Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa


 

Thầy Trần Công Bình

Tôi không phải là một thầy thuốc Đông hay Tây y,, chỉ là một giáo viên đã nghỉ dạy. Bản thân mình, đã hai lần bị đau ” Thần kinh tọa “. Hiện nay, sức khỏe đã bình thường. Tôi muốn ghi lại đây một vài kinh nghiệm từ việc điều trị bệnh đau thần kinh tọa của bản thân, ngỏ hầu nếu được, có thể giúp ích phần nào cho bà con xung quanh. Rất mong quý vị rành về nghề Y đóng góp thêm ý kiến.

Năm 1990, lần đàu tôi phát bệnh, lúc này trong khi cố gắng vác một bao phân xuống ruộng, với quãng đường khoảng 500 mét ( trước đó, vào năm 1983, có lần tôi đã bị ” Cụp xương sống ” do khiêng vác nặng), về nhà thấy chân bị mỏi và bắt đầu đau nhức, đau lan từ thắt lưng xuống sau mông, xuống tiếp phía sau đùi và đến gót chân, ngày càng đau nhức nhiều hơn, đi đứng, nằm ngồi, kể cả đi cầu rất khó khăn, mỗi lần thay đổi tư thế là một cực hình. Đến khám bệnh, bác sĩ Châu Hữu Hầu chẩn đoán tôi bị thoát vị đĩa đệm gây chèn ép và viêm chùm dây thần kinh (trong cột sống) dẩn đến bị “đau thần kinh toạ”.

Lần ấy tôi theo Tây y điều trị mỗi ngày, uống 3B (B1,B6,B12) + thuốc chống viêm+thuốc chống đau nhức+chích Terneurine H5000. Sau vài tháng mới bớt đau nhức và đi lại được, nhưng chân đau bị teo lại (khoảng8/10) so với chân không đau, sau gần một năm hai chân mới bình thường.

Đầu năm 1992, một lần nữa tôi phát bệnh (đau thần kinh toạ). Lần nầy, không phải đau chân trái mà đau chân phải.Lúc đầu, tôi cũng theo Tây y và điều trị như trên, nhưng còn thuốc trong người thì bớt đau nhức, hết thuốc thì đau nhức trở lại. Điều kiện kinh tế gia đình ngày một khó khăn, sức khoẻ ngày một kém. Đầu hè 1992 tôi nộp đơn xin nghỉ dạy, ở nhà chuyên tâm trị bệnh.

Trong thời gian nằm nhà điều trị bệnh, bạn bè, người thân, học trò đến thăm, người chỉ phương cách nầy, người đưa tài liệu kia…để tham khảo.Tôi để ý đến một số tài liệu:

Toa I:

Trị đau thần kinh toạ, có in trong quyển sách “Sổ tay Bệnh Lý&Điều trị Đông và Tây y”(tập III,bệnh ngoại và chuyên khoa,Hội Y Dược T.P Hồ Chí Minh xuất bản năm 1992) do em Nguyễn Văn No ( hiện là BS trưởng khoa ngoại Trung Tâm Y Tế Tân Châu) cho mượn:

1/-Rễ lá lốt 12g

2/-Thiên niên kiện 12g

3/-Cẩu tích 16g

4/-Quế chi 8g

5/-Ngãi cứu 8g

6/-Chỉ xác 8g

7/-Trần bì 8g

8/-Ngưu tất 12g

9/-Xuyên khung 12g

(Đổ 500ml nước, nấu sắc còn 100ml, ngày uống một thang 2-3 lần nấu)

-Toa II: Toa thuốc ngâm rượu (2lít) trị: tê-nhức, bao tử(ngày uống một ly nhỏ trước khi ngủ)

1/-Lưu lợi  2chỉ

2/-Hồng hoa 1chỉ

3/-Đại hoàng 3c

4/-Quyết kiệt 1c

5/-Ngưu thất 3c

6/-Lục đoạn 2c

7/-Đơn qui 2c

8/-Mộc hương 3c

9/-Mộc hoa 2c

10/-Đỗ trọng 2c

(Toa thuốc nầy tôi ghi lại từ một chương trình phát hình của Đài Truyền Hình Cần Thơ, khoảng thời gian 1988-1990 do một nữ dược sĩ phổ biến mà tôi quên ghi tên. Khi tôi bệnh, anh bạn nông dân tên Hết ngụ ở ấp Long Thạnh B Tân Châu đến thăm và mang cho toa nầy, nói toa gia truyền của ai đó anh nhờ người dịch lại từ chữ Hán, tôi đối chiếu hai toa giống hệt nhau)

-Một số bài báo và tài liệu do hai em Trần Ngọc Thu (phòng Giáo Dục Phú Châu) và Cao Thanh Đừng (Trường C2 Tân Châu) cho mượn.

Lúc đầu,cũng ngại thuốc “Bắc” mắc tiền và không trị đúng bệnh, nhưng hằng ngày điều trị theo Tây y cũng khá tốn, mà còn thuốc trong người thì bớt đau nhức, hết thuốc thì đau nhức nhiều.Tôi thử đến tiệm Phước Sanh Đường, Sanh Sanh Đường.. ở Tân Châu bổ thuốc. Thật không ngờ, toa I chỉ có3000đ, toa II chỉ có 5000đ ( hiện toa I khoảng 5000đ, toa II khoảng 8000đ). Hằng ngày, nhờ vợ con nấu thang I (2-3 lần nấu, đến chừng nào thuốc lạt thì thôi. Trước khi ngủ (trưa và tối),uống thêm một cốc ruợu thang II. Sau vài ngày sử dụng, thấy bớt đau nhức, người ấm hơn, đi cầu nhẹ nhàng hơn.

Trong thời gian rảnh, dưởng bệnh, những tài liệu của em Thu & Đừng cũng giúp thêm cho tôi một ít. Thì ra, theo đông y, đau thần kinh toạ (phổ biến) do “kinh dớn” bị viêm, trời lạnh đau nhức nhiều, ăn đồ ăn có tính “hàn”(như rau má, nước dừa, khổ qua…)gây nhiều đau nhức, tắm tối với nước lạnh cũng gây nhiều đau nhức.

Ngoài sử dụng hai thang thuốc trên, tôi kết hợp”nằm lửa” (như đàn bà đẻ ở quê ngày xưa), bên dưới có lót lá đu đủ dầu (hoặc lá điều, dây lá cù lần, lá huệ chuối), cũng thấy người ấm hơn và đở đau nhức kết hợp với tập thể dục nhẹ những động tác chân và lưng.

Sử dụng hai thang thuốc trên được khoảng một tháng hết đau nhức. Tôi bỏ thang I và chỉ sử dụng thang II . Hiện tại, tôi vẫn còn ngâm rượu thang II, lâu lâu uống một cốc, không bị táo bón và tay chân..cũng đở tê mỏi sau những giờ lao động ở ruộng về, đi đứng không còn bị đau nhức, nhưng chân phải (chân đau) bị teo nhiều, bước đi khập khểnh, chân thấp chân cao.

Kể từ lúc phát bệnh đến khi hết đau nhức khoảng 6 tháng,trong đó sử dụng thuốc tây khoảng hơn 5 tháng đầu, thời gian sau chỉ dùng hai thang trên, nhưng bước chân vẫn khập khểnh, mãi đến tháng 9/1996(sau hơn bốn năm),một sự tình cờ, tôi mới đi đứng bình thường .

Tháng 9/1996, sau khi nhận được giấy báo của trường Đại Học Đà Lạt không đồng ý cho phép con tôi tiếp tục nghỉ học thêm một năm nửa để điều trị bệnh (tâm thần), phải trở lại trường tiếp tục học, nếu không phải bỏ học.Với sự thiết tha việc học của con, sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, tôi quyết định đưa con trở lại Đà Lạt để tiếp tục học (đây là một quyết định sai lầm của tôi, đứa con phát bệnh trở lại, điều trị đến giờ vẫn chưa khỏi). Trong thời gian chờ đợi quyết định (một tuần), hàng ngày, hai buổi đi bộ từ chợ Hoà Bình đén trường (khoảng 2 km), đường Đà Lạt nhiều dốc, lên và xuống dốc đều phải cố sức giữ thăng bằng, khi trở về nhà, bước đi không còn khập khểnh mà không hay. Hiện sức khoẻ của tôi bình thường, vác lúa, rải phân, xịt thuốc sâu đôi khi vẫn làm như thường.

Sau nầy, có nhiều người trong xóm cũng đau thần kinh toạ, sử dụng hai toa trên đều có kết quả tốt. Tôi không phải là thầy thuốc nên không rõ “đau thần kinh toạ “ do bao ngyên nhân, nhưng nếu có bạn nào bị đau và có triệu chứng giống như tôi ở trên, hãy thử sử dụng xem sao, không hại gì sức khoẻ và không tốn hao bao nhiêu đâu, đừng ngại!

Trần công Bình,Tổ 13 ấp Long Hưng I, xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Bài này của Lương y Phan VăN Sang:
http://www.daophatngaynay.com/vn/tai-lieu/11283-Phuong-tri-benh-than-kinh-toa.html 

