Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Cách ngâm trưng gà chọi đầy kích thích dành cho phái mạnh

Filled under:

Giới Thiệu
Với nhan mục của bài viết: “Cách ngâm trưng gà chọi đầy kích thích dành cho phái mạnh” chính vì thế mình sẽ đi sâu vào cách ngâm cũng như công dụng thần kỳ của nó, có công dụng chẳng kém thậm trí mạnh hơn cả rượu ba kích là bao? Thậm chí còn mạnh hơn nhiều lần bằng chính thực nghiệm của Bản thân sau khi thưởng thức món rượu ngâm trứng gà chọi.
Ở đây, Bạn có thể chọn trứng gà mái tơ ở quê để ngâm với rượu cũng tốt nhưng nó không mạnh hơn được khi so sánh với Trứng Gà Chọi. Điều này mình cũng không hiểu tại sao? Có lẽ cũng cần phải để thời gian kiểm nghiệm, Nếu Bạn có nguồn kinh tế dư dả thì không có lý gì lại không ngâm rượu trứng gà chọi cả. Còn ngược lại nếu Bạn chỉ mong muốn thưởng thức công dụng tăng cường sinh lực của rượu ngâm trứng thì có thể thử qua cách ngâm rượu trứng gà thông thường cũng được nhưng nhất thiết phải có nguồn nguyên vật liệu chất lượng trước đã.
Chuẩn bị nguyên vật liệu để ngâm rượu trứng gà tốt nhất.
1. Một chum sành đưng rượu, theo bài viết cách chọn chum sành ngâm rượu mà mình có hướng dẫn khá chi tiết. Ở đây, Bạn lên chọn loại chum 30 lít.
2. 25-30 lít Rượu Nếp chất lượng, có nồng độ phù hợp từ 42-47 độ, Bạn lên hỏi trực tiếp người bán rượu nếp dùng để ngâm trứng gà chọi trong thời gian bao lâu, nếu Bạn ngâm trên 1 năm thì lên lấy loại nồng độ từ 45-47 độ, ngược lại nếu Bạn chỉ ngâm rượu trứng gà trong thời gian 4-6 tháng thì lên lấy loại nồng độ thấp hơn một chút nhưng tuyệt đối không được thấp hơn 42 độ rượu.
3. 30-40 chục quả trứng gà chọi hoặc trứng gà mái tơ thông thường, cứ theo tỷ lệ mà Bạn có thể giảm lượng trứng cũng như lượng rượu nhé. Bên dưới mình sẽ đưa ra tỷ lệ phù hợp nhất cho mọi người.
4. 3-4kg gạo nếp đen, loại gạo hạt đen có giá trên thị trường cớ 35.000VNĐ/1kg đã trải qua quá trình lên men ẩm kéo dài 2-3 ngày.
5. 1 mảnh áo mưa, 1 ống hút nước dài 1-1,5 mét và một cái xăm xe máy đã cắt nhỏ thành đoạn dài có bề ngang 1cm (3 chun dài) và một cái chậu cớ nhỏ để bịt lấy nắp chum khi hạ thổ.
Cách ngâm rượu trứng gà chọi hoặc trứng gà mái thông thường.
Đầu tiên, Vẫn như mọi cách ngâm rượu khác Bạn cần làm sạch nguồn nguyên vật liệu như sau:
Chum sành rửa sạch để ráo nước, đổ vào trong chum tầm 250ml rượu nếp trắng lắc qua lắc lại rồi bịt kịt lại để đó trong vòng 2-3 tiếng nhằm mục đích rửa sạch những cặn bã còn sót lại và mùi lạ.
Thời gian chờ đợi Bạn có thể rửa sạch 30-40 chục quả trứng, không cần phải dùng lỗ châm kim 2 đầu làm gì cho mất công. Khi uống lại có nhiều mùi lạ không phải ai cũng uống được. Để ráo nước.
Bước thứ 2, Bạn lấy lượng cơm gạo nếp lên men ẩm đã làm ở bên trên trải mỏng cỡ 2-4cm xuống đáy chum nếu nhiều cơm có thể đặt dư lên cũng không sao phụ thuộc vào mục đích của Bạn uống ngọt hay đậm.
Bước thứ 3, cho tất cả số trứng gà Bạn có được vô chum tức là bên trên lượng cơm rượu nếp rồi lại dải thêm 1 lớp cơm rượu nếp nữa là ổn.
