tiếng ấy ngủ tốt thì hôm sau dậy tinh   thần sẽ thoải mái. Nếu anh ngủ sau 4 giờ, thì đó là giấc ngủ nông. Biết cách   ngủ và không biết cách ngủ là rất khác nhau. Chúng tôi chủ trương 12 giờ đến   3 giờ sáng ngủ say như chết, và trước khi đi ngủ tắm nước nóng 40-50 độ, như   vậy chất lượng giấc ngủ rất cao. Các bạn đánh bài tôi không phản đối, nhưng   phản đối đánh bài từ 12 giờ đến 3 giờ sáng. ở Thâm Quyến có 4 thanh niên đánh   bài mà chết, báo đã đưa tin.
3.   Trạng thái tâm lý 

Cột mốc thứ ba giừ gìn sức khỏe là   trạng thái tâm lý. Nếu trạng thái tâm lý không tốt thì anh ăn uống tập luyện   cũng vô ích. Tức giận thì dễ bị khối u, cả thế giới đều biết. Trường đại học   Stanpho đã làm một thí nghiệm nổi tiếng, lấy ống mũi đặt lên mũi cho anh thở,   rồi sau đó lấy ống mũi đặt trên bãi tuyết 10 phút. Nếu băng tuyết không đổi   màu thì chứng tỏ anh bình tĩnh tự nhiên; nếu băng tuyết trắng lên, chứng tỏ   anh có điều hổ thẹn day dứt; nếu bằng tuyết tím đi, chứng tỏ anh rất tức   giận. Rút lấy 1-2 cc chỗ băng tuyết tím đó tiêm cho chuột con thì 1-2 phút   sau chuột con sẽ chết. Tôi khuyên các bạn, ai muốn trêu tức bạn, thì bạn đừng   có tức. Nếu bạn không nhịn được, bạn hãy xem đồng hồ, đừng để quá 5 phút, quá   5 phút là hỏng chuyện, máu sẽ tím đi. Thí nghiệm này đã được giải Nobel.

Tâm lý học có thể đề xuất 5 phương   pháp tránh tức giận: một là tránh đi; hai là chuyển di, người ta chửi anh thì   anh đi đánh cờ, câu cá, không nghe thấy; ba là thả ra, nhưng phải chú ý,   người ta chửi anh, anh lại đi chửi người khác thì không gọi là thả ra, mà   phải đi tìm bạn tri âm để nói chuyện, thả ra hết (giải tỏa) nếu không cứ để   bụng thì sẽ sinh bệnh; bốn là thăng hoa, tức là người ta càng nói anh thì   càng ra sức làm; năm là khống chế, đây là phương pháp chủ yếu nhất tức là mày   chửi thế nào ông cũng không sợ . Điểm này rất quan trọng. Nhịn một lúc gió   yên sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn nại không phải là mục   đích, mà là sách lược. Nhưng người thường không làm nổi, mới nói một câu đã   lồng lộn lên. Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu (Không nhịn được điều nhỏ thì sẽ   rối loạn hỏng cả mưu kế lớn). Châu Âu có một kinh điển bác học: cái lý khó giảng   thì nên dừng; con người khó đối xử thì nên xử hậu; việc khó xử thì nên làm   thong thả; công việc khó thành thì nên khôn khéo. Câu đầu tiên trong 4 câu ấy   có nghĩa là: lý lẽ khó thì hãy khoan nói. Triết lý rất sâu sắc, rất có ích.   Trong Tam quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng ba lần chọc tức Chu Du, rốt cuộc đã   khiến Chu Du tức giận mà chết. Tại Chu Du hay tại Gia Cát Lượng? Kết luận là   tại Chu Du, khí lượng ông ta hẹp hòi quá. Tức giận nguy hại rất lớn cho người   ta.

Hiện nay, có một lý thuyết mới,   tất cả động vật đều không có công năng cười, duy loài người có công năng đó.   Nhưng loài người chưa biết sử dụng công năng đó. Xưa có câu: một nụ cười trẻ   ra mười tuổi. Không phải chỉ tuổi tác, mà chỉ tâm thái. Miệng hay cười, người   hay khỏe. Tác dụng của cười rất lớn. Cười tránh được rất nhiều bệnh. Thứ   nhất, không bị thiên đầu thống, thứ hai không bị đau lưng, vì khi cười vi   tuần hoàn phát triển. Thông tắc bất thống (thông thì không đau), bất thông   tắc thống (không thông thì đau).
Lại nữa, cười, thường xuyên cười   đặc biệt tốt cho đường hô hấp và đường tiêu hóa. Có thể làm thí nghiệm, anh   cứ sờ vào bụng bắt đầu cười, mỗi ngày cười to 3 lần, bụng lọc sọc 3 lần, thì   không táo bón, không bị ung thư dạ dày, đường ruột. Anh tập tay, tập chân,   nhưng tập dạ dày đường ruột vào lúc nào? Không có cơ hội, chỉ có cười mới   luyện tập được dạ dày, đường ruột. Cười đã trở thành một tiêu chuẩn của sức   khỏe. Tôi đã điều tra nhiều lần, giải Nobel thứ hai về cười đã được trao.   Cười là thứ thuốc tê thiên nhiên. Nếu bạn bị viêm khớp, xin đừng lo, cứ nhìn   vào khớp mà cười ha hả, một chốc là không đau nữa. Cười có nhiều ích lợi như   thế, sao chúng ta lại không cười nhỉ