Phương trị bệnh thần kinh tọa

Đã đọc: 15979 Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image
Chứng đau Thần kinh tọa phổ biến nhiều ở lứa tuổi 30-60. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa cũng có rất nhiều nhưng hay gặp là do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống nguyên phát hay thứ phát do hậu quả của hư đĩa đệm, gây chèn ép rễ thần kinh liên quan, hẹp lỗ gian đốt sống, viêm ngoài màng cứng và những nguyên nhân khác.
Tọa  có nghĩa là ngồi. Đau chứng Thần kinh tọa ở đây là bỡi liên quan đường vận hành ở chân và eo lưng của đường kinh Bàng quang, Đởm và Vị, do nhiều nguyên nhân cơ năng hoặc thực thể ở bản thân dây thần kinh hoặc rễ thần kinh, cơn đau kéo dài từ thắc lưng qua mông dẫn xuống tận bàn cân, ngón chân.
Ngoài những đường kinh nói trên tôi còn quan tâm nhiều đến Đốc mạch, mà cột sống lưng có liên quan mật thiết đến Đốc mạch.
Chứng đau Thần kinh tọa phổ biến nhiều ở lứa tuổi 30-60. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa cũng có rất nhiều nhưng hay gặp là do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống nguyên phát hay thứ phát do hậu quả của hư đĩa đệm, gây chèn ép rễ thần kinh liên quan, hẹp lỗ gian đốt sống, viêm ngoài màng cứng và những nguyên nhân khác.
Người thường măc phải bệnh này phần đông là nhân viên văn phòng, công nhân  bốc vác, người làm việc ở môi trường ẩm thấp…
Đầu tháng 01 năm 2008 tôi có tiếp một bệnh nhân tên trần Minh Năm 56 tuổi, cư ngụ tại huyện E’Hleo thuộc Tỉnh Đắc Lắc làm nghề xây dựng.
QUA TỨ CHẨN :
1.VỌNG : Nhìn  2 người con trai kẹp nách 2 bên giúp ông lê từng bước khó nhọc vào đến phòng khám của tôi, ngồi an vị trên ghế mà ông cứ nhăn mặt khóc ròng trông thật thảm hại khiến cho ai thấy cũng cảm nhận được cái đau đang hành hạ trên cơ thể ông.
Vẻ tiều tụy, ánh mắt thất thần qua nhiều đêm không ngủ.
2.VĂN: Nghe từng câu đứt quãng không rõ ràng, hơi thở mệt nhọc nên tôi yêu người nhà khai hộ.
3.VẤN : Theo lời khai của người nhà, bệnh nhân này phát sinh ra chứng đau nhức vùng cột sống thắc lưng lan tỏa qua 2 mông, chạy xuống khớp gối và dọc xuống tận mắt cá chân. Bệnh âm ỉ cũng đã lâu năm, nhưng do cuộc sống lao động nên không  có thời gian chạy chữa.
Đến khi phát bệnh đau dữ dội mới đi khám ở các tuyến dưới. Sau một thời gian nằm viện, được chích thuốc lúc bớt lúc không, đến lúc đau chịu hết nổi nên xin chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy Sài gòn, sau khi chụp Phim được Bác Sĩ chẩn đoán là thoái hóa cột sống lưng từ L1 đến S1.
Do bệnh không gì nguy hiển nên Bệnh viện bán thuốc rồi cho về, nhưng đau quá không ăn không ngủ được, giờ chuyển qua xin chữa Đông Y.
4. THIẾT : Huyết áp 11/7; mạch Tả Quan, Xích ( mạch Can, mạch Thận bên trái )Trầm hoạt.
Sau khi dùng 4 pháp chẩn như trên, xác định được nguyên nhân sinh ra bệnh, tôi mời ông nằm yên trên giường, đang trong cơn đau hoành hành của bệnh nhân tôi phải dùng những mũi kim châm cứu xuyên thấu qua từng huyệt đạo: Bá hội, Đại chùy, Đại trữ, Phong môn, Mệnh môn, Thận du, Hoàn khiêu, Thừa phò, Ủy trung, Dương lăng tuyền, Túc Tam lỳ, Tam am giao, Huyền chung, côn lôn…( luôn thay đổi huyệt trên chứ không châm hết một lần ) dùng nhịp rung của điện cực vừa tả vừa bổ cộng với ánh đèn hồng ngoại hơi ấm chiếu vào khiến cho bệnh nhân trong hơi thở êm ái ngủ ngon lành sau hơn tháng trời mất ngủ vì cơn đau hành hạ.
Cứ như thế mỗi ngày người nhà đưa ông đến để tôi châm cứu và dùng phương “Độc hoạt Tang ký sinh gia giảm” uông liên tục mỗi ngày. Hơn nửa tháng  điều trị, đến nay ông đã giảm đau đến 80%.
Ngày thứ Bảy vừa qua (19/01/2008), ông đã vui vẻ cho tôi biết, ông đã thử lên xe đạp chạy vòng vòng, thấy mình đã bớt đau nhiều nên chủ nhật hôm sau (20/01/2008) ông xin ngưng châm cứu và bổ thêm mươi thang thuốc về lại huyện nhà E’Hleo thuộc tỉnh Cao nguyên Dakak.
Làm cách nào mà tôi điều trị một bệnh nhân đang trong cơn đau mà giảm nhanh chóng như vậy ?
Xin thưa quý vị. Ở đây tôi không hề dùng  đến các loại thuốc Tây có tính chất gỉam đau của Tây Y.
Tôi xếp bệnh này thuộc hội chứng thoái hóa xương khớp, thể hiện cơn đau qua chứng Thần Kinh Tọa thuộc loại bệnh Phong Thấp Hàn.
Một Lương Y đồng nghiệp của tôi có đã viết như thế này:
Bệnh đau xương khớp vì sao ?
Thận hư, xương yếu, phong thấp vào mà sinh ra.
Như vậy, bệnh đau do xương khớp bị thoái hóa, hoặc vôi hóa là do gốc ở Can Thận bất túc đến mức quá hư suy, phong hàn thấp từ ngoài thừa thế xâm nhập vào mà sinh ra.
Bỡi  chức năng Thận là nuôi cốt tủy, chức năng Gan là nuôi dưỡng gân cơ.
Thận sinh ta Tinh, tinh hoa của thận chuyển qua ống xương thành tủy, tủy nuôi xương khớp, khiến cho xương khớp được cứng cáp.
Như vậy, Thận coi như là mẹ của xương khớp. Nếu mẹ ( là Thận ) thiếu bồi dưỡng ( trường hợp Phụ nữ huyết trắng, Nam di tinh  lâu ngày ) hoặc nam nữ trác tráng ( thất thoát nhiều khiến cho tinh khô huyết kém). Thận tinh suy kiệt  khiến cho xương khớp thoái hóa.
Tỳ vị ( chức năng tiêu hóa ), Tỳ hấp thu dinh dưỡng ( trong thức ăn) hợp với Can sinh ra huyết ( hệ thống Can Tỳ vị ). Can cung cấp dinh dưỡng nuôi các gân cơ. Nhưng Can huyết kém ( do thiếu dinh dưỡng ) không đủ cung cấp nuôi dưỡng gân cơ, gân cơ co duỗi khó khăn, đau mỏi.
Can Thận suy, tà khí ( hàn thấp, hoặc nhiệt thấp ) thừa thế xâm nhập vào sinh ra chứng Phong Thấp đau nhức.
Trong Đông y có câu “Cấp trị Tiêu, hoãn trị Bản”, nghĩa là bệnh đau gấp quá thì trị “Ngọn” ( làm giảm đau ), bệnh đau không gấp thì từ từ mà trị “Gốc” bệnh.
Vậy, bệnh nhân này là hàn thấp nên gây ra đau đớn các thần kinh cơ khớp là cái ngọn. Cái gốc là do Can Thận suy.
Can Tỳ Thận là gốc rễ tạo nên TINH-HUYẾT-KHÍ-THẦN-TÂN DỊCH.
Đối với bệnh nhân Trần Minh Năm này, vì muốn nhanh chóng bớt bệnh cho nên tôi vừa trị Tiêu, vừa trị Bản, nghĩa là vừa Tả ( loại trừ ) Phong hàn thấp vừa mạnh tay Bổ Can Tỳ Thận, bổ Can Tỳ Thận tức là bổ Chánh khí. Bỡi Tổ Lãn Ông có dạy : “ Chánh khí đắc lực tà vô dụng địa
Tà ở đây ám chỉ cho khí độc bên ngoài xâm nhập gây ra bệnh.
Chánh ở đây là chỉ cho Khí lực của Tỳ khí, Can khí, Thận khí ( bao gồm TINH-HUYẾT-KHÍ-THẦN-TÂN DỊCH : Tinh là tinh nam nữ, Huyết là máu, Khí là sức vận hóa, sức đề kháng, Thần: là sự nhận thức phân biệt, Tân Dịch là lượng nước trong cơ thể). 
Chánh khí đầy đủ thì trong thân ta bệnh tật không có chỗ dung chứa.
Y tổ Lãn Ông lại dạy : “Lương y như Lương tướng” Làm nghề Lương Y phải như một tướng tài biết điều binh, khiển trận.
Ngài Lãn Ông lại nói: “Y giả, ý dã, dụng dược như dụng binh” nghĩa là lương y sử dụng thuốc phải theo cái ý của mình, như dũng tướng biết điều binh nơi trận mạc vậy !
Đối với người bệnh trần Minh Năm này sinh sống ở vùng Cao nguyên xứ lạnh, thừa lúc suy yếu hàn thấp đã xâm nhập vào các kinh mạch gây nên đau nhức dữ dội. Để ôn bổ ( bổ ấm ) Can, Tỳ, Thận qua các Kinh mạch, tôi phải dùng các vị thuốc thuộc nhóm Dương dược để trừ chứng Hàn Thấp như: Đỗ trọng, Tục đọan, Cốt toái bổ, Cẩu Tích, Phụ tử, Quế chi (để tẩu tán 12 kinh mạch), thân cây lá lốp (Tất bát), ngưu tất để dẫn thuốc thấm sâu vào tận xươn tủy và đi xuống dưới tận dưới bàn chân vì thế mấ ngày sau bệnh nhân Trần Minh Năm hỏi tôi: “ Sao uống thuốc vào thấy nó chạy rầng rầng, mà chạy đến đâu nóng đến đó thêm đau nhức dữ quá.
Tôi trả lời: “ Anh yên chí và chịu đau chút đi, vì đó là theo ý của tôi đó. Bỡi lâu nay anh bị thấm lạnh nên kinh mạch, khí huyệt bị  ngưng trệ, nay cho thuốc vào để  khai thông , nên thuốc chạy đến đâu nó phá ứ đến đó nên phài đau chút vậy đó, vài hôm sẽ hết thôi.”
Vài hôm sau ông lại hải: “ Thầy ơi , hôm nay thì hết đau nhức, nhưng giờ thuốc chạy đến đâu thì nổi mề đai ngứa đến đó.?”
Nghe qua tôi sực nhớ lời ngài Hải thượng Lãn Ông có dạy: “ Đánh giặc thì phải mở cữa thành”.
Thế là tôi gia thêm các vị như : Đại hoàng ( hoặc lá muồng trâu ), Trạch tả ( hoặc rễ tranh ), lúc bấy giờ đường đại tiểu tiện ông thông thoáng, bài tiết hết các chất độc trong cơ thể ra ngoài ông hết phong độc , hết ngứa, ăn ngủ được yên.
Y Tổ Lãn Ông còn dạy: “ Trị phong tiên trị huyế, huyết hành phong tự diệt
Như vậy chưa đầy một tháng mà bệnh nhân Trần Minh Năm đã bớt bệnh nhanh chóng và trở về Daklak  sum họp với gia đình thân quyến, với bạn bè và đã hưởng một mùa xuân Nhâm Tý( 2008) tràn đầy vui tươi và hạnh phúc.
Đó là niềm vui và một trong những thành quả đã đạt được trong nghề chữa bệnh của tôi xin được chia sẻ đến với mọi người, nói thế nhưng trình độ vẫn còn hạn hẹp, nếu các bậc cao minh có thấy những điều sai sót, lương y Phan văn Sang tôi xin được học hỏi thêm.
Thần kinh tọa lâu ngày, teo cơ đùi, do đau vùng cột sống, thắc lưng qua 2 bên mông ( hoặc 1 bên ) chạy dọc xuống chân đến mắc cá, Thần Kinh Tọa lâu ngày muốn liệt cả 2 chân, đau không chịu nổi.

Phương thuốc:
Thục địa 12 gam
Xuyên khung 10 gam
Đương quy 12gam
Tục đoạn 16 gam
Tang Ký sinh 16gam
Ngưu tất 16 gam
Đãng sâm 16 gam
Huỳnh kỳ 12 gam
Cam thảo 4gam
Bạch Truật 12 gam
Bắc Chánh Hoài 12 gam
Tỳ giải 12 gam
Hà Thủ ô 16gam
Bắc đỗ trọng 16gam
Hồ Đào nhân 9gam
Cẩu tích 12gam
Cốt toái bổ 12gam
Phòng phong 10gam
Độc hoạt 12gam
Khương hoạt 12gam
Nhủ hương 8gam
Mộc dược 8g
Xích thược 8gam
Đơn bì 8gam.
Tế tân 8gam
Xưa nay chữa cho người bệnh Thần Kinh Tọa tôi chỉ dùng bài này, nhưng phải linh hoạt gia giảm cho hợp cơ địa người bệnh mới mong chóng khỏi.
Nhưng cũng tùy cơ địa mỗi người mà gia ( thêm vị thuốc vào), giảm ( bỏ bớt những vị thuốc ra vì không hợp hàn hay nhiệt của người bệnh )
Ví dụ người bệnh có kèm huyết áp cao , gia Rễ nhàu, tăng vị Đỗ Trọng, Ngưu tất vào v.v..
Người ốm yếu mệt mỏi gia Tăng vị Đãng sâm, gia Huỳnh kỳ…..
Lần lượt tôi sẽ chia sẻ những phương kinh nghiệm cho tất cả mọi người. Mong sao ai ai cũng chóng khỏi bệnh, đem lại sức khỏe và niềm vui cho mọi nhà.
Nếu quý vị không thể tự gia giảm, xin liên hệ tôi với số ĐT 0902323549 ,
hoặc Email : luong_y_sang@yahoo.com

Phật tử lương y PHAN VĂN SANG


Đăng bởi trung02:55

Bài thuốc hay chữa khỏi viêm đại tràng

Filled under:


ST

Bùi Hữu Cư   -Thứ Tư, 17/04/2013, 18:30 (GMT+7)
Nhờ bài thuốc này, từ 39 kg nay vợ tôi đã nặng 50 kg và không còn thấy đau đại tràng suốt 20 năm. Tôi cũng đã cho không dưới hai chục người công thức bài thuốc này và họ đều nói là đã khỏi bệnh.