Bước thứ 4, dùng ống ti ô (ống nhựa dài 1 đến 1,5m) một đầu cho vào can rượu một đầu Bạn hút rượu cho chảy vào thành chum – lưu ý: Rượu cũng như nước chảy từ trên cao xuống, Bạn lên đặt can rượu cao hơn so với chum sành. Ở đậy, Bạn cũng có thể đổ nhẹ nhàng lượng rượu lên đừng cầm nguyên can đổ trực tiếp vào chum nhé.
Bước thứ 5, dùng áo mưa đã chuẩn bị ở bên trên bịt kín lại và dùng 3 cái chun quấn ngang thật chặt.
Bước 6, đậy nắp lại và hạ thổ nếu Bạn thích hoặc có thể để vào nơi nào có tính âm, ẩm tránh ánh sáng.
Thời gian sài rượu ngâm trứng gà tốt nhất. trên một năm.
Ngay sau khi Bạn dùng ông ti ô hút hết lượng rượu kể trên sang một chum khác hoặc bình đựng rượu khác. Bạn liền chuẩn bị thêm 25-30 lít rượu tiếp theo lại ngâm trở lại. thời gian lần 2 có thể ngắn hơn từ 6-9 tháng. Tốt hơn cả vẫn lên để 1 năm. Cái này giống cách pha trà nhỉ? Nhưng rượu ngâm trứng gà nó khoái hơn trà lần 2 vẫn còn nguyên giá trị tới 65-80% lượng rượu ban đầu Bạn đã thu được.
Công dụng của Rượu Ngâm trứng gà chọi đối với Đàn ông.
Ngay ở đầu bài viết mình cũng có nói tới công dụng khá mạnh của nó, Đấy là mình mới chỉ thưởng thức bình rượu ngâm trứng gà 9 tháng tuổi thôi đấy nhé. Nó cũng không khác công dụng rượu ba kích là mấy, khi các Anh uống vào chỉ 1-3 chén thôi thì đủ biết nó ra sao? Cảm giác rạo rực khó tả vô cùng. Thậm trí dù đã cố gắng đi ngủ 1 giấc thật dài nó vẫn còn tác dụng. thật là khủng khiếp quá phải không? Chính vì thế, các Anh lên hạn chế món này dùng ít thôi không lại khổ chị em nhé.
Cảm quan khi xài Rượu Ngâm trứng gà mái tơ thông thường.
Mình thì mới chỉ xài tới món rượu ngâm trứng gà thông thường và chưa thể tìm mua được trứng gà chọi lên cũng không mạnh dạn nhưng được các bác các cô dục viết lên cũng ngậm ngùi review tới mọi người. 
Món này ,nếu ngâm thông thường không dùng kim chọc thủng 2 đầu uống khá dễ chịu, dịu êm vừa ngọt và say lim rim lúc nào không biết. Đó là hôm mình đi xa về, và được thưởng thức liền lên tửu lượng hơi kém còn các Anh có thể uống nhiều hơn chỉ bổ không có hại. 
Còn đối với Chị Em phụ nữ thì lên ăn trứng giúp da dẻ khá mượt, tóc cũng đẹp lên. Ăn nhiều dễ béo lắm đó nha. Lưu ý, nếu Ăn cả quả thì chỉ lên ngâm trong vòng 100 ngày thôi nhé, khi đó trứng gà đã chín tới nhờ nồng độ rượu, không phải lo lắng gì hết trơn.
Khi dùng kim chọc thủng 2 đầu quả trứng thì mùi vị khá ngái, khó uống ở chén đầu về sau sẽ ngon hơn. Bình rượu ngâm trứng gà đó mới đạt tới 6 tháng lên vẫn chưa đạt tới độ bão hoà giữa rượu, cơm rượu đã lên men mọng nước và trứng gà chất lượng. Đương nhiên khi đã ngâm 1 năm thì cơm rượu nếp đã nát vụn còn lượng trứng gà đó có thể lượm trọi nhau chảy máu đấy. – Quá cứng, cứng quá.
Đó, bên trên mình cũng đã sơ lược khá chi tiết cách ngâm rượu trứng gà chọi hay trứng gà mái tơ thông thường dành cho mọi người. Cuối cùng, chẳng còn từ ngữ nào có thể diễn tả tốt hơn cụm từ:
Cứng quá, Quá Cứng - mà Rượu ngâm trưng gà mang lại cho Cánh mày râu chúng mình.
Tuyệt với phải không mọi người, gia đình hạnh phúc vui càng vui.