Mới đây thành phố Bắc Kinh đã có   tổng điều tra rồi, tuổi thọ của người ta bạn có biết là cụ ông thọ hơn hay cụ   bà thọ hơn không? Tôi xin mách các vị, cụ bà thọ hơn cụ ông, bình quân thọ   hơn cụ ông 6 năm rưỡi. Tình cờ gặp một ông cụ, tôi hỏi, sao cụ lại tập luyện   một mình? Ông cụ bảo lão không ghép được đôi, các bà lão đều tập với nhau,   luyện tập từng đôi ở đầu phố. Ưu điểm lớn nhất của rất nhiều bà cụ là từ khi   còn trẻ đã thích cười, già rồi vẫn cười. Mỗi lần giảng bài, tôi đều để ý,   thấy toàn các bà cười, các ông không cười. Đã kém người ta 6 năm rưỡi rồi   đấy, đến bao giờ các ông mới cười. Cho nên từ giờ, mỗi người hãy mau mau cười   đi. Các vị hôm nay đến đây, các vị cười mấy tiếng là sống thêm được mấy năm.   Có người nói thế nào cũng chẳng cười. Cấp bậc càng cao càng không cười, tôi   biết làm thế nào được? Chẳng những đã không cười, lại còn có một lôgíc: Nam   nhi hữu lệ bất khinh đàn (Đàn ông có nước mắt nhưng không dễ gì chảy). Nước   mắt người thường thì mặn, nước mắt bệnh nhân tiểu đường thì ngọt, nước mắt   đau buồn thì đắng, trong đó có peptide (pép-tít), có hoóc-môn. Nếu lâu ngày   không chảy đi thì sẽ bị khối u, bị ung thư đấy. Dù có khỏi khối u thì cũng bị   loét hoặc viêm kết tràng mạn tính. Cho nên, nếu các vị đau buồn thì phải chảy   nước mắt ra, giữ lại không ích gì đâu.
Ở hội nghị quốc tế, người ta đã   cảnh báo chúng ta. Chúng ta hãy uống trà xanh, ăn đậu nành, ngủ cho tốt, năng   vận động, và đừng quên luôn luôn cười vui. Mong rằng mỗi người đều chú ý cân   bằng ẩm thực, vận động có ô-xy và chú ý trạng thái tâm lý của mình, lúc đáng   khóc thì khóc, lúc đáng cười thì cười. Tôi tin rằng chúng ta nhất định có thể   vượt qua tuổi 73, qua tuổi 84, đến 90, 100 tuổi vẫn còn khỏe mạnh.
GS. Phan Văn Các lược dịch
——————————————————————————–
Phụ Chú của Soạn giả Trần Anh Kiệt   (20-8-2004)
Lúa Kiều Mạch tiếng Anh gọi là   “OATS” . Trong các siêu thị và Health Food Shops đều bán. Loại   thông thường là loại “ROLLED OATS” dùng để nấu cháo rất dễ và nhanh   chóng.
Còn Hạt kê là “MILLET” .   hạt nhỏ nhưng lớn hơn hạt mè. Ở ngoài Bắc miên thôn quê ngày xưa có trồng. Có   thể tìm mua trong các siêu thị hay Health Food Shops. Theo sách “100 Cây   thuốc Vạn Linh Bá Chứng của Cố Lm. Vũ đình Trác viết rằng: Nấu cháo hạt kê ăn   hàng ngày chữa được bệnh tiểu đường rất hay.
Phấn Hoa là “POLLEN” chỉ   bán trong Health Food Shops mà thôi.
——————————————————————————–
TB. Nếu quý vị có thắc mắc xin   liên lạc về (vnfa@vnfa.com)

Đăng bởi trung08:58

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Phật Giáo – Nho Giáo – Lão Giáo

Filled under:

Phật Giáo – Nho Giáo – Lão Giáo: Đôi nét về sự hòa hợp giữa ba truyền thống tư tưởng và sự ảnh hưởng của nó lên nền tảng văn hóa dân tộc Trung Hoa



Dẫn nhập 

Trung Hoa là một trong những quốc gia có nền văn minh cổ xưa nhất của nhân loại, tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển màu sắc văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với Trung Hoa, tôn giáo lại có một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử tồn tại và phát triển của nó. Từ nguyên thủy cho đến ngày nay, Trung Hoa luôn là một quốc gia có nhiều tôn giáo, từ loại tôn giáo sơ khai cho đến tôn giáo lớn. Thời kỳ xã hội nguyên thủy, Trung Quốc là một quốc gia theo học thuyết đa thần, song hành với các loại tín ngưỡng là sùng bái, kính nhớ tôn thờ tổ tiên. Tất nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển, nền văn minh Trung Hoa cũng tiếp xúc với nhiều nền văn minh của thế giới. Chính sự tương tác qua lại giữa chúng đã làm cho văn minh Trung Quốc trở nên phong phú và đa dạng hơn. Ảnh hưởng nổi bật và sớm nhất của nguồn văn hóa bên ngoài đối với Trung Hoa cổ đại là sự giao thoa giữa hai nền văn minh tầm cỡ của thế giới, Ấn Độ và Trung Hoa. Trên hơn 4000 năm hình thành và phát triển về triết học của đất nước Trung Hoa (từ khai nguyên cho đến cách mạng Tân Hợi 1911), đã có sự nẩy sinh của rất nhiều học thuyết, nhiều hệ tư tưởng phong phú, sâu sắc mà các học giả thời nay gọi là Tam Giáo (Nho Giáo – Lão Giáo – Phật Giáo) và Cửu Lưu (chín học thuyết lưu truyền: Nho Gia, Đạo Gia, Âm Dương Gia, Pháp Gia, Danh Gia, Mặc Gia, Tung Hoành Gia, Tạp Gia và Nông Gia). Trong tất cả các học thuyết và hệ tư tưởng trên thì đáng chú ý nhất vẫn là hệ thống tư tưởng Tam Giáo. Mặc dù xét về phương diện tư tưởng, giáo lý và giáo thuyết thì giữa chúng có rất nhiều điểm khác biệt, nhưng không vì thế mà có sự bài trừ nhau, trái lại giữa chúng có một sự hòa hợp hiếm có. Dù rằng, Phật Giáo là một tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, nhưng đã được người Trung Hoa điều chỉnh để phù hợp với tâm lý địa phương và cùng với Nho Giáo và Lão Giáo kết thành một hệ thống tư tưởng gọi là ‘Tam Giáo Đồng Nguyên’, nghĩa là cả ba có cùng một cội nguồn siêu hình. Sự hòa hợp giữa ba tôn giáo này đã trở thành một truyền thống ảnh hưởng sâu đậm trên nền tảng văn hóa Trung Hoa, cả về mặt nhận thức, đời sống, luân lý xã hội cũng như cách hành đạo. Trong bài viết này, chúng ta chỉ có thể lược qua đôi chút về sự khác biệt ở giáo lý trước khi nói về sự hòa hợp giữa ba tôn giáo nói trên và sức ảnh hưởng của nó lên nền văn hóa Trung Hoa như thế nào.
tamgiaoI/ Sự khác biệt cơ bản về giáo lý, giáo thuyết giữa Phật Giáo – Nho Giáo – Lão Giáo