Tôi là Bùi Hữu Cư - cán bộ quân đội đã nghỉ hưu, hiện sống tại ngõ 78 đường Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Vợ tôi trước đây bị bệnh viêm đại tràng (thể táo), đã chữa rất nhiều nơi bằng rất nhiều các loại thuốc từ Tây y đến Đông y của rất nhiều thầy thuốc nhưng đều không khỏi. Mỗi bữa ăn cơm cứ có mỡ hoặc chất tanh là vợ tôi lại bị đau bụng quặn lên. Khi đó vợ tôi chỉ nặng có 39 kg.

Thật may, năm 1991 tôi được một anh bạn (có bố cũng bị bệnh này, đã đi chữa ở CHDC Đức không khỏi, dùng một bài thuốc rất đơn giản do một người quen bên Trung Quốc cho thì khỏi hẳn) cho lại công thức của bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng. Tôi làm thuốc cho vợ tôi uống. Chỉ trong 3 ngày đầu vợ tôi thấy dễ chịu hẳn. Sau một tuần thì không đau và có thể ăn thức ăn có mỡ. Sau một tháng thì có thể ăn cả cá .Cơ thể hấp thụ tốt nên ngay tháng đầu uống thuốc vợ tôi đã tăng được 2 kg. Từ 39 kg nay vợ tôi đã nặng 50kg và không còn thấy đau đại tràng suốt 20 năm. Hiện nay gia đình tôi vẫn có một lọ nhỏ loại thuốc này trong tủ lạnh để khi thấy bụng dạ không ổn là uống một viên.

Tôi cũng đã cho không dưới hai chục người công thức bài thuốc này và họ đều nói là họ đã khỏi. Theo anh bạn tôi kể lại rằng: Người bạn Trung Quốc có nói qua về tác dụng của các thành phần của bài thuốc như sau :


- Cây ngải cứu có tác dụng như một kháng sinh có thể đẩy một số loại vi khuẩn có hại ra ngoài như vi khuẩn lị, amip...

- Nghệ và mật ong thì trám vào vết thương trong đường ruột làm nó mau lành.

- Mật lợn: Theo họ nói người bị bệnh đại tràng thường là do dịch mật tiết ra không đủ trong quá trình tiêu hóa nên một lượng thức ăn vẫn còn độ cứng dễ làm các vết thương trong đại tràng tái phát. Mật lợn trong bài thuốc này hỗ trợ cho phần thiếu hụt trong cơ thể.
 

Lá ngải cứu.

Bài thuốc cụ thể như sau:

Thành phần:

- Mật lợn tươi: 1 cái  (lợn có trọng lượng 70 – 100 kg).
- Nghệ vàng tươi: 2 lạng.
- Mật ong: 30 ml.
- Ngải cứu tươi: 5 bó to (tương đương với khoảng 500 g).

Cách làm:

Nghệ tươi và ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay cùng với 0,5 lít nước thật nhuyễn. Sau đó lọc qua vải phin lấy nước. Bã bỏ đi. Mật lợn lọc lấy nước (vì mật lợn hay có sạn sỏi bên trong). Cho tất cả phần nước hỗn hợp nghệ + ngải cứu + nước mật lợn + mật ong vào môt nồi, quấy đều, đun nhỏ lửa để cô lại thành cao. Cho phần cao đó vào một cái lọ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.

Lưu ý: Để tránh mất thời gian và đủ lượng dùng, ta nên làm một lần với tỷ lệ trên cho 4 hoặc 5 cái mật lợn.

Cách dùng:

Mỗi ngày 2 lần: Sáng và tối, uống vào trước bữa ăn 30 phút. Liều lượng mỗi lần 1 viên to như hạt lạc là đủ.

Nếu bạn nào muốn hỏi thêm thông tin về bài thuốc này, xin mời liên hệ với tôi: Bùi Hữu Cư, số điện thoại 0913.205363. Chúc các bạn nhanh khỏi bệnh!

Đăng bởi trung02:10

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

11 Bí Quyết Giúp Bạn Đơn Giản Hóa Cuộc Sống

Filled under:

 


1./ Rút kinh nghiệm chứ đừng sống trong quá khứ!


Những vấp ngã ngày xưa sẽ giúp bạn trưởng thành hơn, giúp bạn xây dựng một tương lai tốt đẹp. Đừng để quá khứ trở thành nỗi sợ hãi. Đừng để bụng những phiện muộn mà bạn đã trải qua. Thay vào đó, hãy đạp lên quá khứ, hãy biến nó thành những nấc thang kinh nghiệm. Đừng hối hận. Nếu quá khứ bạn tốt đẹp, đó là điều tuyệt vời. Nếu ngược lại, nó là những trải nghiệm quý báu. Thành công không phải ở vị trí mà bạn đang đứng, thành công là bạn đã học hỏi được bao nhiêu và bạn đã đi được bao xa.

2./ Tập trung vào những việc quan trọng

Hãy xác định điều gì là thiết yếu nhất đối với bạn. Loại bỏ tất cả những thứ không đáng để quan tâm. Đừng phí thời gian vào những gì vô bổ để rồi phải hối hận.

3./ Làm việc thông minh chứ đừng chăm chỉ

Hoàn thành xong việc khác với hoàn thành đúng việc. Kết quả luôn luôn quan trọng hơn thời gian bạn bỏ ra để hoàn thành công việc nào đó. Dừng lại và tự hỏi bản thân: công việc mình đang làm liệu có đáng để nỗ lực? Liệu nó có đưa mình đến gần mục tiêu mình muốn hay không? Đừng để bị cuốn vào những công việc lặt vặt, thậm chí là nghe có vẻ khẩn cấp. Hãy làm những việc quan trọng nhất.

4./ Cho đi những gì bạn muốn nhận

Bạn nhận được những thứ tốt nhất từ mọi người khi bạn cho đi những gì tốt nhất từ bạn, trong mọi tình huống. Hãy tiến hành quy luật vàng này. Nếu bạn muốn ai đó yêu thương bạn, hãy yêu thương họ. Nếu bạn muốn kết bạn, hãy tỏ ra thân thiện. Nếu bạn muốn vật chất, hãy bổ sung giá trị. Đó là sự thật, chỉ đơn giản là thế.

5./ Hãy thôi lo chuyện bao đồng

Đừng cố gắng làm bạn với tất cả mọi người. Hãy xây dựng mối quan hệ thân tình với một nhóm người. Hãy trở thành mọi thứ với một ai đó. Giúp đỡ hay làm hài lòng thiên hạ là chuyện bất khả thi. Nhưng làm cho một ai đó cười có thể thay đổi cả thế giới, không phải thế giới to lớn ngoài kia, mà là thế giới của họ. Do đó, hạn chế các mối quan hệ lại và hãy là chính bạn.

6./ Làm theo những gì trái tim bạn cho là đúng

Hãy thôi làm những việc trái với lương tâm chỉ vì bạn có thế làm. Hãy trở nên trung thực với chính bản thân mình và với mọi người. Đừng gian dối. Hãy tử tế. Làm những việc đúng đắn. Một cách đơn giản nhất để sống. Đức tính chính trực là đức tính quan trọng nhất để thành công. Khi bạn đánh mất đi sự liêm chính của mình, vô tình bạn đã mời gọi những rắc rối đáng kể bước vào cuộc sống của bạn. Hãy đơn giản hóa cuộc sống và hạnh phúc làm theo những gì trái tim bạn cho là đúng.

7./ Sống và làm việc có tổ chức

Hãy dọn sạch mọi hỗn độn. Vứt bỏ đi những vật vô ích và sắp xếp những gì còn sót lại. Giữ cho ngôi nhà và nơi làm việc của bạn được gọn gang là việc hoàn toàn cốt yếu. Nếu không gian của bạn bừa bộn, bạn sẽ dễ bị stress và xao nhãng nhiều thứ. Không gian sạch sẽ giống như một bức tranh trắng vậy, bạn có thể vẽ lên đó những nét họa tuyệt vời.

8./ Làm việc hiệu quả

Hãy thôi làm việc kém hiệu quả chỉ vì lúc nào bạn cũng hoàn thành công việc theo cách cũ. Nếu bạn cứ tiếp tục như vậy, bạn sẽ chỉ nhận được tiếp những gì ban đang nhận. Nghĩ lại xem, có phải bạn đang sống trong một cuộc sống đầy phức tạp và vô kế hoạch chỉ đơn giản vì bạn lười biếng, không muốn tìm hướng đi mới hay không? Thay vào đó, hãy tổ chức hóa cuộc sống của bạn bằng cách tìm những phương pháp tốt nhất để giải quyết mọi công việc thường lệ. Tập trung hệ thống từng việc tại từng thời điểm (hệ thống hóa công việc dọn dẹp, hệ thống hóa các việc lặt vặt mỗi ngày, hệ thống hóa các công việc giấy tờ, hệ thống hóa chiếc Laptop/PC của bạn…) theo cách hiệu quả và logic. Một khi bạn hài lòng với hệ thống mới của mình, hãy cứ theo đó mà tiến hành.

9./ Giã từ chủ nghĩa hoàn hảo

Hãy hài lòng với mọi cơ hội mà bạn có, không phải vì cuộc sống này dễ dàng, tuyệt mỹ, hay chính xác với những gì bạn đã đề ra, mà bởi vì bạn đã chọn cách hạnh phúc và biết ơn những điều tốt đẹp bạn đang có. Hãy chấp nhận sự thật rằng cuộc sống này không hề hoàn hảo, con người cũng không hoàn hảo và cả chính bạn cũng vậy, chúng ta đều không hoàn hảo. Chẳng sao cả, vì thực tế cuộc sống chẳng đề cao sự hoàn mỹ. Nó đề cao những người hoàn thành đúng những việc đáng làm. Và cách duy nhất để hoàn thành mục tiêu bạn đề ra là hãy thôi đòi hỏi sự hoàn mỹ.

10./ Hãy làm lơ những kẻ tiêu cực

Đừng kết bạn với những người tiêu cực. Hãy kết bạn với những ai khiến bạn tự hào mỗi khi nhắc đến, những người bạn ngưỡng mộ, những người yêu thương và tôn trọng bạn – những người làm cho mỗi ngày của bạn sáng sủa hơn dù chỉ một ít. Đừng tránh xa những kẻ tiêu cực, HÃY TRỐN CHẠY HỌ! Cuộc sống này quá ngắn ngủi, thật uổng phí khi bạn phải quan tâm đến những người đã lấy đi hết niềm vui của bạn.

11./ Bớt quan tâm đến những gì mà mọi người nghĩ về bạn

Nếu bạn muốn tự do, đơn giản thôi, hãy thôi để ý đến dư luận. Thỉnh thoảng bạn nên ra ngoài đi đâu đó đi, hít thở chút không khí, và tự nhủ với bạn thân : Tôi là ai và tôi muốn trở thành ai? Tốt nhất, hãy làm theo trái tim mình. Đánh liều. Đừng ở mãi trong vùng an toàn với những sự lựa chọn dễ dàng chỉ vì bạn sợ sẽ đối mặt với dư luận, với những hậu quả được họ báo trước. Nếu bạn tiếp tục quan tâm đến những gì thiên hạ nghĩ về bạn, bạn sẽ chẳng thu được thành tích gì lớn lao. Đừng để những tâm trí hèn mọn thuyết phục bạn rằng :” Ôi, mày trèo cao quá con à!”. Thử nhìn lại xem, họ chẳng làm được gì to tát cả.