Đăng bởi trung22:15

Cây Nhàu

Filled under:

GIỚI THIỆU
Cây Nhàu có tên khoa học Morinda citrifolia, thuộc họ cà phê. Ở nước ta, Nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông, suối, ao hồ hoặc mương rạch khắp các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung.
Cây nhàu cao chừng 4 – 7m, thân nhẵn, có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả hình trứng có da sần sùi, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu mỡ gà, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Bộ phận dùng làm thuốc gồm: Quả, rễ, lá, hạt cây nhàu. Rễ Nhàu bào ra có màu vàng sậm như màu nghệ, cây nhàu bào ra có màu vàng lợt hơn.
Có 150 chất được tìm thấy trong quả nhàu, trong đó có: Sắt, Canxi, Kẽm, Đồng, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin B1,Vitamin B6, Vitamin B12, Axít Folic, Magie, Phốt pho và nhiều khoáng chất… Ngoài những chất này, quả nhàu đặc biệt có chứa hợp chất prexonine. Hợp chất này khi kết hợp với enzym prexoronase (có trong dạ dày) sẽ tạo thành chất xeronine. Khi protein kết hợp với xeronine tạo thành những khối có khả năng sản xuất năng lượng và giúp những tế bào khỏe mạnh phát triển hoàn hảo
Theo đông y, quả nhàu có tác dụng nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thũng, đau gân, đái đường, chữa lỵ, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm; rễ nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh, giảm đau nhức, hạ huyết áp, nhuận tràng và lợi tiểu; lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt (giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non hoặc sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ); vỏ cây nhàu dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, quả Nhàu có chứa prosertonin nhiều gấp 40 lần so với quả Dứa. Khi chất này kết hợp với một enzym nội bào sinh ra xeronin có khả năng giúp tế bào tự sửa chữa và tái tạo.
Giáo sư Caujolle – Giám đốc Trung tâm khảo cứu Quốc gia Pháp về độc tính của các chất, Giáo sư Youngken thuộc trường địa học Dược khoa Massachusette và Giáo sư Ikeda thuộc trung tâm nghiên cứu vệ sinh Quốc gia Nhật Bản… đã thí nghiệm trên vật nuôi và nhận thấy tinh chất rễ Nhàu (Extrait des raciness de Morinda Citrifolia) có tác dụng nhuận trường nhẹ và lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp kéo dài, ít gây độc và không gây nghiện.
Sách “Gia y trị nghiệm” của lương y Việt Cúc có ghi “rễ Nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp”. Trên thực tế, khi dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ Nhàu có hai tác dụng đáng lưu ý là dưỡng tâm an thần và thông kinh hoạt huyết.
Những người thường hay căng thẳng tâm lý, dễ bực bội, cáu gắt, khó ngủ, khi dùng rễ Nhàu có thể cảm thấy tinh thần được êm dịu, thư giãn dễ ngủ. Ngược lại, một số bệnh nhân bình thường hay lo sợ vu vơ, buồn bực, than vãn thì sắc rễ Nhàu uống, có thể làm cho họ cảm thấy tươi tỉnh lạc quan hơn. 
Tác dụng tự điều chỉnh giữa hưng phấn và ức chế, giữa thần kinh giao cảm và đối giao cảm cũng đã được nhóm nghiên cứu của bác sĩ Đặng Văn Hồ ghi nhận: "Dựa theo sự quan sát trực tiếp trên người bệnh, chúng tôi nhận thấy thuốc ấy (nước sắc rễ Nhàu) tạo nên một sự thoải mái rất đặc biệt, niềm vui, sự lạc quan, sự minh mẫn trong suy luận và cải thiện tính tình người bệnh. Tính chất điều hòa thần kinh còn thể hiện ở hiệu quả của việc điều hòa huyết áp, thuốc sẽ làm hạ huyết áp ở những người huyết áp cao hoặc nâng huyết áp ở những người huyết áp thấp. Trong một số trường hợp sức khỏe kém vì huyết áp thường xuyên quá thấp, chúng tôi cũng cho bệnh nhân dùng thuốc rễ Nhàu và chỉ thuốc ấy thôi đã gia tăng huyết áp của họ lên 2 hoặc 3 chỉ số".
Các dẫn chất anthraquinon ( damnacathal, nordamnacathal…) là một trong những hoạt chất chính của cây Nhàu, có tỷ lệ cao trong rễ nhàu. Năm 1994, TS. Phạm Huy Quyết nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch chiết toàn phần rễ cây Nhàu có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, an thần.
Ngoài tác dụng ổn định huyết áp qua cơ chế thần kinh, tác dụng thông kinh hoạt huyết cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cải thiện tuần hoàn huyết mạch nên rễ Nhàu vẫn đang là vị thuốc Nam thông dụng, được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa trị các chứng cao huyết áp do bất kỳ nguyên nhân nào.
TÁC DỤNG CỦA CÂY NHÀU
* Loại bỏ độc tố: Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại những gốc tự do.
* Giảm đau: Chữa những cơn đau trong cơ thể như đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu. 
- Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu: Rễ nhàu 24g, hạt muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm) 8g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
- Chữa đau lưng, nhức mỏi, tê bại: Rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng (chừng 1/2 kg), ngâm với 2 lít rượu 450 trong vòng nửa tháng, trước bữa ăn uống một ly nhỏ.