1/ Phật Giáo

Có thể nói rằng, sự hiện diện của Phật Giáo trên đất nước Trung Hoa, một vùng đất rộng lớn và đông cư dân này đã mở ra một bước ngoặt mới trong quá trình tồn tại và phát triển của Trung Hoa. Chính cuộc chinh phục của Phật Giáo đã tạo ra một cuộc cách mạng tư tưởng trong mọi lãnh vực đời sống của nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, Phật Giáo khi vừa du nhập vào đất nước Trung Hoa thì rất khó có thể khẳng định được vị thế quan trọng của mình. Bởi vì tư tưởng và giáo lý Phật Giáo rất khác với tư tưởng cũng như giáo thuyết của cả Nho Giáo và Lão Giáo.
Về hệ tư tưởng: Thứ nhất, Đạo Phật cho thế gian là vô thường, ảo hóa, trong đó có cả bản thân con người. Bước đầu của người tu Phật trong một hình thức nào đó phải xa lìa thế gian. Còn hệ tư tưởng chính của Trung Hoa lúc bấy giờ rất chú trọng đến việc hành động trong thế gian và mưu cầu hạnh phúc giữa thế gian. Thứ hai, Đạo Phật cho hiện tượng giới là một thể “như như” tương tự đại dương, do tâm thức phân biệt mà có sai biệt tướng cho mỗi người. Trong khi đó Trung Hoa quan niệm có hiện tượng giới khách quan, chung cho mọi người, tách biệt hẳn với tâm chủ quan. Thứ ba, Phật Giáo tin vào học thuyết luân hồi. Rằng, con người do tội lỗi của mình có thể phải trải qua kiếp súc vật. Thuyết này quá xa so với các hệ tư tưởng giáo thuyết của Trung Hoa. Thứ tư, Phật Giáo chủ trương cứu cánh là Niết bàn tịch tĩnh, khác xa mơ ước của người Trung Hoa là Phối Thiên của Nho Gia và Thành tiên của Đạo Gia. Thứ năm, Phật Giáo lấy lý tưởng tu hành sống độc thân, còn người Trung Hoa chủ trương “nhất âm, nhất dương”, giữ đạo hiếu với tổ tiên, với việc nối dõi tông đường là vô cùng quan trọng…
Nội dung về Giáo lý gói trọn trong Tứ Diệu Đế hay còn gọi là ‘Bốn Thánh Đế’ mà Đức Phật khởi xướng: Khổ Đế (Kutai), Tập Đế (Jittai), Diệt Đế (Mettai) và Đạo Đế (Dòtai). Trong đó: Khổ đế: Đời là bể khổ. Sinh, lão, bệnh và tử là những cái khổ chính, được xem là 4 cái khổ vật lý. Từ đó sinh ra 4 cái khổ về tâm lý khác: sống chung với người mình không ưa là khổ, xa lìa người mình thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ, rồi cái ngũ uẩn, tức là cảm giác, tri giác, ý chí, nhận thức (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) … đều gây ra khổ hạnh cho con người. Tập đế: Sự khổ vốn có nguyên nhân kết tập từ lâu. Nguyên nhân khổ là vô minh, tham, sân, si và vọng động nên con người ham sống, thích vui sướng và càng được lại càng ham, vì những thứ đó không bao giờ thấy đủ nên sinh ra khổ. Đây là nguồn ngốc của sự khổ. Diệt đế: Muốn khỏi khổ não, phải có phương pháp để trừ sự khổ não. Phương pháp chính là phải hạ cái lòng tham xuống, rồi dần dần bỏ nó đi, cuối cùng phải cố loại trừ nó ra bằng được trong con người của mình. Điều này có nghĩa là con người phải từ bỏ ái dục và những điều liên quan tới ái dục ra khỏi mình để thoát ly phiền não. Đạo đế: con đường diệt khổ để giải thoát vĩnh viễn kiếp đau khổ, cần phải dùng đến con đường ‘Bát chính đạo’, tức chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Cũng vì thế mà nhân gian cho rằng Đạo Phật là đạo giúp ta nhập thế để cứu thế và hoằng dương nhân bản. Đạo phật là đạo của chân lý tình thương. Chân lý và tình thương là hai yếu tố chính cấu tạo thành xã hội nhân bản.

Giáo lý nguyên sơ của Phật được gọi là Phật Giáo Tiểu Thừa thì tóm gọn trong ba chủ thuyết: “Chư hành vô thường”, “Chư pháp vô ngã”, và “Tịch tĩnh Niết bàn”. Trong đó ‘Chư hành vô thường’ cho rằng mọi sự đều biến dịch, lưu chuyển không tồn tại vĩnh hằng. Sự biến dịch qua 4 giai đoạn: Sinh – Thành – Dị – Diệt; ‘Chư pháp vô ngã’ thì không thực tướng, gọi cái ngã của ta chỉ là giả tưởng, duyên giả hợp lại như có, và thân ta là do các nhân duyên hợp lại mà thành; Còn ‘Tịch tĩnh’ nói rằng người ta biết rõ hiện tượng là vô thường, mọi thứ đẹp nhất, xấu nhất đều không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ là “chấp ngã”, khi phá vỡ cái ta ngã và chấp ngã người ta không còn bị luân hồi chi phối mà đạt tới cảnh giới Niết bàn tức là được giải thoát hay giác ngộ vậy. Giáo thuyết của Đại Thừa thì khác với Tiểu thừa về cách thức thực hành. Do Đại Thừa được sinh ra từ hai nhánh khác nhau của Tiểu Thừa là Đại Chúng Bộ và Nhất Thiết Hữu Bộ. Đại Thừa cho rằng Phật Thích Ca là hóa thân của một thực thể siêu việt. Bởi thế, Giáo lý Đại Thừa còn đề bạt tới một thực thể siêu việt tính đó là “Trí huệ bát nhã”. Nếu như Tiểu Thừa với mục đích là mong giác ngộ và tự giải thoát mình, thì Đại Thừa lại mong giải thoát mình để giải thoát chúng sinh. Việc giải thoát chúng sinh là rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt cho sự mong đợi của người dân Trung Hoa thời loạn lạc, chiến tranh. Đó cũng là lý do vì sao, Phật Giáo Đại Thừa du nhập vào Trung Quốc dễ dàng hơn so với Phật Giáo Tiểu Thừa là vậy.

2/ Nho Giáo

Nho Giáo, còn gọi Khổng giáo, là học thuyết do Khổng Tử, tên Khâu, tự là Trọng Ni, sinh tại nước Lỗ thuộc phía Nam tỉnh Sơn Đông ở miền Đông Trung Quốc ngày nay, khai sáng. Tổ tiên của ông vốn là dòng dõi công hầu nước Tống, nhưng do sự đảo lộn chính trị, dòng họ Khổng mất địa vị quý tộc và di cư sang nước Lỗ trước khi sinh ông.