Đăng bởi trung19:52

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Biết ngay quá khứ, hiện tại, tương lai của mình và người

Filled under:

ST


Muốn biết quá khứ, hiện tại, và tương lai của mình và người, không cần tốn thời gian, công sức và tiền bạc đi coi bói toán ở đâu cả, mà chỉ cần bỏ ra vài phút đọc lời Phật dạy dưới đây: Thuở Đức Phật còn tại thế, có một chàng thanh niên tên là Subha, thắc mắc trước tình trạng khác biệt về số phận giữa loài người, muốn hiểu chân tướng vấn đề, bèn tìm đến Đức Phật và bạch rằng:
"Bạch Đức Thế Tôn, vì sao mà trên đời này người ta đều có những số phận rất khác nhau, có  người mạng yểu và có người sống thọ, có người bệnh hoạn và có người khoẻ mạnh, có người xấu xa và có người xinh đẹp, có người làm gì cũng không ai làm theo, nói chi cũng không ai nghe và có người lắm thế lực, làm gì cũng có người theo, nói chi cũng có người nghe, có người nghèo khổ và có người giàu sang, có người sinh trưởng trong gia đình hạ tiện và có người dòng dõi cao sang, có người dốt và có người trí tuệ? Xin Ngài giảng giải cho con.”
Đức Phật trả lời vắn tắt như sau: "Tất cả chúng sinh đều mang theo cái Nghiệp (tiếng Phạn là Karma) của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa.
Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi người đều khác nhau nên mới có tình trạng khác biệt về số phận giữa chúng sinh."
Rồi Đức Phật giải thích cho Subha nghe từng trường hợp:
Nếu người nào trọn đời chỉ biết sát sinh, như người thợ săn chẳng hạn, bàn tay luôn luôn đẫm máu, hằng ngày sống trong sự giết chóc và gây thương tích không chút xót thương thì do tính hiếu sát ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, người ấy sẽ có mạng "yểu" (chết non).
Nếu người nào luôn luôn thận trọng, không hề xúc phạm đến tính mạng của ai, sống xa gươm đao, giáo mác và các loại khí giới, lấy lòng tứ ái đối với tất cả chúng sinh thì do từ tâm, do sự không sát sinh ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, người ấy sẽ trường "thọ".
Nếu người  nào độc ác, luôn luôn tìm cách hại người, thường dùng đấm đá và gươm đao đối xử với mọi người thì do nết hung dữ ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, người ấy sẽ ốm đau bệnh hoạn.
Nếu người  nào không bao giờ làm tổn thương ai thì do đức tính hiền lương nhu hòa ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, người ấy sẽ được mạnh khỏe.
Nếu người nào thô lỗ, cộc cằn, luôn luôn giận dữ, chửi mắng, nguyền rủa kẻ khác thì do sự thô lỗ, cộc cằn ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, người ấy sẽ xấu xí.
Nếu người nào thanh tao nhã nhặn, dầu ai có chửi mắng thậm tệ cũng không hề oán giận và tìm cách trả thù thì do phong thái thanh nhã ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, người ấy sẽ xinh đẹp.
Nếu người nào có tính đố kỵ, thèm thuồng, ham muốn lợi danh của kẻ khác, không biết tôn kính người đáng kính, luôn luôn chứa chấp lòng ganh tỵ thì do tính tật đố ganh ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người nói gì không ai nghe, làm gì không ai theo.
Nếu người nào không có tánh đố kỵ, không thèm thuồng, ham muốn lợi danh của người khác, biết tôn trọng người đáng kính, không chứa chấp lòng ganh tỵ thì do cái tâm không ganh tỵ, không đố kỵ ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người có thế lực, nói gì cũng có người nghe, làm gì cũng có người theo.
Nếu người nào không bao giờ biết bố thí vật gì cho ai thì do tính keo kiệt, bám níu vào tài sản của mình, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người nghèo nàn thiếu thốn.
Nếu người nào giàu lòng quảng đại, tính ưa bố thí thì do lòng rộng rãi ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người giàu có dư dả.
Nếu người nào không biết phục thiện, tính kiêu căng, không tôn trọng người đáng kính thì do tính ngạo mạn và vô lễ ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người hạ tiện thấp hèn.
Nếu người nào biết phục thiện, tính không kiêu căng, biết tôn trọng người đáng kính thì do đức tính biết phục thiện và có lễ độ ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người sang trọng quyền quý.
Nếu người nào không chịu gần người có tài đức để học hỏi điều hay lẽ phải và phân biệt chính tà thì do sự kém học hỏi ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người dốt.
Nếu người nào cố công tìm đến người có tài đức để học hỏi thì do sự học hỏi chính đáng ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người thông minh trí tuệ." (Trích Đức Phật và Phật pháp - Narada Maha Thera - Phạm Kim Khánh dịch)
Tóm lại, chỉ cần nhớ và suy nghiệm hai câu kệ Đức Phật dạy trong kinh Nhân Quả:
"Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị.
Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị."
Nghĩa là:
Muốn biết nhân đời trước, hãy nhìn vào kết quả thọ báo hiện tại.
Muốn biết kết quả thọ báo của đời sau, hãy nhìn vào những tạo tác của hiện tại.
Quần Anh

Đăng bởi trung16:17

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

GẶP NGƯỜI VIỆT BỊ BÁN Ở BÊN TRUNG QUỐC.

Filled under:

GẶP NGƯỜI VIỆT BỊ BÁN Ở BÊN TRUNG QUỐC.

bởi Lao Quangthau (Ghi Chú) viết vào ngày 3 tháng 5 2013 lúc 20:45
 
Cảm ơn lão Quangthau.

   Một trong những chuyến đi sang Trung Quốc. Lão vào một nhà hàng và phát hiện ra có một cô nhân viên là người Việt. Lão gọi lại hỏi chuyện, được biết quán ăn này cũng thỉnh thoảng có người Việt vào ăn. Lão hỏi : Em ở đây lâu chưa ? Cố ấy bào, Em bị lừa bán vào đây để lấy chồng từ lâu lắm rồi. Lão mới hỏi: Thế có ý định về Việt Nam không ? Cô ấy bảo : Lâu quá rồi , em về cũng chẳng biết làm gì, ở đây dễ sống hơn. Em cũng đã đón cả thằng em sang đây nữa đấy, cho nó làm có tiền. 

   Vậy đấy. Có lần Trong lúc đi ô tô về đường biên. Lão đỗ xe dọc đường mua ít hoa quả. Lão mua của một người đàn bà , đen đủi , tiều tụy. Bà ấy thấy Lão là người Việt nên bảo : Chị cũng người Việt đấy. Lão hỏi lại : Vậy chị cũng lấy chồng bên này à ? Chị ấy bảo : Phải vớ , Chị bị bán sang đây lâu rồi. Lão hỏi : Vậy chị không muốn về Việt Nam nữa à ? Chị ấy bảo, ở quen rồi, con cái rồi. làm ăn được về làm gì .

   Vâng ! Trong những năm Lão bôn ba bên xứ Tầu. Lão gặp nhiều người bị bán sang làm vợ người Trung Quốc lắm. nhưng chẳng thấy ai muốn hồi hương cả. Lại nói về một số chị em bị lừa bán sang TQ làm gái. mới đầu thì sống chết đòi về, có người tuyệt thực rồi đòi tự tử . ấy nhưng cứ ở một năm trở ra thì cấm có đòi về nước nữa. Vâng Lão nói sự thật đấy. Không tin các Bạn cứ sang TQ mà xem.
Cô áo đỏ đang cụng li với Lão là người Việt trong câu chuyện này.

Đăng bởi trung20:57

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Đọc Phế đô của Giả Bình Ao

Filled under:

 ST
Đọc Phế đô của Giả Bình Ao
15:50 | 08/04/2010
ĐỖ NGỌC YÊN Phế đô là một trong những cuốn tiểu thuyết đương đại của Trung Quốc,  do Tạp chí Tháng Mười xuất bản từ năm 1993. Ngay sau đó nó đã có số bản in đạt vào loại kỷ lục, trên 1. 000. 000 bản tiếng Trung Quốc.
Đọc Phế đô của Giả Bình Ao
Ảnh: thuvien-ebook.com
Ngoài ra nó còn được dịch ra nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Đức, Nga, Hàn Quốc; và cuối năm 1999 Nhà xuất bản Đà Nẵng đã cho công bố bản dịch của Vũ Công Hoan ra tiếng Việt, dày hơn 1300 trang, hai tập. Tuy nhiên số lượng bản in và số thứ tiếng đã được dịch chưa thể nói gì nhiều về tác phẩm và tác giả của nó. Nhưng điều đó đã gợi cho tôi một suy nghĩ rằng tại sao Phế đô lại được một lượng lớn công chúng trên khắp thế giới đón đọc như vậy?

Ở cái đất nước có số dân gần bằng 1/4 dân số thế giới với một truyền thống văn hóa đặc sắc và lâu đời, là một trong những cái nôi sớm nhất của văn minh nhân loại, và cũng là một đất nước được coi là trì trệ nhất về kinh tế cho đến những năm cuối của thập kỷ 70. Đấy là một hệ vấn đề kép với đầy những nghịch lý mà không phải ai cũng có được một cái nhìn thật sự khách quan và đầy đủ về nó. Thế nhưng chỉ từ khi mở cửa thì bức màn bí hiểm nơi đây mới được vén lên. Và có biết bao sự thật ở bên trong dần được sáng tỏ. Giả Bình Ao qua tác phẩm Phế đô của mình đã đem đến cho bạn đọc gần xa cái nhìn khái quát về một phần sự thật ấy. Phải chăng đấy là một trong những nguyên nhân khiến cho Phế đô trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận văn chương ở Trung Quốc kéo dài gần 10 năm nay và nó đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia nơi sản sinh ra tác giả và tác phẩm.

Cốt truyện của Phế đô rất đơn giản, chỉ xoay quanh vụ kiện của người tình cũ, Cảnh Tuyết Ấm với nhà văn nổi tiếng Trang Chi Điệp, nhân vật trung tâm của tác phẩm; Tổng biên tập tạp chí Tây Kinh, Chung Duy Hiền và một cán bộ tập sự biên tập, Chu Mẫn. Tuy nhiên qua đấy hàng loạt các mối quan hệ cá nhân và xã hội; gia đình và bằng hữu, kinh tế và văn hóa, tâm lý và tình cảm... của Trang Chi Điệp và các văn sĩ, trí thức, cũng như hiện thực đời sống xã hội đương đại Trung Quốc đã được đưa ra và lý giải một cách thấu đáo và đầy thuyết phục.

Trang Chi Điệp như một cái đinh đóng chặt vào mảnh đất Tây Kinh này. Và các nhân vật trong Phế đô đều được treo lơ lửng đâu đấy quanh cái móc của danh nhân Trang Chi Điệp. Mặc dù Giả Bình Ao chưa một lần nói đến nguồn gốc xuất thân, quá trình lao tâm khổ tứ, cùng những tác phẩm, công trình làm nên cái danh của Trang Chi Điệp, mà chỉ đề cập đến ảnh hưởng, uy tín và hậu quả của cái danh ấy. Thế nhưng thực sự cái danh của ông ta đã làm thay đổi từ hành vi ứng xử đến lối sống đạo đức và quan niệm nhân sinh cùng những hoạt động kinh tế xã hội của mọi cá nhân trong cái thành phố Tây Kinh thời mở cửa. Danh tiếng của Trang Chi Điệp đã làm biến đổi quan hệ giữa người và người. Nhưng đáng sợ là cái danh ấy đã có thể biến thuốc trừ sâu giả thành thuốc trừ sâu thật. Quả thực chỉ có ở các nước phương Đông nói chung và Trung Quốc nói riêng thì cái danh mới thật sự có giá và tác yêu tác quái đến như vậy.

Liễu Nguyệt, một cô gái thôn quê, mới học hết trung học phổ thông, tuổi đời còn hơ hớ, thật thà nết na là thế, sau khi được Triệu Kinh Ngũ đưa đến làm người giúp việc cho gia đình danh nhân Trang Chi Điệp đã nhanh chóng trở thành một đối tượng, một người tình, và là kẻ làm nền cho ông chủ. Khởi đầu Liễu Nguyệt cũng như bao cô gái quê mùa khác đã nhanh chóng bị choáng ngợp bởi những hào quang mới nơi chốn kinh thành đang hàng ngày hàng giờ thay da đổi thịt về kinh tế xã hội và cả về lối sống. Tiếp đến là sau những công việc nội trợ thường nhật là những cuộc tình vụng trộm, nhưng không kém phần đắm đuối, giữa một bên là danh nhân nổi tiếng Trang Chi Điệp, người luôn thích tìm cảm hứng mới lạ cho sự nghiệp sáng tác văn chương của mình và một bên là cô hầu gái quê mùa xinh đẹp, đang tuổi dậy thì, lắm tham vọng về ái tình và danh tiếng. Và thế là Liễu Nguyệt đã biết đem cái trinh đáng giá nghìn vàng của người con gái để đổi lấy việc đưa một bàn chân còn dính đầy bùn đất đồng quê nhúng vào trong cái xã hội phồn hoa, thật giả trắng đen lẫn lộn, nhưng vẫn là niềm mơ ước của bao người như cô.