* Hỗ trợ hệ miễn dịch: Kích thích việc sản xuất những tế bào T - tế bào đóng vai trò chủ chốt trong việc chống lại bệnh tật. Giúp đai thực bào và tế bào bạch huyết họat động mạnh. Có thể tấn công nhiều loại vi khuẩn, kiềm chế khả năng tiền ung thư và sự phát triển của khối ung thư bằng cách cho phép những tế bào khác thường hoạt động bình thường trở lại. 
* Chống viêm: Có tác dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay. Giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Hiệu quả trong việc chữa trị vết loét, ngừa phát ban.
- Chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay: Quả nhàu già xắt lát mỏng 200g, ngâm với 2 lít rượu. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
- Chữa đau nhức do phong thấp: Rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, củ Khúc khắc (Thổ phục linh) 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. * Chữa bệnh: Nhiều tài liệu khoa học đã cho thấy hữu ích của quả nhàu đối với dạ dày (bệnh tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn, viêm ruột kết, loét dạ dày), cơ quan sinh dục (những vần đề về kinh nguyệt, nhiễm nấm men), gan và lá lách (bệnh đái đường, tuyến tụy), hệ hô hấp (hen suyễn, viêm xoang, bệnh khí thủng), hệ thống nội tiết (bệnh tuyến giáp và tuyến thượng thân), hệ tim mạch (bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ), hệ thần kinh (stress, suy nhược cơ thể, trí nhớ, năng lượng),…
- Chữa huyết áp cao: Rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 - 40g nấu đậm uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống từ 10 - 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục trên 2 tháng, huyết áp sẽ ổn định.
- Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Lá nhàu tươi 3-5 lá tươi rửa sạch nấu với nửa lít nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
- Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: Rễ nhàu 24g, Thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, Thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày (uống nóng).
- Chữa rối loạn kinh nguyệt ở người cao huyết áp: Quả nhàu 20g, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm dấm sao 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa đau lưng do thận: Rễ nhàu 12g, rau ngót 8g, cối xay 8g, dây gùi 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, tầm gửi cây dâu 8g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày (uống nóng).
- Chữa táo bón ở người cao huyết áp: Ăn quả nhàu với chút muối.
Ngoài cách sắc uống, còn có thể dùng theo các cách sau:
- Uống nước ép từ quả nhàu ngay khi bụng còn đói. Uống từng ngụm nhỏ, giữ trong lưỡi và ở cuống họng - điều này đặc biệt tốt đối với những người bị trầm cảm, stress, bị chấn thương… 
- Dùng nước ép thoa lên da đầu để cải thiện tình trạng của tóc và da đầu. 
- Chà xát quả tươi lên da để chữa bệnh nấm da và những bệnh liên quan đến da hoặc những vết bầm tím hay những vùng da, xương bị đau. Cũng có thể ngâm 1 lượng nhàu tươi giã nhuyễn vào nước ép quả nhàu và nước ấm, tạo thành một miếng đắp và đắp lên vùng da bạn muốn giảm đau. 
- Còn nếu bạn muốn ăn quả Nhàu tươi thì hái quả Nhàu chín cây chấm muối ăn ngay hoặc quả Nhàu già gần chín (mắt quả mở to và chuyển từ màu lục sang trắng hồng), đem vào gấm trong hủ muối cho chín mùi, ăn ngày 1-2 quả. Ăn Nhàu tươi hoặc uống thuốc nhàu thường xuyên rất tốt chứ không có hại gì. Vì nhàu cung cấp cho ta một enzim, giúp cơ thể tiết ra endorphin, một chất được gọi là ma túy nội sinh, giúp ta cảm thấy vui vẻ khoan khoái, giảm đau, chống buồn phiền, giảm căng thẳng thần kinh (stress), nhờ đó giảm huyết áp. Dùng liều cao gấp đôi, có thể giúp các cơn nghiện rượu, nghiện thuốc lá và cả ma túy nếu người nghiện có quyết tâm cao để cai. 
- Nếu không có nhiều thời gian có thể dùng quả khô hoặc chế phẩm trà túi lọc, pha uống như trà bình thường.
- Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe. 
UỐNG BAO NHIÊU THÌ ĐỦ
• Những người khỏe và trẻ tuổi nên uống mỗi ngày khoảng 30ml. 
• Đối với người lớn tuổi hơn, uống 60ml mỗi ngày, buổi sáng và cuối chiều. 
• Nếu bắt đầu chữa bệnh bằng nước ép từ quả nhàu, tháng đầu tiên nên uống khoảng 160ml/ngày. 
• Người bị chấn thương đột ngột hoặc bị giải phẫu nên uống 180-240ml/ngày, sau đó uống đều đặn từ 90-120ml/ngày.
• Những người mắc những bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường nên uống thường xuyên từ 180-240ml/ngày. 
• Đối với những trường hợp bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nên uống từ 480-600ml/ngày chia thành từng phần nhỏ uống theo giờ, nếu khó uống hết lượng này. Bệnh về mắt thì có thể nhỏ từng giọt nhỏ vào mắt.
Trong dân gian thường lấy quả nhàu gần chín rửa sạch, để ráo, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1kg nhàu với 2 lạng đường cát, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng: Bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể...
* Chú ý kiêng uống rượu, trà, cà phê khi dùng nhàu.