Nhân, Nghĩa, Lễ và Trung Thứ  xem như là hạt nhân của triết thuyết Nho Giáo. Trên nền tảng đó, giới Nho gia đã phát triển thành cả một hệ thống triết học đạo đức, chính trị và lịch sử. Khổng Tử đề xướng một học thuyết quan trọng là ‘Chính Danh’. Theo ông, muốn xã hội có trật tự thì trước hết phải chính danh. Trong mối tương quan xã hội, mọi cái danh đều bao hàm một số trách nhiệm và bổn phận, phù hợp với danh xưng ấy, gọi là thuyết Chính Danh. Có thể được hiểu trong câu nói sau “Vua hãy cư xử cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, và con cho ra con”. Theo Nho Giáo, Đạo Hiếu là nhân tố đạo đức quan trọng nhất trong suốt cả một đời người, có lẽ được biên soạn trước triều đại nhà Hán. Đạo Hiếu, quy định một số điều rất nghiêm khắc về các hành vi của con cái đối với cha mẹ khi còn sống cũng như khi đã qua đời. Đạo hiếu còn mở rộng đến những mối quan hệ xã hội, giữa người trên kẻ dưới, dân và vua, thậm chí giữa con người với nhau, vì ai có thể thương kẻ khác thì không thể ghét bỏ cha mẹ. Đây là đích điểm tối cao của việc tu thân. Tu thân của Nho Giáo bao gồm: Tam cương, ngũ thường, tam tòng, tức đức. Tam cương là nói đến 3 mối quan hệ: Vua và tôi, Quân và thần, Cha và con, Chồng và vợ. Ngũ thường là 5 điều phải có trong đời là: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Tam tòng tức là 3 điều mà người phụ nữ phải có là: Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tứ đức là 4 nét đẹp của người phụ nữ: Công, dung, ngôn, hạnh. Hơn hết, đạt Đạo là con đường ứng xử mà người quân tử phải có trong cuộc sống đó là: đạo Vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè. Đạt đức là 3 nhân đức phải đạt được là: Nhân, trí, dũng. Nho Giáo đề cao việc hành đạo của người quân tử. Câu nói: ‘Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’ như là kim chỉ nam cho tất cả những người quân tử. Đó chính là cách thức hành đạo trong Nho Giáo. Sau khi đã tu thân xong phải ra làm quan, làm chính trị, để bình thiên hạ. Việc trị quốc, bình thiên hạ phải được thực hiện bằng nhân trị: là cai trị bằng tình người, yêu người và coi người như mình. Nho Gia phải là người hướng dẫn, lãnh đạo xã hội, giúp cho xã hội được ổn định, phát triển và thăng tiến. Nho Giáo là đường lối giáo dục con người để trở nên bậc quân tử, thánh hiền. Như vậy, Giáo lý cơ bản của Nho Giáo chính là việc ‘Tu thân’ và ‘Hành đạo’.

Nền tảng của Nho Giáo là học thuyết ‘Thiên mệnh’ coi Thượng Đế (Trời) là một thực tại siêu hình. Còn vua là người thừa mệnh trời cai trị thiên hạ. Vị trí của vua là bất khả xâm phạm, thay trời hành động, để dân có được cuộc sống trật tự, công bằng, ấm no, hạnh phúc. Nếu vua làm trái lệnh trời, mất lòng dân, không còn thích hợp ‘Chính danh’, thì nhân dân sẽ phán xét, lật đổ và sẽ tôn xưng một người khác lên, mà không cần thông qua phiếu bầu. Để phụ tá cho nhà vua cai trị nước, sống mẫu mực và đức hạnh, thông qua thi cử triều đình tuyển chọn một đội ngũ quan chức thiện hảo, lấy nền tảng từ các kinh điển: Ngũ Kinh, Tứ Thư. Số quan chức trí thức này cùng với nhà vua sẽ cai trị điều hành đất nước, về mọi mặt. Những người theo Nho Giáo thì: (1) Tuyệt đối tin tưởng cõi trời và một vị thượng đế độc tôn trông nom hành vi và đức hạnh của con người và triều đình.(2) Tin tưởng rằng con người là sinh vật cao quý nhất được tạo ra bằng tinh túy của trời đất.(3) Tin tưởng vào sự thưởng phạt vì điều tốt và xấu.(4) Tin tưởng vào mối quan hệ hỗ tương giữa cõi trời và đức hạnh của con người, việc làm tốt đem đến điềm lành và việc xấu đem đến sự trừng phạt.(5) Tin tưởng ngành thiên văn như là phương tiện để dự đoán mọi sự kiện và giải thích ý nghĩa về các hiện tượng của trời đất. Tất cả các yếu tố trên đan quyện thành hệ thống toàn diện của triết lý tôn giáo chính trị dưới tên gọi Khổng Giáo trong suốt thời gian dài của lịch sử Trung Hoa và được người ta xem như ‘khuôn vàng thước ngọc’ để xây dựng vương triều, xây dựng nền quân chủ trung ương tập quyền.

3/ Lão Giáo

Lão Giáo là tôn giáo quan trọng thứ hai ở Trung Hoa, nhân vật chủ yếu là Lão Tử và Trang Tử, còn gọi là học thuyết Lão Trang. Tiểu sử của Lão Tử vẫn là một vấn đề còn mơ hồ. Tuy vậy, có một vài thuyết cho rằng ông họ Lý tên Đam, người nước Sở, sống trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc. Có thuyết cho là họ Lí tên Nhĩ, và sau khi chết được gọi là ‘Lão Đam’, sinh trước Khổng Tử khoảng 20 năm. Còn Trang Tử là một ẩn sĩ thích cuộc sống nhàn cư ở núi rừng, không để lối sống công danh ràng buộc. Ông phát triển học thuyết của Lão Tử, và xây dựng nó thành một hệ thống tư tưởng vô cùng sâu sắc. Nếu triết lý Khổng Mặc quan niệm trời là Đấng tối cao, thì Lão Trang đả phá tư tưởng ấy và thiết lập vũ trụ quan mới của triết học Trung Hoa. Để giải thích bản thể của vũ trụ hay Đạo, Lão Trang thiết lập phạm trù triết học ‘Hữu Vô’. Hệ tư tưởng này đã trở thành một trong những triết lý quan trọng nhất của lịch sử triết học Trung Quốc, ảnh hưởng từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay. Triết thuyết chủ yếu của Lão Giáo bao hàm trong cuốn “Đạo Đức Kinh” hay “Lão Tử Kinh”, gồm khoảng 5.250 từ.

Lão Giáo là một loại tôn giáo huyền bí tự nhiên, có nhiều điểm dị biệt với Phật Giáo và cả Nho Giáo. Giáo lý cơ bản của Lão Giáo là học thuyết ‘Vô vi’, khí công, thái cực quyền, dịch cân kinh, tẩy tủy kinh, đó là con đường giải thoát khỏi mọi dục vọng. Từ đó, đi sâu vào cõi chân thân, qua chân thân tới đạo. Chân thân là tấm gương phản chiếu của đạo. ‘Vô vi’ không phải là không mà là nguyên lý của vạn vật, là đặc điểm của ‘Đạo’, có nghĩa là vô cực, vô hình, vô sắc, vô thanh, vô danh, vô trạng… đối lập với cái Hữu mà vô nó là nguồn mạch của Hữu. Vô là khía cạnh tiêu cực và bất định của hữu. Hữu va chạm vào nhau tạo ra cái khác và cuối cùng trở về với nguồn là vô. Giới ‘đạo sĩ’ khám phá tự nhiên, biểu hiện sự thích thú của họ về sự khám phá ấy và nỗ lực để đồng nhất với tự nhiên mà họ gọi là Đạo. Đạo là ý niệm cao nhất của tư tưởng Lão Trang. Chính Lão tử dùng ‘Vô’ để chỉ thị Đạo hoặc Đức. Theo Lão Tử, Đạo có hai mặt: Thứ nhất, Đạo là bản thể của thế giới, có trước trời đất vạn vật. Do vì Đạo vô cùng huyền diệu, cao thâm, không thể nào diễn đạt được tướng trạng của nó, vì vậy Lão Tử phải sử dụng khái niệm ‘Vô’ để diễn tả “Vạn vật trong thế giới đều sanh ra từ hữu, hữu sinh từ vô”. Thứ hai, Đạo là quy luật biến hóa chung của mọi sự vật, vừa có trước sự vật, vừa nằm trong sự vật. Quy luật hoạt động của tự thân mỗi sự vật gọi là Đức.