Thế là trong mắt hai con hổ đói ấy, họ nhanh chóng trở thành miếng mồi đầy ý vị của nhau, cả hai bên đều muốn nuốt chửng đối thủ của mình, nhưng đều lại không nuốt hết. Đấy chính là một nghịch lý mang tính tất yếu của những con người sống trong buổi giao thời, mọi cái đều chưa định vị. Để che mắt thiên hạ về những cuộc ái ân đắm đuối và vụng trộm kia, Trang Chi Điệp đã không bỏ qua cơ hội choàng lên cuộc đời Liễu Nguyệt một chiếc áo đạo đức sặc sỡ sắc màu, bằng cách định đem Liễu Nguyệt gả bán cho Triệu Kinh Ngũ, một người thông minh đẹp trai, vừa có công đưa Liễu Nguyệt đến giúp việc cho gia đình nhà họ Trang, lại vừa là thuộc hạ của danh nhân để chứng tỏ mình là người luôn quan tâm đến người khác. Nhưng xem ra không ổn vì như thế mũi tên Liễu Nguyệt bắn ra chỉ đến được một đích. Trước một cô gái vừa xinh đẹp trẻ trung, hừng hực sức xuân và thông minh như Liễu Nguyệt, với nhạy cảm vốn có của mình, Trang Chi Điệp không thể để uổng phí một cơ hội như vậy. Cuối cùng danh nhân đã lén lút gả bán cô cho Đại Chính, con trai chủ tịch thành phố, một anh chàng bị thọt một chân, nhưng lắm tiền nhiều bạc lại có địa vị xã hội khá chắc chắn.

Tuy nhiên cái mà Liễu Nguyệt cần chưa hẳn là tiền của, càng không phải là chồng con, mà trước hết là một người thành phố có hộ khẩu và địa vị hẳn hoi không phải chui lủi như kiếp con sen đứa ở. Còn Trang Chi Điệp lại cần phải bằng mọi cách vừa muốn đẩy cô ra khỏi nhà mình như là cách tốt nhất để rút kíp một quả bom nổ chậm, bịt đi những cuộc tình vụng trộm trước đây không chỉ với Liễu Nguyệt mà cả với Đường Uyển Nhi nữa; lại vừa muốn coi đây là cơ hội ngàn vàng để nhờ chủ tịch thành phố can thiệp vào vụ kiện có liên quan đến ông ta, làm tổn thương đến danh dự cá nhân của một danh nhân. Còn vợ của chủ tịch lại cần tìm một người thừa kế và có thể giữ được thanh danh của gia đình và của chồng trong cương vị là người đứng đầu thành phố Tây Kinh, thay vì thằng con trai độc nhất bị dị tật ở chân đi cà nhắc.

Vậy là cả ba bên bốn bề đều đã đạt được ý nguyện của mình. Danh nhân Trang Chi Điệp đã tháo được ngòi một quả bom nổ chậm trong nhà không một ai biết, ngay cả bản thân Liễu Nguyệt, Triệu Kinh Ngũ và Ngưu Nguyệt Thanh cũng không thể nào ngờ tới. Cũng nhờ đó danh tiếng của Trang Chi Điệp ngày càng được củng cố và đã trở thành ân nhân của gia đình ông chủ tịch thành phố. Liễu Nguyệt trong nháy mắt đã trở thành con chuột sa vào một cái chĩnh gạo sang trọng nhất chốn kinh kỳ. Nàng đã có trong tay một người giúp việc, để rồi không bao lâu nữa cô trở thành người mẫu thời trang của ông chủ đoàn ca múa nhạc thành phố Nguyễn Tri Phi. Và cuối cùng gia đình ông chủ tịch cũng đã tìm được cho đứa con trai xấu số của mình một người vợ là người mẫu thời trang. Kể ra như vậy cũng thật mát mặt không chỉ gia đình ông, mà còn cho cả thành phố Tây Kinh, vốn là thủ đô văn hiến một thời nay đang mở cửa để khôi phục lại kinh tế và văn hóa, những cái dường như đã bị lịch sử lãng quên. Mọi việc xem như thế là đã xuôi chèo mát mái. Điều ấy quả thực chỉ có tài năng của Giả Bình Ao mới có thể làm được. Đó là một thành công của tác phẩm.

Qua nhân vật Liễu Nguyệt, tôi chợt liên tưởng đến hàng trăm nghìn cô gái nông dân Việt Nam đang làm Ôsin cho các gia đình khá giả hoặc là phục vụ tại các nhà hàng khách sạn ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.. . chắc gì số phận đã khá hơn?

Ngưu Nguyệt Thanh, người vợ bất hạnh suốt đời chỉ lo giữ thanh danh cho chồng, thì vô tình bị biến thành kẻ giúp việc đắc lực và thành công nhất trong gia đình của danh nhân Trang Chi Điệp. Ngưu Nguyệt Thanh thực chất chỉ là người theo sau giải quyết các hậu quả của cái danh do chồng mình để lại, từ những công việc nội trợ như cơm nước, giặt giũ, chợ búa... đến những quan hệ chính trị xã hội, và đặc biệt là nhu cầu tình dục. Trong khi quan hệ với cô vợ già Nguyệt Thanh bao giờ Trang Chi Điệp cũng chỉ là một ông chồng bất lực. Còn trong thực tế với Đường Uyển Nhi, Liễu Nguyệt hay A Xán, thì danh nhân Trang Chi Điệp lại luôn tỏ ra là một Từ Hải, đánh hơn trăm trận sức dư muôn người (Nguyễn Du). Cũng vì những lẽ trên mà Ngưu Nguyệt Thanh đã không ít hơn một lần nói với mọi người rằng nếu kiếp sau có được làm người thì cũng không bao giờ làm vợ nhà văn nữa. Nói vậy thôi chứ Chúa chỉ ban cho mỗi người một số phận làm sao có thể cưỡng lại được, một khi cái danh văn sĩ của Trang Chi Điệp lớn đến như vậy. Vả lại cứ xem cái cách lo toan, dàn xếp và chạy vạy vụ kiện cho chồng thì biết Ngưu Nguyệt Thanh là người ý thức rõ hơn ai hết vị thế và giá trị cái danh của chồng bà, mà cả thành phố Tây Kinh này hầu dễ mấy ai có được như vậy, nếu không muốn nói là tất thảy mọi người đều cúi mình xin chịu một lạy trước cái danh ấy.

(Nhà văn Giả Bình Ao - Ảnh: vnexpress.net)

Còn Đường Uyển Nhi, cô gái đã có chồng ở huyện ly Đồng Quan, cũng bỏ nhà đi theo nhà văn trẻ Chu Mẫn tới thành phố với tham vọng trở thành một người Tây Kinh xịn. Nhưng anh chàng tập sự biên tập Chu Mẫn làm sao có đủ khả năng giúp được cô. Cái danh tiếng lẫy lừng của Trang Chi Điệp đã trở thành tâm bão hút cả người vợ hờ của học trò về phía mình, để rồi trong khoảnh khắc người đàn bà xinh đẹp, giàu nữ tính và đầy tham vọng kia bị những cơn cuồng phong của ái tình nghiến nát. Trong mắt danh nhân, Uyển Nhi mới thực là người trả lại cho mình bản tính đàn ông như là ngọn nguồn của mọi cảm hứng sáng tạo trong ông. Ngược lại Uyển Nhi cũng không bỏ qua cơ hội tìm mọi cách bám vào sự khao khát ái tình được che đậy trong cái vỏ bọc danh nhân, văn sĩ của Trang Chi Điệp. Nhưng điều quan trọng là cô gái nửa quê nửa tỉnh này luôn biết cách làm thỏa mãn những cơn khát ái tình của danh nhân. Chính Đường Uyển Nhi chứ không phải ai khác đã dũng cảm nói lên một chân lý rất giản đơn là không có người đàn ông nào bất lực mà chỉ có những người đàn bà không biết cách. Và cô cũng đã có lần nói với Trang Chi Điệp rằng Uyển Nhi mới là người có đủ tài nghệ và khả năng làm thỏa mãn được danh nhân, chứ không phải là Ngưu Nguyệt Thanh. Còn Trang Chi Điệp tuy không nói nhiều nhưng lại hoàn toàn có thể cảm nhận ở chiều sâu nhân bản trong những cuộc tình mây mưa với cô gái trẻ mà dường như trời đã phú sẵn cho nàng khả năng làm tình đạt đến mức điệu nghệ. Có lần Uyển Nhi đã nhờ cánh chim bồ câu đưa thư mang đến cho người tình một mảnh giấy có hình đôi môi son, một ít máu và cả một cái lông.. . người nữa. Điều đó càng khiến cho danh nhân không thể buông tha được nàng. Và cũng từ đó quan hệ của Uyển Nhi với Chu Mẫn chỉ còn là một mối tình hờ hững, theo kiểu hợp đồng lấy lệ hệt như quan hệ vợ chồng giữa Ngưu Nguyệt Thanh và Trang Chi Điệp. Mặc dù Chu Mẫn biết Uyển Nhi và Thầy Điệp của mình có những biểu hiện về quan hệ tình ái, nhưng là phận bầy tôi, học trò làm sao có thể nói ra điều ấy được. Vả cái anh chàng tập sự biên tập Chu Mẫn vì muốn nổi tiếng và để khẳng định mình mà đã một lần trót dại cho đăng bài báo về quan hệ trước đây giữa danh nhân Trang Chi Điệp và Cảnh Tuyết Ấm đang làm rối tung cả thành phố Tây Kinh lên. Tất cả tâm trí lực của anh ta phải tập trung cho việc giải quyết vụ kiện, thì hỏi còn đâu thời gian và công sức mà để ý đến Uyển Nhi. Cũng lấy danh nghĩa vì vụ việc Chu Mẫn gây ra mà Uyển Nhi và Trang Chi Điệp thỏa sức tung hoành ở Nhà Cầu Nguyệt. Giá như cái cô bé nhà quê tinh quái và đầy ghen tuông Liễu Nguyệt kia không túm được con chim bồ câu mang theo lá thư của Uyển Nhi gửi cho Chi Điệp lần cuối thì chắc rằng mọi chuyện êm thấm cả hay chí ít cũng chuyển theo một hướng khác. Nhưng cuộc đời làm sao lại có thể giá mà được. Sự hấp dẫn của Phế đô chính là ở chỗ cái tưởng như có thể không xảy ra thì nó lại cứ phải xảy ra theo đúng cái logic vốn có của nó.

Ngay đến cả gia đình chủ tịch thành phố danh tiếng và tiền của như trời biển ấy vẫn cần đến danh tiếng của Trang Chi Điệp, thì làm sao trách được gì khi A Xán, một cô gái ở tận nơi sơn thâm cùng cốc sẵn sàng hiến thân cho Trang Chi Điệp cốt để được thơm lây cái danh của người quân tử. Rồi cho đến cả Hạ Tiệp, chị Lưu bán sữa bò, tổng biên tập tạp chí Tây Kinh Chung Duy Hiền, bậc thầy về tướng số Mạnh Vân Phòng, nhà thư pháp nổi tiếng Cung Tịnh Nguyên, họa sỹ chuyên sao chép tranh Uông Hy Miên, trưởng đoàn ca múa nhạc Nguyễn Tri Phi, giám đốc xí nghiệp thuốc trừ sâu giả Hoàng Đức Phúc, nhân viên phụ trách cửa hàng sách Triệu Kinh Ngũ và Hồng Giang.. . tất cả đều quay cuồng trong cái dòng xoáy bất tận và tai quái của cái danh ấy.