Đăng bởi trung22:04

Rượu ngâm Tỏi

Filled under:

Bạn là Ai, Tại sao Bạn cần Rượu Tỏi?
- Nếu Bạn thường xuyên cảm cúm một bát phở bò kết hợp với 3-4 củ tỏi thái móng bỏ ra không khí 15 phút hoặc ngâm với dâm (Bỗng rượu) sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để đánh bay triệu chứng cảm khó chịu.
- Nếu Bạn đang bị ho hay viêm họng chỉ với 15 phút mỗi ngày ngậm miếng tỏi thái mỏng ngâm trong dấm 30 ngày chỉ sau một tuần sẽ thấy công dụng của nó ngay.
- Nếu Bạn mắc phải bệnh tiểu đường hãy thử thêm gia vị: “Tỏi ngâm dấm trong bữa ăn hàng ngày” để test thử xem lượng đường trong máu đã giảm đi sau 1 tháng không nhé.
- Nếu Bạn bị chứng đầy bụng khó tiêu giống mình hay ngâm rượu tỏi ngay hôm nay để kiểm chứng lời mình nói nhé.
- Còn Nếu Bạn là phụ nữ muốn Ông xã nhiệt tình hơn hãy thử nấu bữa cơm Tối với gia vị chủ yếu là Tỏi xem sao? Bạn sẽ kích thích lắm đấy.
Nhưng, đó chưa phải là tất cả. Rượu ngâm tỏi (Rượu Tỏi) đã được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng tới việc điều trị những bệnh liên quan tới thấp khớp, tim mạch (Hở van tim, ngoại tâm thu), huyết áp cao - thấp, Trĩ nội và Trĩ ngoại… Ôi, woa toàn những bệnh khó điều trị. Thần Dược Rượu Tỏi phải được danh xưng vì có quá nhiều công dụng như thế.
Tại Sao Rượu Tỏi lại có công dụng như thế?
Theo các nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế Giới (WTO) thì trong Tỏi có chứa chất Phitoncid  là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn đồng thời với hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành mạch máu giúp cho tuần hoàn máu từ tim được thông suốt rất tốt.
Giờ chúng ta phải chuẩn bị gì để test thử công dụng của Rượu Tỏi:
1 kg tỏi dùng dần.
1 chai thuỷ tinh tuỳ liều lượng Bạn dùng.
Chục lít rượu nếp quê loại chuẩn nồng độ từ 45 độ đến 50 trở lên để phát huy tối đa công dụng của Rượu Tỏi vì nếu nồng độ rượu dưới 42 độ bình rượu tỏi dễ bị ủng, thối.
Tốt nhất là dùng tỏi lý sơn hoặc tỏi có xuất xứ rõ ràng từ Việt Nam củ nhỏ tránh mua phải Tỏi Trung Quốc củ to nhưng hàm lượng Phitoncid rất thấp
Tốt nhất là dùng Rượu Nếp được chưng cất từ gạo nếp nổi tiếng trong khu vực: Hà Nam Ninh cũ và men ta đủ 36 vị thuốc bắc gia truyền chỉ có Tại Kim Sơn, Ninh Bình.
Công thức điều chế Rượu ngâm Tỏi như thế nào và Rượu Tỏi để được bao lâu?
Tỏi Khô (50gam) bóc vỏ (còn tầm 40 gam) thái nát mỏng để ngoài không khí tầm 15 phút, cho vào lọ đã được làm sạch rồi đổ tầm 100ml rượu nếp quê. Sau 10 ngày ngâm Tỏi với Rượu Nếp là có thể sử dụng được.
Thời gian ngâm Rượu Tỏi là 10 ngày. 