II/ Sự thống nhất hòa hợp giữa ba tôn giáo: Phật  – Nho – Lão

Như đã nói ở phần dẫn nhập, dù rằng, Phật Giáo là một triết thuyết du nhập từ Ấn Độ, nhưng đã được người Trung Hoa điều chỉnh để phù hợp với tâm lý địa phương và cùng với Nho Giáo và Lão Giáo kết thành một hệ thống tư tưởng gọi là Tam Giáo Đồng Nguyên. Sự hòa hợp này được thể hiện qua cuộc sống của người dân bản xứ Trung Hoa, về mặt nhận thức, đời sống, luân lý xã hội cũng như cách hành đạo. Thời kỳ đầu, khi Phật Giáo chưa du nhập vào Trung Hoa, lúc bấy giờ hai học thuyết chủ đạo thống lĩnh hệ tư tưởng người dân đó là học giáo thuyết Nho Giáo của Khổng Tử và Đạo Giáo của Lão Trang. Khổng, Lão là hai bậc thầy sống gần như cùng thời với nhau.

Nhìn bề ngoài giữa hai giáo thuyết Khổng và Lão, trông như có sự kình địch nhau, chống chọi nhau, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Người ta thường cho rằng Khổng Tử chủ trương “Hữu Vi” (can thiệp vào việc đời), còn Lão Tử chủ trương “Vô Vi” (không can thiệp). Đó là hai cách thức ứng xử khác nhau của cùng một thời đại: Xuân Thu – Chiến Quốc, thời cực kỳ loạn lạc, chiến tranh liên miên, tội ác tràn lan, đạo lý suy đồi. Khổng Tử cho rằng để giải quyết sự rối loạn xã hội, cần phải dùng Nhân, Nghĩa, Lễ, Nhạc can thiệp vào cho gia đình, xã hội được ổn định trở lại. Còn Lão Tử chủ trương hành động thuận theo lẽ tự nhiên, thì xã hội sẽ trở lại sự đơn sơ ban đầu. Sự đối kháng này thực ra chỉ là ở vẻ bề ngoài theo cái nhìn hời hợt. Nhưng ngày nay, các học giả đều xét thấy, thực chất hai giáo thuyết, hai chủ trương của Khổng –Lão đều bổ sung cho nhau, hòa hợp với nhau như Âm với Dương, đem đến sự quân bình cho xã hội Trung Hoa. Nếu xét đến cùng cực, cả hai giáo thuyết sẽ gặp nhau. Vương Bật viết trong Chu Dịch Lược Lệ: “số đông không thể trị số đông… động không thể chế ngự được động, chế ngự được động là cái Một trinh bền. Cho từ phương diện thống lĩnh, tìm chúng thì vạn vật tuy đông nhưng chỉ do cái Một chế ngự. Con số đại diễn là 50, nhưng chỉ dùng 49, con số 1 không thể dùng, vì số 1 là số tạo ra các số khác. Cho nên Một là Thái cực của Dịch. Nghĩa là Vô không thể hiển minh từ vô nhưng phải bắt nguồn từ Hữu. Như vậy, trong học thuyết của Vương Bật, Vô tương đương với Thái Cực của Dịch và tương đương với Đạo của Lão Tử. Tuy nhiên, sự vận hành của Vô chỉ có thể hiển minh qua Hữu. “Nhất âm, nhất dương chi vị đạo” là vậy. Đạo ở đây vì bản thân vốn là Vô, nên nó yên lặng, tĩnh và vô thể, không hình tượng, khi sự cực độ của động là Hữu được đạt tới, thì thành của Vô được hiện hữu. Hữu cực động thì vô hoàn thành. Bản thân của Vô thì vô hình và ta chỉ thấy thành tựu của vô mà thôi. Trong sách Lão Tử, chương 42 chép: “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị,..”. Chẳng hạn khi nói đến bản tính con người, Khổng Giáo đi từ cõi hậu thiên đi lên với đầy dẫy những yếu đuối, khuyết điểm. Muốn sửa chữa con người, điều chỉnh đời sống cần phải dùng đến Nhân, Lễ, Nghĩa, Nhạc để hướng dẫn. Còn Lão Giáo thì đi ngược lại, từ cõi tiên – thiên đi xuống với con người thuần nhiên tốt đẹp, cho nên coi thường Nhân, Nghĩa, Lễ, Nhạc. Cái khác nhau giữa hai giáo thuyết chẳng qua chỉ ở chỗ hai hướng nhìn, một bên nhìn lên và một bên nhìn xuống khi nhìn về bản chất con người mà thôi. Điểm tột đỉnh nơi hành động tốt lành là “Vô vi” mà Lão Tử chủ trương, về sau Tử Tư trong sách Trung Dung cho “vô vi” là hành động tốt đẹp nhất.