Qua Phế đô người đọc có thể thấy ở chốn kinh kỳ xưa, một thời đã là kinh đô hưng thịnh, là trung tâm kinh tế và văn hóa của Trung Hoa trung đại, mặc dù đã bị lãng quên một thời gian dài và cho đến khi nền kinh tế thị trường ùa vào, làm thay đổi đời sống kinh tế và xã hội của mọi thứ dân nơi đây, nhưng dường như chưa hề làm biến đổi được cái máu háo danh của quân tử Tàu từ thời cổ đại. Trong Phế đô chưa thấy ai chết vì lợi mà chỉ chết vì danh. Ngưu Nguyệt Thanh chiều chuộng và hầu hạ chồng gần hết cả đời, cuối cùng cũng phải bỏ nhà về quê ngoại vì không muốn nhìn thấy cảnh chồng mình và Uyển Nhi thậm thụt với nhau làm mất thể diện, thanh danh của gia đình đã một thời nổi tiếng là văn nhân. Cảnh Tuyết Ấm theo kiện Chu Mẫn và Trang Chi Điệp đến cùng vì cái danh của bà hiện tại không muốn bị ai bôi nhọ dù cho mối tình ấy trước đây có thật. Tổng biên tập Chung Duy Hiền vì cuốn sổ đỏ xác nhận cái danh văn sĩ của mình mà bất đắc kỳ tử. Nhà thư pháp Cung Tịnh Nguyên sợ rằng hơn một nửa số tranh chữ ông vẽ và sưu tập trong suốt bao năm trời bị thằng con trai lấy cắp đem bán cho kẻ vô danh tiểu tốt nào đấy, để lấy tiền hút thuốc phiện. Cuối cùng cũng lăn đùng ra mà chết. Vợ của giám đốc Hoàng chết vì bà không phân biệt được đâu là thuốc sâu thật, đâu là thuốc sâu giả, cũng bởi tại một bài báo của Trang Chi Điệp ca ngợi thuốc sâu của xí nghiệp do chồng bà làm giám đốc, chứ thực ra bà không có ý định tự tử thật. Nồi lẩu được Ngưu Nguyệt Thanh nấu bằng chính con chim bồ câu đưa thư của Trang Chi Điệp mua tặng người tình Đường Uyển Nhi dọn ra thết đãi họ là đỉnh điểm của một cách trả thù vì danh rất thâm thúy và cay độc theo kiểu Trung Quốc nói riêng và phương Đông nói chung, tương tự như mẹ Cám đã đem mắm cô Tấm ra thết đãi Hoàng tử trong truyện Tấm Cám của Việt Nam. Cùng với cái chết của Chung Duy Hiền, bức thư của Uyển Nhi gửi cho Trang Chi Điệp qua con chim bồ câu mà Liễu Nguyệt đọc được, hành động lấy que sắt nung đỏ dí vào âm hộ Đường Uyển Nhi của người chồng cũ ở Đồng Quan... thì nồi lẩu cũng là một trong những chi tiết đắt nhất của Phế đô. Bởi vì những cái đó chỉ có ở Trung Quốc và một số nước phương Đông người ta mới làm như vậy. Liễu Nguyệt, Uyển Nhi, A Xán nhảy vào các cuộc tình, hiến mình cho Trang Chi Điệp, đến nỗi cuối cùng A Xán thì trốn chạy, Liễu Nguyệt thì làm vợ của một anh thọt, còn Uyển Nhi bị người chồng cũ trói lại bắt về Đồng Quan đánh cho nát người và bị ngược đãi về tình dục.. ., xét cho cùng cũng đều vì cái danh. Và chính Trang Chi Điệp, kẻ có danh nhất ở thành phố Tây Kinh này kết thúc đời mình bằng cái chết ở nhà ga cũng chỉ vì cái danh của tôi lớn đến mức nó đã ăn thịt hết tất thảy mọi người ở thành phố này và cuối cùng nó quay ra ăn thịt chính bản thân người mang nó, như chính Trang Chi Điệp đã từng thú nhận như vậy ở cuối sách. Tất cả những chi tiết đó là biểu hiện của một kết cục tất yếu tấn bi kịch của tầng lớp trí thức Trung Quốc đương đại. Đó cũng chính là ý nghĩa xã hội rộng lớn và sâu sắc mà Phế đô đã đạt được.

Cái mới của Phế đô là một bộ tiểu thuyết không bố cục theo chương hồi, không có tuyến nhân vật phản diện, cũng không có những trang anh hùng hảo hán như tiểu thuyết truyền thống của Trung Quốc, mà tất cả đều là quân ta, với những quan hệ và diến biến của đời sống tâm lý cá nhân tinh tế và phức tạp. Mặt khác khi miêu tả đến những đoạn về quan hệ tình dục, tác giả chỉ đưa ra những chi tiết có tính chất khơi mào tạo đà cho trí tưởng tượng bay bổng của công chúng bạn đọc mà không sa đà quá mức vào việc miêu tả tỉ mỉ những hoạt động ấy. Việc tự tay tác giả cắt đi và đánh những dấu sao để giữ giới hạn cần thiết đối với những ai kỳ thị bảo thủ, thích soi mói vào những điều mà trình độ dân trí của người Trung Quốc cũng như một số nước khác chưa thể chấp nhận được là việc làm cần thiết, vừa tránh được búa rìu dư luận, lại vừa có thêm cơ hội để tác phẩm có thể hòa nhập sâu rộng hơn đối với đông đảo công chúng. Đấy chính là một biệt tài của Giả Bình Ao. Có lẽ vì thế mà nhiều người đã so sánh và định giá Phế đô ngang hàng với Hồng Lâu Mộng và Kim Bình Mai, là Hồng Lâu Mộng và Kim Bình Mai hiện đại. Còn trong lĩnh vực miêu tả và khắc họa về trí thức thì Phế đô là tác phẩm hay sau cuốn Vây thành?Một thành công nữa của Phế đô là các sự kiện và nhân vật luôn xâu chuỗi và gắn quện với nhau thành một khối thống nhất và hết sức chặt chẽ, tạo nên sự cuốn hút đối với người đọc. Mỗi nhân vật, tính cách đều có số phận rất riêng không ai giống ai. Đằng sau những câu chuyện của mấy ông trí thức nhà văn, Giả Bình Ao đã đặt ra và lý giải rất thấu đáo và tài tình một vấn đề thật sự nghiêm túc không chỉ về khía cạnh lối sống cá nhân của giới trí thức Trung Quốc đương đại, mà còn cả về khía cạnh nhân sinh và xã hội. Đó là vấn đề thành danh và thành công. Không phải bất cứ ai, ở đâu và lúc nào người ta thành danh là đã thành công và trong thực tế cuộc sống nhiều khi lại hoàn toàn trái ngược. Kẻ nào đùa giỡn với cái danh của mình hoặc là dùng cái danh để mưu lợi một cách quá đáng thì trước sau ắt phải trả giá là lẽ đương nhiên. Nhưng những kẻ cố tình lợi dụng danh tiếng hoặc mạo danh người khác cũng không thể nào trốn khỏi sự trừng phạt của số phận. Và quan trọng hơn là nhiều khi vì cái danh mà người ta có thể đánh mất mình và làm đảo lộn cả một trật tự xã hội vốn rất nền nếp và quy củ như Trung Quốc.

Với một bút pháp giản dị đến lạnh lùng, nhưng rất tinh tế, Giả Bình Ao đã đem đến cho chúng ta những trận cười đầy nước mắt, cùng những suy ngẫm về thế thái nhân tình. Nhưng phía sau đó là một quá trình lao động nghệ thuật bền bỉ, công phu và thật sự nghiêm túc của Giả Bình Ao. Tất cả những điều vừa trình bày trên đây đã làm nên những nguyên nhân chính khiến cho Phế đô gây được tiếng vang không chỉ ở Trung Quốc mà nhiều nước trên thế giới. Phế đô thật sự là tiếng chuông cảnh báo đối với những ai đang cố tình nhắm mắt chạy theo cái danh mà Giả Bình Ao muốn gửi đến tất cả chúng ta qua tác phẩm của mình.
Xuân Canh Thìn 2000
Đ.N.Y (136/06-00)

Đăng bởi trung21:00

Về Tác Phẩm - Đàn hương hình - Mạc Ngôn

Filled under:


Về Tác Phẩm - Đàn hương hình - Mạc Ngôn
Trong quá trình sáng tác tiểu thuyết này, mỗi khi bạn bè hỏi tôi viết những gì trong đó, tôi ấp úng, cảm thấy khó trả lời. Cho đến khi sửa xong bản thảo nộp Ban Biên tập, như cất được gánh nặng, nghỉ ngơi hai ngày liền, tôi chợt hiểu ra rằng, cái mà tôi viết trong truyện thực ra là âm thanh. Mỗi chương của phần ĐẦU PHỤNG và ĐUÔI BEO đều dùng phương thức nhân vật tự thuật, như TRIỆU GIÁP NÓI NGÔNG, TIỀN ĐINH GIẬN ĐỜI, TÔN BÍNH GIẢNG KỊCH; Phần BỤNG HEO, bề ngoài tưởng như từ một góc độ nào đó nhìn vào mà viết, thực ra là ghi lại phương thức ca vịnh để thuật lại một thời kỳ lịch sử có tính truyền kỳ, suy cho cùng, cũng vẫn là âm thanh. Mà nguyên nhân ban đầu, sớm nhất cho việc cấu tứ, sáng tác bộ tiểu thuyết, cũng là do âm thanh.
Cách đây hai mươi năm, khi tôi mới bước vào con đường sáng tác, có hai loại âm thanh luôn xuất hiện bất chợt trường ý thức tôi. Chúng như hai con hồ ly tinh đẹp mê hồn bám riết tôi, khiến tôi rạo rực không yên.
Loại âm thanh thứ nhất tiết tấu phân minh, đầy sức mạnh, màu sắc nhiêm chỉnh pha trộn giữa đen và xanh lam, có sức nặng của sắt thép, có băng giá của khí hậu. Đó là tiếng tàu hỏa, tiếng tàu hỏa chạy hàng trăm năm trên con đường sắt Giao – Tế cổ lỗ. Kể từ khi tôi biết nhớ, mỗi khi trời u ám là có thể nghe thấy tiếng còi xe lửa như tiếng bò rống, trầm đục, dài lê thê, trườn vào trong thôn, chui vào các căn buồng, lôi chúng tôi ra khỏi giấc ngủ. Tiếp liền sau đó là tiếng lanh canh như băng vỡ khi xe lửa chạy trên cầu sắt sông Giao. Tiếng còi, tiếng xe lửa chạy trên cầu sắt và bầu trời u ám gắn liền với nhau, gắn liền với tuổi thơ cô đơn và đói rách của tôi. Mỗi khi tôi bị cái âm thanh xình xịch ấy đánh thức trong đêm, truyền thuyết về xe lửa và đường sắt được kể lại từ những cái miệng răng cón tăm tắp hay đã móm, lại sống dậy trong đầu tôi. Chúng xuất hiện dưới hình thức âm thanh rồi mới đến hình ảnh, hình ảnh là bổ sung và chú thích cho âm thanh, hoặc giả là liên tưởng của âm thanh.
Tôi đã nghe thấy, sau đó nhìn thấy trước sau năm 1990, khi ấy ông bà còn đang tuổi bú tí, trên cánh đồng cách thôn xóm chừng hai mươi dặm, kỹ sư đường sắt người Đức vác dụng cụ đo đạc mà nghe nói trên đó gắn rất nhiều gương nhỏ, cùng đám công nhân người Trung Quốc đầu để tóc bím, vai vác cọc bằng gỗ hòe, cắm mốc xây dựng con đường sắt Giao – Tế. Sau đó lại có nhiều lính Đức cắt hết bím tóc của những thanh niên trai tráng Trung Quốc, lót dưới tà vẹt đường sắt. Người đàn ông mà mất bím tóc liền trở thành tàn phế, chẳng khác pho tượng gỗ! Sau đó, lính Đức lại dùng la chở rất nhiều con trai Trung Quốc đến một bí mật ở Thanh Đảo, dùng kéo sửa lưỡi để học tiếng Đức, nhằm đào tạo nhân tài cho việc quản lý đường sắt sau này. Phải khẳng rằng, đó là đồn nhảm, vì rằng sau này tôi có hỏi ông Viện trưởng Viện Goethe của Đức: Trẻ con Trung Quốc học tiếng Đức có cần gọt lưỡi không? Ông ta trả lời nghiêm chỉnh: Cần. Rồi ông cười như nắc nẻ, có ý bảo điều tôi hỏi là hoang đường. Nhưng trong những năm tháng dài đặc, tôi đã rất tin vào những truyền thuyết đó. Chúng tôi gọi những kẻ biết ngoại ngữ là “Những kẻ gọt lưỡi”. Trong đầu tôi, đoàn la chở những trẻ em bị bắt đi học tiếng Đức dài dằng dặc trên con đường sống trâu lầy lội, uốn lượn trên sông Giao. Trên lưng con là thồ hai giỏ, mỗi giỏ một bé trai. Đại đội lính Đức hộ tống đoàn la. Phía sau đoàn la là đội ngũ các bà mẹ nước mắt giàn giụa, tiếng khóc bi thảm vang động cả một vùng. Nghe nói người anh em họ xa của tôi là một trong những đứa trẻ bị bắt đi Thanh Đảo học tiếng Đức, sau này trở thành Kế toán trưởng Đường sắt Giao – Tế, lương năm là ba vạn đồng tiền ngoại. Ngay anh chàng Trương Tiểu Lục chỉ là chân sai vặt, cũng xây được ở quê một ngôi nhà kiểu đại gia! Trong đầu tôi còn nghe thấy âm thanh, còn nhìn thấy hình ảnh sau: Một con rồng to lớn tiềm ẩn trong lòng đất đang rên rỉ vì đường sắt đè trên lưng. Nó cố gồng mình lên, đường sắt chỗ ấy bị uốn cong, rồi đoàn tàu bị lật. Nếu người Đức vùng Đông Bắc Cao Mật quê tôi sẽ trở thành kinh đô, rồng vặn mình tất nhiên là lật tàu, nhưng long mạch cũng đứt, phong thủy của cả vùng bị hủy hoại. Tôi còn nghe Thanh Thủy truyền thuyết như sau: Đường sắt vừa thông xe, mấy vị hảo hán vùng Đông Bắc Cao Mật cho rằng xe lửa thì cũng là một động vật to đùng, chắc cũng ăn rau cỏ như ngựa. Thế là các vị nảy ra sáng kiến, rải rơm và đậu đen thành một con đường rẽ, định dụ xe lửa xuống đầm cho chết đuối! Kết quả là xe lửa không mắc mưu các vị. Về sau, từ miệng một nhân vật làm công việc đốt lò trên xe lửa, các vị mới biết mình mất oan bao nhiêu là rơm rạ và đậu đen! Nhưng vừa chấm dứt chuyện hoang đường này thì lại phát sinh chuyện hoang đường khác: Anh thợ lò nói trên bảo các vị rằng, nồi súp de trên tàu được đúc bằng vàng khối nguyên chất, nếu không thì sao chịu nổi lửa rừng rực quanh năm? Các vị tin sái cổ, vì ai cũng biết câu tục ngữ: “Vàng thật không sợ lửa”. Để bù đắp số rơm rạ, đậu đen lãng phí lần trước, các vị gỡ bỏ một thanh ray, thế là đầu tàu bị lật. Khi vác đồ nghề chui vào nồi súp de, các vị mới ngả ngữa: Một nửa lạng vàng cũng không có!…
Tuy cái thôn nhỏ của tôi chỉ cách đường sắt Giao – Tế hai mươi dặm đường chim bay, nhưng mãi năm tôi mười sáu tuổi, một đêm cùng các bạn, lần đầu tiên tôi tiếp cận đường sắt, khiếp đảm nhìn đoàn tàu lướt qua, gào thét như một con quái vật! Con mắt ở đầu tàu sáng rợn người, tiếng ầm ầm để lại một ấn tượng khủng khiếp trong tôi, nay vẫn không thể quên. Tuy sau này tôi thường xuyên đi tàu hỏa, nhưng tôi thấy tàu hỏa bây giờ khác hoàn toàn con tàu mà tôi trông thấy ở Đông Bắc Cao Mật hồi tuổi thiếu niên, càng không giống con tàu nghe kể lúc tôi ở tuổi nhi đồng. Con tàu ở tuổi nhi đồng là một động vật, có sinh mạng hẳn hoi. Con tàu này sau này là con tàu cơ khí, không có hồn!
Loại âm thanh thứ hai là hí kịch Miêu Xoang, thịnh hành ở vùng Đông Bắc Cao Mật. Loại này hát giọng ai, rất buồn, nhất là vai nữ, hoàn toàn là tiếng than khóc của những người phụ nữ bị áp bức. Ơû vùng Đông Bắc Cao Mật, bất kể già trẻ nam nữ, ai cũng biết hát Miêu Xoang. Làn điệu trầm bổng, ai oán thê lương của Miêu Xoang gần như di truyền, không cần học mà ai cũng nắm vững. Chuyện kể rằng, có một bà già vốn quê vùng Đông Bắc Cao Mật theo con đi làm ăn xa mãi tận Quan Đông, lúc ốm sắp chết, có người bà con quê nhà đem đến một băng nhạc Miêu Xoang. Người con trai mở băng cho mẹ nghe. Khi điệu làn thảm của Miêu Xoang nổi lên, bà mẹ ngồi phắt dậy, mắt long lanh, mặt tươi hớn hở. Nghe hết băng nhạc, bà nằm dài ra, đi luôn.
Hồi nhỏ, tôi thường theo các anh lớn tuổi đuổi theo ma trơi khi đi xem hát ở thôn bên. Đom đóm bay đầy trời, lửa ma trơi và lửa đom đóm lẫn lộn. Từ nơi rất xa vọng lại tiếng thét của con cáo và tiếng gầm của tàu hỏa. Tôi thường xuyên trông thấy những người đàn bà đẹp mặc áo đỏ hoặc áo trắng ngồi khóc bên đường, tiếng khóc nỉ non, y như giọng Miêu Xoang. Chúng tôi biết họ biến từ cáo, đừng có trêu vào họ, đành đi vòng đường khác. Nghe hát nhiều nên họ thuộc lời, chỗ nào quên thì tự đặt lời mà hát. Lớn tuổi hơn một chút thì làm chân sai vặt, hoặc sám những vai phụ trong đoàn kịch của thôn, khi đó là diễn kịch cách mạng, vai của tôi không là gián điệp A thì là thổ phỉ B. Sau “Cách mạng văn hóa” có sự nới lỏng đôi chút, ngoài các vở kịch mẫu, cho phép tự biên tự diễn. Vở Miêu Xoang “ĐÀN HƯƠNG HÌNH” ra đời trong hoàn cảnh ấy. Thực ra, thời kỳ cuối Thanh đầu Trung Hoa Dân Quốc, chuyện Tôn Bính chống Đức đã được các nghệ nhân Miêu Xoang đưa lên sâu khấu. một số nghệ nhân già vẫn còn nhớ đôi đoạn. Tôi phát huy sở trường diễn kịch cương của mình, cùng một ông chú bên hàng xóm – Ông này một chữ bẻ làm đôi không biết, nhưng đàn giỏi hát hay, xuất khẩu thành chương – biên soạn vở ĐÀN HƯƠNG HÌNH gồm chín cảnh. Một thầy giáo tiểu học thuộc phái hữu đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Tôi cùng các bạn lần đầu đi xem xe lửa, là đi “thể nghiệm cuộc sống”. Lời thoại của Đàn Hương Hình trong tiểu thuyết là tôi lấy từ kịch bản Đàn Hương Hình sau nhiều lần chủnh lý, sữa chữa có tính chuyên nghiệp.
Sau đó, tôi đi công tác thoát ly, tình cảm với Miêu Xoang lắng xuống vì công việc bộn bề và vì cuộc sống khó khăn. Còn Miêu Xoang, loại kịch nghệ từng giáo hóa tâm linh người dân vùng Đông Bắc Cao Mật thì ngày càng thưa vắng, đoàn kịch chuyên nghiệp thì chỉ còn một, nhưng hoạt động thì quá ít, những thanh niên mới lớn thì không thích. Mùa xuân năm 1986 tôi về thăm nhà, khi bước ra khỏi cửa soát vé, một điệu Miêu Xoang mê hồn cất lên từ một quán cơm nhỏ gần sân ga. Sân ga không một bóng người, làn điệu thê lương của Miêu Xoang quyện với tiếng còi tàu xé tai khiến tôi rạo rực. Tôi cảm thấy, xe lửa và Miêu Xoang, hai loại âm thanh quyện vào tuổi ấu thơ của như những hạt giống gieo trong tâm khảm tôi, sẽ nảy mầm, lớn lên thành cây đại thụ, thành tác phẩm quan trọng của tôi.
Mùa thu năm 1996, tôi viết ĐÀN HƯƠNG HÌNH. Tôi viết khoảng năm vạn chữ xoay quanh truyền thuyết thần kỳ về xe lửa và đường sắt, sau một thời gian xem lại, thấy đậm mùi hiện thực ảo, vậy là phải cân nhắc lại rấy nhiều tình tiết hấp dẫn vì mang hơi hướng ma quái, đành bỏ. Cuối cùng, phải giảm nhẹ âm thanh xe lửa và đường sắt, nổi bật âm thanh Miêu Xoang. Tuy làm vậy là yếu đi tính phong phú của tác phẩm, nhưng bảo tồn khá đậm chất dân gian, tôi sẵn sàng hy sinh để giữ lấy nét thuần túy trong phong cách Trung Quốc.
Miêu Xoang không được sánh vai cùng ca kịch Ý Đại Lợi, múc lê Nga La Tư trong miếu đường nghệ thuật. Cũng vậy, tiểu thuyết này của tôi chưa chắc được những đọc giả yêu thích văn nghệ phương Tây, nhất là những đọc giả khó tính, thưởng thức. Miêu Xoang chỉ diễn ngoài trời cho quần chúng lao khổ xem, cũng vậy, tác phẩm này chỉ được những đọc giả có thái độ thân thiện và gần gũi với văn hóa dân gian, thưởng thức. Có lẽ, tiểu thuyết này nên tìm người có chất giọng khàn đọc to lên cho xung quanh nghe, đây là cách đọc bằng nghe, là cách toàn bộ con người tham dự vào việc đọc. Để thích hợp với cách đọc có tính quảng trường đó, cái lối đọc bằng tai đó, tôi cố ý sử dụng nhiều văn vần, hí kịch hóa các thủ đoạn tự sự, để đạt hiệu quả thông thoáng, khoa trương và giàu hình ảnh. Nghệ thuật vừa kể vừa hát trong dân gian từng là cơ sở của tiểu thuyết.
Ngày nay, khi mà tiểu thuyết từ một loại hình nghệ thuật tầm thường, dần trở thành trang nhã chốn miếu đường, khi mà văn hóa phương Tây áp đảo tính truyền kỳ của văn hóa dân gian, thì ĐÀN HƯƠNG HÌNH xem ra không phải sách thời thượng. ĐÀN HƯƠNG HÌNH là một bước lùi có ý thức của tôi, chỉ tiếc là tôi lùi chưa đúng vào chỗ của nó.
Cuối cùng, tôi rất cảm ơn anh Giả Bình Ao đề tên sách cho tôi, cảm ơn tấm lòng của anh cách đây mười lăm năm, giơ cao tấm biển viết chữ “Mạc Ngôn”, đón tôi ở ga xe lửa Tây An, khiến mọi người chung quanh sợ đến nỗi im như thóc mục.