Phật Giáo, được phát triển và cùng dung hòa với Nho Giáo và Lão Giáo cách rõ ràng nhất là vào thời nhà Đường, khi mà Huyền học của Hướng Tú và Quách Tượng phát triển cực điểm. Khi mà Phật giáo phát triển bằng cách dựa vào văn hóa truyền thống của cả Nho giáo và Lão giáo. Các đệ tử Phật Giáo đã chia ra làm nhiều tông phái khác nhau như: phái Trung Quân do Tăng Sinh giải thích Đạo Phật theo quan niệm Lão-Trang; phái Thiền Tông dung hòa thuyết Lão-Trang với Phệ Đà; phái Duy Thức Tông do Huyền Trang khởi xướng mang âm hưởng Triết học Ấn Độ. Ngoài ra, còn một số tông phái Phật Giáo khác mang tư tưởng của Đạo Giáo như phái ‘Hư vô’ của Vương Bật lấy thuyết ‘Vô vi’ làm gốc. Phái Sùng hữu của Bùi Ngỗi quan niệm Vô là toàn Hữu, Thần tiên phái của Bảo Phát Từ lấy Huyền làm gốc. Lúc bấy giờ Triết học thì thiên về vũ trụ luận, Lão- Trang cho ‘Đạo’ là ‘vô’, tức là thực tại vô danh, vì ‘Đạo’ không phải là vật, nên không thể gọi tên Đạo. Đạo là vô, nghĩa là chẳng có gì, là hư không. Cái mà Lão Tử trong tác phẩm Đạo Đức Kinh đã trình bày: “Đạo khả đạo, phi thường đạo, Danh khả danh phi thường danh”. Nghĩa là ‘Thực tại tối hậu có thể giải bày thì chẳng phải là Thực tại tối hậu thường hằng. Tên có thể nêu ra chẳng phải là tên thường hằng’. Theo Lão Tử, bản tính của Đạo là hư không lặng lẽ, xem chẳng thấy, lóng chẳng nghe, rờ không đụng, không lớn, không nhỏ, không trước, không sau, không thể dùng lời nói mà diễn tả được, hoặc đem ra mà so sánh với bất cứ sự vật nào cụ thể được. Lão Tử cho rằng Đạo là tinh thần là bản nguyên của Trời, Đất, vạn vật, nên Trời Đất, Vạn vật là bản thể của Đạo, vì thế Đạo lưu hành trong vũ trụ, tàng ẩn trong muôn vật, cho nên vật nào cũng có phần linh diệu của Đạo bên trong để điều hòa, trưởng dưỡng cho nó. Đạo không có hình trạng, rất khó diễn tả, nên con người chỉ lấy ‘Tâm’ để cảm nhận và hình dung Đạo mà thôi. Cái ‘Tâm’ đó cũng chính là ‘Thân Tâm’ của ngũ uẩn trong Phật Giáo vậy. Chúng ta có thể nhận thấy được có một sự kết nối nào đó giữa ‘Đạo’ của Lão Giáo với ‘Chân Như’, là Phật Tánh, là Bồ Đề của Phật giáo hoặc Đạo là ‘Thái Cực’, là Thiên lý của Nho Giáo. Danh từ tuy khác nhau, nhưng thực sự tất cả đều chỉ cái nguồn cội của càn khôn vũ trụ và vạn vật. Cái nguồn cội ấy khi còn bất động gọi là Đạo. Còn khi đã động mà chuyển hóa thì gọi là Đấng Tạo Hóa, là Thượng Đế, là Trời vậy.

Trong ba tôn giáo nói trên ta thấy ở Phật Giáo và Lão Giáo có sự đề cao hơn về giá trị tâm linh. Tuy rằng, nó mang tính triết lý học hơn là tôn giáo, gần gũi với quy luật thiên nhiên. Hơn nữa, khi nói về Thực tại siêu việt tính thì cái gọi là Thượng Đế, hay Trời là Chúa tể vũ trụ thì nó vẫn còn mập mờ, xa xa chứ không được rõ ràng như Thượng Đế trong Thiên Chúa Giáo, nhưng điểm đáng lưu tâm nhất là tính quy luật nơi thiên nhiên, rất gần gũi với khoa học tự nhiên. Mặt khác, ta thấy ba tôn giáo đều đề cao các giá trị nhân bản, nên được lòng người đón nhận như một chỗ dựa, một niềm tin, gần gũi nơi con người và cũng rất linh thiêng. Đặc biệt là cả ba tôn giáo đều giúp người ta sống nhân ái, yêu thương, vị tha, bao dung, độ lượng, đòi phải xóa bỏ cái tôi vị kỷ, nhỏ bé và những tư lợi nhỏ nhen và đề cao những giá trị tinh thần. Những tôn giáo này đều coi trọng luật nhân quả, coi trọng luật bảo tồn vật chất và năng lượng: “không có gì tự mất, không có gì tự cao”. Có lẽ vì tin tưởng vào những quy luật này mà người ta không còn sợ chết, sợ mất mát. Như thế, quả là có một sự hòa hợp hiếm thấy nơi ba tôn giáo này, giờ đây ta sẽ tìm hiểu đôi chút về sự ảnh hưởng của nó lên nền tảng văn hóa Trung Hoa như thế nào.

III/ Sự ảnh hưởng trên nền tảng văn hóa Trung Hoa 

Nổ lực dung hòa Phật Giáo với Khổng Giáo và Lão Giáo trong thời kỳ đầu có ảnh hưởng rất lớn lên đời sống người Trung Hoa. Để được quần chúng tiếp thu và ủng hộ, Phật giáo phải tìm ra tiếng nói hòa hợp với hai nguồn tư tưởng chủ đạo trên. Trong việc nối kết Phật Giáo với Lão Giáo về nghi lễ quần chúng, cả hai hệ thống đều chủ trương thờ cúng nhưng không sát sanh để cúng tế. Trong việc tu dưỡng thân tâm, Lão và Phật đều nhấn mạnh đến thiền định, rèn luyện sự tập trung, kiểm soát hơi thở, kiêng cữ một số loại thức ăn. Nội dung chính của giáo lý Phật Giáo nhắm đến việc thanh tịnh tư duy và hành động, kềm chế dục vọng, và tránh xa cuộc sống xa xỉ. Mặc dù có một số đạo sĩ tu luyện ‘thuật trường sinh’, nhưng phần lớn ưa thích giáo lý Phật Giáo trong vấn đề kiểm soát dục vọng. Phật Giáo nói đến linh hồn bất tử và tái sinh về cõi trời Phạm Thiên, Lão Giáo tin vào thế giới bất tử ở bên kia Biển Đông hoặc kiếm tìm sự bất tử ở cõi trời Đại Thanh Tịnh… Một yếu tố quan trọng khác liên kết những tôn giáo này lại với nhau là công tác dịch thuật. Trong tiến trình này, những người phụ tá hoặc biên chép cho các danh tăng truyền đạo thời ban sơ được chọn lựa ra từ tín đồ Lão Giáo. Điều này có thể nhận thấy qua việc chọn lựa kinh sách để dịch và thuật ngữ được dùng. Đây là lý do giải thích tại sao phần lớn các dịch phẩm được chọn dịch đều tập trung vào một số chủ đề có liên quan đến Lão Giáo cũng như sở thích của người Trung Hoa thời bấy giờ như rèn luyện sự chú ý, kiểm soát hơi thở, kiềm chế dục vọng v.v… Thay vì các giáo lý trọng tâm của Phật Giáo như Tứ Đế, Duyên Khởi, Niết-bàn, Vô Ngã… Người ta tin rằng những người phụ tá và biên tập trong công tác dịch thuật, vốn bị ảnh hưởng Lão Giáo, Nho Giáo là những người chọn lựa nội dung kinh sách để truyền bá, chứ không phải các Phật tử làm việc trên, vì các chủ đề ấy đáp ứng đúng nguyện vọng của họ. Cũng có thể nói được rằng sở dĩ số kinh điển mang nội dung trên được giới Tỷ-kheo truyền giáo chọn để dịch và phổ biến vì chúng có thể làm cho nhân dân Trung Hoa dễ dàng tiếp cận và đón nhận giáo lý Phật Giáo hơn.
Thực sự, sau những năm chiến tranh loạn lạc, dân chúng lầm than khổ sở, lý tưởng: “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Nho Giáo tuy hay nhưng có vẻ xa vời, không thực hiện nổi. Người ta bắt đầu thấm nhuần tư tưởng giáo thuyết Tứ Diệu Đế của Đạo Phật, “đời là bể khổ” đáng để suy ngẫm. Những cuộc thanh đàm của phái Huyền Học về chữ ‘Vô’ xem ra rất gần với “Vạn pháp giai vô” (mọi sự đều là không) của nhà Phật. Hơn nữa, về ý nghĩa thực thể ‘Chân Như’ của Phật Giáo cũng có phần tương tự với ý nghĩa thực tại ‘Huyền’ trong lý thuyết của Đạo Giáo. Hình thức bên ngoài thì cái không khí thinh lặng, bình an của chùa chiền lại hấp dẫn được tâm hồn của những trí thức đã chán lợi danh, muốn tìm một lối sống giản dị, siêu thoát… Như thế, do sự cọ xát về tư tưởng, cộng với thái độ từ bi của những người tu Phật, những người theo phái Lão-Trang đã không còn thái độ chống đối thời kỳ đầu mà chuyển sang một thái độ dung hòa hiếm thấy. Song song với Lão Trang, Nho Gia cũng đã tìm thấy được ở Phật Giáo lý thuyết về “Tự giác, giác tha” tức là tự giác ngộ về mình rồi mới giác ngộ người khác, rất gần gũi với cương lĩnh “Minh minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện” (làm sáng năng lực sáng, thân yêu mọi người là dừng ở chỗ toàn thiện). Từ đây, Nho giáo, Lão giáo và Phật Giáo trở thành ba trường phái triết học chính, đã cùng nhau phát triển và hình thành nên một khía cạnh mới trong xã hội Trung hoa. Khổng Giáo đã tiếp thu rất nhiều từ Phật giáo và khai sinh nên Tân Nho. Lão Giáo cũng vay mượn giáo thuyết Phật Giáo và mở đường cho các trường phái mới như Kim Chân Đạo và Thái Nhất Giáo. Rồi Phật Giáo cũng hoàn thành việc bản địa hóa của mình và trở thành yếu tố chính và quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung hoa. Ảnh hưởng lớn nhất của Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo đối với văn hóa Trung hoa là việc thờ cúng ông bà tổ tiên, là nền tảng và thước đo cho muôn thế hệ sau. Ảnh hưởng lớn thứ hai đó là phương pháp Luyện Công là một phương pháp tập luyện tinh thần, giúp con người được bình an, thoải mái. Chính phương pháp này đã khai triển ra “Niệm Phật tam muội” do Tịnh Thổ Tông khởi xướng, khi niệm như vậy vào luyện Khí Công thì có thể tập trung ý niệm và dần sau này được người Trung hoa áp dụng mỗi khi vào luyện Khí Công.
Trong cái nhìn của người Hán, Phật Giáo chỉ là một hình thức khác của Lão giáo, vì giáo lý và sự thực hành của nó tương tự Đạo giáo. Phật giáo là một phương thức mới để đạt được bất tử. Họ cảm thấy rằng Niết-bàn của Phật Giáo không khác với giải thoát của Lão Tử, A-la-hán thì giống với ‘Chân Nhân’ hay Người Thanh Tịnh… Đức Phật có mối quan hệ chặt chẽ với Thần thánh của đạo Lão. Trải qua hằng trăm năm, Phật Giáo và Lão Giáo đan quyện vào nhau khiến người ta thường suy nghĩ rằng Phật Giáo chỉ là phần phát triển của Lão Giáo. Do bởi một số yếu tố có vẻ giống nhau rõ ràng, thế nên hai hệ thống tôn giáo có sự đan quyện vào nhau rất lâu dài. Điều này lý giải nguyên nhân tại sao trong nhiều thế kỷ Phật Giáo không hiện ra như là một tôn giáo độc lập. Nhờ đó, Phật Giáo có được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, tránh được sự thù nghịch, đối kháng của người bản địa, và có thể vượt qua những thành kiến cực đoan đối với tín ngưỡng ngoại lai.
Một nỗ lực trong việc nối kết Lão-Phật lại với nhau để quần chúng nhân dân chấp nhận tôn giáo ngoại quốc là cuốn “Hoá Hồ Kinh”, Nguyễn Lang cho rằng vì thấy Đạo Phật được giới trí thức nhà Hán hâm mộ, tín đồ Hoàng Lão tạo dựng thuyết Hoá Hồ để gây ảnh hưởng cho Lão Giáo. Theo thuyết này, sau khi biệt tăm tại miền Tây, Lão Tử đi thẳng đến đất Hồ (Ấn Độ); tại đây Lão Tử truyền giáo, cải đạo cho người Hồ và sau đó trở thành đức Phật. Do vậy, Giáo chủ của Đạo Lão và Phật giáo chỉ là một, vì đức Phật Thích Ca chỉ là hiện thân của Lão Tử. Vì hai tôn giáo bắt nguồn từ một mối, do vậy, không có gì khác nhau giữa việc thờ Phật hay Lão Tử. Đây là lời giải đáp cho việc Hán Hoàn Đế xây bàn thờ chung cho Hoàng Lão và Thích Ca ngay trong hoàng cung. “Hoá Hồ Kinh” có lẽ được ngụy tác ở một địa phương thuộc Đông Trung Quốc, nơi Phật Giáo và Lão Giáo hợp lại với nhau. “Hồi Ký” của Hsiang K’ai (biên soạn năm 166) đề cập đến chuyện này. Tập “Ngụy Sử” của Yu Huan cũng bàn luận đến chuyện Lão Tử du hành về phương Tây, đến Ấn Độ và cải hóa người man di ở đó quy y Phật giáo. Có truyền thuyết cho rằng “Hoá Hồ Kinh” do Vương Phù triều đại Tây Tấn (265-316) biên soạn.