Đăng bởi trung20:54

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

CÁCH CHỮA ĐỤC NHÂN MẮT CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU THẢO DƯỢC JOHN HEINERMAN

Filled under:

ST


Bệnh đục nhân mắt (cataract) là một bệnh thông thường về mắt. Bệnh đục nhân mắt xuất hiện khi các protein trong thủy tinh thể bắt đầu kết khối với nhau, tạo thành một mảng đục làm giảm thị lực của mắt. Thường thì người trên 60 tuổi bắt đầu có bệnh này. Đục nhân mắt có thể xảy ra ở một mắt hay cả hai mắt. Nó không lây từ mắt này sang mắt kia.

         Ở mắt bình thường, ánh sáng đi ngang qua thủy tinh thể và tập trung ở võng mac. Võng mạc là một mô nhạy cảm ở bên trong mắt. Khi áng sáng đến võng mạc, nó được chuyển thành tín hiệu của dây thần kinh và được gởi đến não bộ. Thủy tinh thể cần được trong để võng mạc thu nhận hình ảnh rõ ràng. Nếu thủy tinh thể đục , thì hình ảnh sẽ bị mờ đi.

         Thủy tinh thể được kết thành bởi nước và protein. Protein được sắp xếp cách chính xác giữ cho thủy tinh thể trong cho phép áng sáng đi xuyên qua. Khi chúng ta gìa, nhiều protein có thể kết tụ lại với nhau và tạo thành màng đục. Theo thời gian đục nhân mắt có thể to thêm che  thủy tinh thể, làm mờ mắt.

Triệu chứng:

         Những triệu chứng thường gặp của bệnh đục nhân mắt là:

     – Hình ảnh bị mờ, vẩn đục hoặc thấy hai hình ảnh.

     – Màu sắc tới mắt bị mờ.

     – Mẫn cảm khi nhìn ánh sáng chói hoặc có hiệu ứng quầng sáng quanh ánh sáng.

     – Thường xuyên phải thay đổi mắt kính hoặc dùng các thuốc điều trị thuỷ tinh thể.

         Nếu bệnh trở nên nặng, không thể đọc sách hay lái xe được, thì cần đến giải phẫu. Giải phẫu gồm việc lấy vùng thủy tinh thể bị đục ra và thay vào bằng thủy tinh thể nhân tạo.

Cách chữa đục nhân mắt của nhà nghiên cứu thảo dược John Heinerman:

         Một phương pháp điều trị khác cho bệnh đục nhân mắt là dùng nước dừa tươi. Vài năm trước, một bệnh nhân của tôi nói với tôi về cách điều trị trong một quyển sách của John Heinerman, nhà nghiên cứu dược thảo. Trong sách ông chỉ dẫn bệnh nhân nằm xuống và nhỏ vài giọt nước dừa tươi vào mắt, rồi lấy khăn rửa mặt vắt nước nóng đắp trên mắt khoảng 10 phút.

        Theo Heinerman thì ngay cả khi làm chỉ một lần cũng đủ thấy kết quả. Bệnh nhân của tôi (bác sĩ Bruce Fife) bị đục nhân mắt, cô thử trên chính cô và báo cáo rằng cô được khỏi. Từ đó tôi nói đến việc chữa bệnh đục nhân mắt cho những người khác và họ cũng kể lại các kết quả khả quan.

         Nếu sau một lần mà không khỏi, thì cần làm thêm vài lần nữa cho đến khi đạt kết quả.

Chứng từ:

         Mới đây xảy ra một biến cố bất ngờ rất thú vị làm thấy rõ nước dừa có khả năng trong việc chữa bệnh đục nhân mắt. Tôi để Marjie kể lại câu chuyện của cô.

         “Chúng tôi khám phá ra điều này qua một rủi ro bất ngờ trong một chuyến đi du lịch bằng tàu lớn (cruise ship) .

         Nhiều người trong chúng tôi lên một hòn đảo du ngoạn và muốn tách rời đoàn đi chơi riêng. Chúng tôi thuê bao một chiếc xe bus và tài xế chở chúng tôi qua phía bên kia hòn đảo ( chỉ 10 người trong một xe bus lớn). Trong đoàn có một cặp vợ chồng đi du lịch để thưởng ngoạn trước cuộc giải phẫu đục nhân mắt của bà, sau này chúng tôi mới biết điều này.

          Nơi đây bãi biển thật đẹp với những trái dừa nằm lăn lóc trên mặt đất khắp nơi. Chúng tôi thấy khát, khát khô cổ họng, nhưng không có nước uống. Quyết định bổ dừa uống nước  cho đã khát, chúng tôi đi tìm người địa phương có con dao rựa và qua ngôn ngữ bằng tay thuyết phục anh chặt dừa.

          Nước dừa bắn tóe vào một mắt của bà bị đục nhân mắt, làm mắt bà bị xót một chút. Tất cả chúng tôi cùng lục mọi thứ mang theo để tìm cái gì có thể làm dịu con mắt “bị thương” của bà. Chỉ có cái khăn ẩm xem ra đáp ứng được. Người chồng lau mắt cho vợ và đặt luôn cái khăn trên mắt để che. Chừng 10 phút sau, bà nói muốn trở về tàu lại. Thế là chúng tôi ra về.

         Sáng hôm sau lúc ăn điểm tâm bà nói rằng mắt bà đã khá hơn và bà thấy rất rõ. Chúng tôi xem xét mắt bà và không nhìn thấy dấu hiệu nào của đục nhân mắt nữa. Lúc ấy bà ước phải chi nước dừa bắn cả vào hai mắt thì hay biết mấy. Ước muốn này làm chúng tôi nảy ra ý định “tóe” nước dừa vào mắt bên kia. Chúng tôi sẽ thực hành ngay khi tàu cập bờ một hòn đảo khác.

          Lần này chúng tôi có chuẩn bị. Chúng tôi vào chợ mua một trái dừa, chặt dừa, lọc nước dừa vào một ly nhựa qua khăn mặt, nhỏ nước dừa vào cả hai mắt của bà, rồi đặt khăn mặt ấm lên , đợi 10 phút, và phần cuối câu chuyện làm nên lịch sử. Bà về nhà đi bác sĩ – không còn đục nhân mắt  và không cần phải giải phẫu nữa.”

Nước dừa là nước rửa mắt lý tưởng:

         Cái gì ở trong nước dừa có tác động đến bệnh đục nhân mắt? Nước dừa có chất chống oxy hóa như magnesium, potassium, nhiều chất khoáng và enzymes khác không làm biến tính hoặc là làm tan đi lớp protein của thủy tinh thể , cho phép protein sắp xếp chính xác và trở nên trong trở lại.

         Nước dừa có khả năng là nước rửa mắt lý tưởng. Nếu nó có thể chữa một hư hỏng gây ra do đục nhân mắt, nó có thể có nhiều hiệu quả hữu ích khác cho sức khỏe của mắt nữa. Dùng nước dừa đều đặn có thể là một cách rất tốt để phòng ngừa bệnh đục nhân mắt, bệnh tăng nhãn áp, và có thể những bệnh về mắt khác.
Chia sẻ kinh nghiệm
1/ Vũ kim Châu (Oklahoma): Em bắt đầu bị cận thị từ hồi đi học trung học nhưng không đeo kiếng, mãi cho đến khi em qua Mỹ thì mắt em bắt đầu thấy mờ hơn. Đi đo mắt em mới biết mắt phải  bị cận 1,25 độ, mắt trái  1,00 độ. Tuy vậy em vẫn không đeo kiếng cận cho đến sau khi sinh con thì mắt em càng nhòa hơn, không nhìn thấy rõ. Nước mắt cứ chảy liên tục, nhìn mọi vật đều mờ lắm, nhìn một vật gì đó đều trở thành hai bóng rất khó chịu.
         Cho đến khi em nghe nói nước dừa có thể làm cho mắt sáng hơn, em muốn thử xem sao. Em ra chợ mua mấy trái dừa tươi về, bổ ra và chọn trái nào có nước trong suốt nhất, em nhỏ vài giọt vào cả hai mắt. Khi nhỏ vào nó hơi cay mắt một chút nhưng sau đó đắp khăn ấm lên cả hai mắt thì thấy rất dễ chịu. Nằm yên như vậy 5-10 phút, lấy khăn ra thì thấy sau đó không còn chảy nước mắt nữa. Hôm sau em làm thêm một lần nữa thì mắt bắt đầu thấy rõ hơn và không còn nhìn thấy hai bóng. Về sau thỉnh thoảng em mua được trái dừa nào có nước trong suốt thì em đều nhỏ vào mắt hết. Làm được vài lần, đi đo mắt lại thì kết qủa thật bất ngờ, mỗi bên mắt đều giảm 0,25 độ. Mắt phải hiện giờ 1,00 độ, mắt trái 0,75 độ.
         Em rất mong chia sẻ điều này với mọi người, với những ai bị tình trạng mắt mờ giống em.
         Email: kitty_nc2711@yahoo.com
        20 / 7 / 2012
2/ Mai đức Dũng (Hố Nai): Tôi đã chỉ cho nhiều người ở VN rửa mắt bằng nước dừa, từ bệnh đau mắt đỏ, nhức mắt, mỏi mắt… đều có kết quả tốt bằng cách lấy nước dừa tươi từ trái cho vào ly, chớp mỗi bên mắt vào nước dừa cả phút, thực hành một vài lần đã được nhiều kết qủa tốt đẹp. Thêm nữa, có bệnh nhân nữ kia vô ý để hóa chất bắn vào mắt, đi khám bác sĩ và uống thuốc, nhỏ thuốc tây vào mắt cả tuần lễ, nhưng mắt vẫn đỏ, sưng và nhức; tôi cũng chỉ cách thức ngâm chớp mắt nhiều lần trong ngày với nước dừa. Thật lạ lùng, chỉ sau 3 ngày áp dụng, chị gọi điện đến cảm ơn và cho biết mắt đã hoàn toàn bình thường trở lại.

        Email: maiducdung.hnai@gmail.com

           20 / 7 / 2012

3/ Kim Tuyến (Oklahoma): Tôi đã thử nghiệm lần đầu ba năm trước, tuy rằng ở Mỹ không mua được trái dừa thật tươi như ở VN, vẫn đạt hiệu qủa. Lúc đó tôi bị chảy nước mắt thường xuyên, mắt mờ hẳn đi, khó làm việc, nghĩ phải thay kính.  Chợt nhớ tới bài nước dừa chữa đục nhân mắt của bác sĩ Bruce Fife, tôi thực hành ngay. Sau khi nhỏ nước dừa  cả chục giọt và đắp khăn ấm lên hai mắt 10 phút, hết chảy nước mắt, mắt sáng hơn, và không phải thay kính. Thật là tuyệt vời. Kết qủa kéo dài được hơn 6 tháng. Khi nào thấy mắt có vẻ kém đi, tôi lại rửa mắt bằng nước dừa tươi.

      Khi học về Công thức Mắt sáng (#25 Herbal Eyebright) của Dr. John R. Christopher, tôi đã mua 5 loại dược thảo theo công thức về ngâm rượu, làm theo chỉ dẫn vừa nhỏ mắt, vừa uống, chỉ trong 2 tuần đã giảm độ mắt đeo kính đọc sách từ 2,75 độ xuống còn 2 độ và đọc sách làm việc trên computer suốt mà không bị mỏi mắt. Một soeur ở California bị cườm nước (glaucoma), phải nhỏ thuốc hàng ngày không khỏi, có thể cần giải phẫu mắt, uống công thức Mắt Sáng trong 2 tháng đi bác sĩ khám lại, bác sĩ rất ngạc nhiên vì mắt đã tiến tiển nhiều không cần phải nhỏ thuốc bác sĩ cho nữa. Mắt từ màu vàng nay đã sáng đẹp khác hẳn trước. Thật tuyệt vời.♥

        Email: kimtuyen321@yahoo.com
        20 / 7 / 2012

Đăng bởi trung02:51