Nòng cốt của Đạo Quân Tử Trung Hoa là cốt ở tu Tâm và dưỡng Tính, kiên định về Tâm và Đạo. Bởi theo Lão Trang thì tất cả mọi sự bởi Đạo mà có. Còn nếu không có Tâm của ta thì không tìm thấy đường mà trở về với Đạo, Đạo và Tâm liên kết chặt chẽ đến nỗi không còn phân biệt được Tâm và Đạo. Mạnh Tử nói: “Hễ tận tâm thì biết bản tính, biết bản tính thì biết được trời”. Tâm chỉ là một tâm mà thôi, là tâm của ta, của mọi người, của thánh hiền hay của trăm năm, ngàn năm trước hay trăm ngàn năm sau thì tâm của thánh hiền vẫn chỉ là một. Bản thể của tâm rất lớn, nếu ta có thể phát triển đến tận đỉnh Tâm tức là đồng nhất với Trời. Tượng Sơn cho rằng: “Lý ấy lấp đầy vũ trụ, đó gọi là ngoài Đạo, không có sự vật, ngoài sự vật không có Đạo”. Nếu bỏ nó, ta có toan tính, xu hướng, quy mô, sự nghiệp, thành tựu thì cũng không can hệ chi đến Đạo. Ông cho rằng đạo thì có khắp vũ trụ, mọi thứ đều do Trời phú bẩm, kể cả Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Nếu xa lìa các đức tính ấy là do con người tự sai lầm mà thôi. Như thế, hệ luận Tâm của Lão Tử bắt nguồn từ Trời, qua trời đất đến Đạo. Lão Tử nói rõ: “Thị dĩ thánh nhân, hậu kỳ nhân thi thân tiền, ngoại kỳ thân nhi thân tồn”. Vậy người và trời đất cùng ở trong một vòng dịch chuyển chung: người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước tự nhiên… Trang Tử sau này tuy không nói rõ Tâm nhưng đã khẳng định: “Thiên địa dữ ngã tính sinh, vạn vật dữ ngã vị nhất”, là trời đất cùng sống với ta, vận vật một thể với ta vậy. Trang Tử nhấn mạnh cái tính là hành động của Tâm, mà tính đó chính là Đạo. Lão Giáo cũng như Nho Giáo đều tin Thiên hay Đạo do tự tồn ở cái Tính. Cứ theo Tính mà hành động thì đạt tới Đạo, sống mà hòa đồng với Đạo là sống theo chân thể, theo bản tính được gọi là Thiên.

KẾT LUẬN 

Con người sinh ra trên cõi đời này như là một cuộc đi về với cội nguồn đã phát sinh. Triết học đông tây qua muôn thế hệ, đặc biệt các tôn giáo là bằng chứng cho điều này. Cuộc hành trình đi tìm Đấng Siêu Việt, tìm về cái nguyên lý cội nguồn phát sinh ra trời đất, vũ trụ và vạn vật. Nguyên lý đó trong tam giáo có thể được gọi bằng những tên gọi khác nhau như “Thiên Đạo” trong Nho Giáo của Khổng Tử; ‘Chân Như’ hay ‘Niết bàn’ trong Phật Giáo; Bản thể ‘Đạo’ trong Lão Giáo hay các tên gọi khác như ‘Vô Vi’, ‘Hữu Vi’, Lý Thái Cực, Vô Cực… thậm chí không thể phân biệt rõ được các thực tại trên nếu xét về nguyên lý tuyệt đối trong mỗi tôn giáo. Điều đó nói lên sự hòa hợp sâu xa giữa các tôn giáo nói chung, cách riêng là ba tôn giáo mà ta khảo cứu Phật –Nho – Lão. Đây là ba trường phái triết học chính, đã cùng nhau phát triển và hình thành nên một khía cạnh mới trong nền tảng văn hóa xã hội Trung Hoa. Khổng Giáo đã tiếp thu rất nhiều từ Phật Giáo và khai sinh nên Tân Nho. Tương tự, Lão Giáo cũng vay mượn giáo thuyết Phật Giáo và mở đường cho các trường phái mới như Kim Chân Đạo và Thái Nhất Giáo. Phật Giáo cuối cùng đã hoàn thành việc bản địa hóa của mình và trở thành thành tố chính và quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung hoa. Ảnh hưởng sự dung hòa giữa tam giáo lên nền văn hóa Trung Hoa, biểu thị rõ nhất mà ta thấy được là chỗ: ‘Thánh hiền’ là con người lý tưởng của Nho Giáo; ‘Tiên’ là con người lý tưởng của Lão Giáo; ‘Phật’ là con người lý tưởng của Phật Giáo. Mà tất cả đều quy chiếu vào ‘Trời’ là thực tại Siêu việt, là cội nguồn vũ trụ và vạn vật. Người ta đã kết nối cả ba lại thành: “Trời – Thánh –Tiên – Phật”. Một người chân chính trong hệ “Tam Giáo đồng nguyên” có thể theo Nho nhập thế hành đạo vào tuổi trẻ, có thể theo Lão – Trang để tiêu dao, thanh thoát trong lúc thất bại đau khổ, và có thể theo Phật để giảm trừ tham, sân, si bớt đi những hệ lụy gian trần. Cũng từ đấy mà sinh ra một lý thuyết mới mang đậm nét Trung Hoa, đó là lý thuyết “Đốn Ngộ”, nghĩa là giác ngộ lập tức. Thay vì tu qua nhiều kiếp mới đắc quả Phật, thì Phật Giáo Thiền Tông Trung Hoa chủ trương “Đốn ngộ” với châm ngôn “nhất niệm tương ứng tiện thành thính giác”, tức là trong chốc lát có thể kết hợp “Chân Như” và “Chân Tâm” làm thành một. Sự hòa hợp giữa ba tôn giáo trên ngày nay còn rất dễ nhận thấy nơi các kiểu thức tu ‘Thiền’, hay qua các bộ phim được trình chiếu trên truyền hình; qua các công trình kiến trúc còn để lại…. Hình ảnh và cách thức trang trí ở các chùa chiên, công đền đài nhiều nơi trên đất nước Trung Hoa có sự hòa hợp khi các hình ảnh Khổng, Lão và Đức Phật đều được đặt cạnh nhau trong các miếu thờ, đền Chùa… Hay trong các đền miếu có các kinh kệ của cả Ba tôn giáo ấy.

Thực sự mà nói, nghiên cứu tìm hiểu về sự hòa hợp giữa ba tôn giáo trên, có ảnh hưởng như thế nào đến nền tảng văn hóa Trung Hoa là một đề tài rất phong phú và bổ ích. Tuy nhiên, trong khả năng cũng như tài liệu về số lượng và chất lượng đều có hạn, bên cạnh đó Trung Hoa lại là một quốc gia có nền văn hóa quá lâu đời, đông dân, mang nhiều nét văn hóa cổ khác nhau. Một quốc gia có nhiều triều đại phong kiến nối tiếp nhau, mỗi triều đại, mỗi thời kỳ nó lại chịu ảnh hưởng rất khác nhau. Vì thế, bài viết này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu tìm hiểu đề tài này, hy vọng nó sẽ cho ta thêm nhiều bài học bổ ích làm hành trang mục vụ sau này.

Giuse Trần Công Hường
Đại chủng viện Vinh Thanh

Đăng bởi trung17:31