Thời gian Rượu Tỏi để được là 20 ngày chính vì thế vào ngày thứ 10 khi dùng Rượu Tỏi Bạn lên ngâm gối đầu tiếp một lọ Rượu Tỏi khác dùng liên tiếp trong cả quá trình.
Note: Lắc nhẹ bình rượu vài lần trong 10 ngày để hoạt tính màu vàng được tiết ra nhanh hơn.
Dùng Rượu Tỏi đúng cách?
Mỗi ngày Bạn sẽ uống rượu tỏi 2 lần ,mỗi lần 1 thìa cà phê ngay sau khi đi ngủ và mỗi khi thức giấc. Bởi vì lượng rượu tỏi là nhỏ sẽ không hề làm ảnh hưởng tới hơi thở cũng như không ảnh hưởng gì tới hệ tiêu hóa của bản thân, Bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không sợ ảnh hưởng tới giao tiếp bởi mùi hương nồng hắc của Tỏi nhé.
Note: Nếu Bạn sử dụng quá liều lượng với mong muốn dùng nhiều thì công dụng gia tăng thì ngay lập tức Bạn sẽ cảm thấy triệu chứng tức thì như: đầy bụng, rỗi loạn hệ tiêu hóa…. Không vội vàng, hãy chậm lại để kiểm chứng bài thuốc ngâm rượu Tỏi xem công dụng của nó có như tin đồn không nhé.
Kinh nghiệm dùng Rượu Tỏi?
Bản thân mình đã thử dùng rượu ngâm tỏi, mật ong ngâm tỏi quả thực đến ngày thứ 4 mới thấy được giá trị của Rượu Tỏi (cái này hơi muộn so với Chị mình). Bằng chứng là trong mỗi trận cầu đỉnh cao mình chơi được luôn 2 hiệp chính (thông thường hết điện ở cuối hiệp 1) mà nhiệp tim không thấy triệu trứng rộn ràng loạn xạ, hơi thở đỡ ngắt quãng hơn không còn quá dồn dập nữa.
Với những gì mình đã Trình bày ở trên, mình mong rằng Chúng ta sẽ có thói quen dùng rượu tỏi như người dân tại Ai Cập nơi có sông Lin thơ mộng, có những Kim Tự Tháp thật khó diễn tả tại sao lại có thể xây dựng được như thế trong thời đại xa xưa. Và, là nơi của những con người đầy mạnh mẽ một sức khỏe phi thường sống tại đất nước đa phần là sa mạc khô cằn. Hãy tạo thói quen tốt, hãy ngâm rượu tỏi để phòng trị bệnh Bạn nhé.





Đăng bởi trung21:47

Rượu ngâm rể cây Ba Kích

Filled under:

Ba kích có tác dụng gì?
Bổ thận, tráng dương, kiện gân cốt, giúp kéo dài việc cương cứng , kéo dài thời gian trong mỗi lần giao hợp ( cố tinh), tăng nội tiết tố Testoteron
Ba kích được sử dụng từ khi nào?
Ba kích hay còn gọi là Cây ruột gà, là loại cây thuốc nam được sử dụng làm thuốc từ rất lâu. Thời xưa chỉ có vua chúa và quan lại mới được sử dụng loại rượu đặc biệt này.
Các danh y thời xưa, thường chế rượu ba kích cùng các vị bổ dương khác để tại rượu anh hùng tửu dâng lên Vua chúa và quan lại.
Có mấy loại ba kích ?
Trong tự nhiên ba kích có hai loại ba kích đó là Ba kích tím và Ba kích trắng.
Ba kích tím và ba kích trắng nhìn bề ngoài không khác nhau là mấy, chỉ khác ba kích tím màu vỏ củ ba kích có màu vàng sậm, còn ba kích trắng có màu vàng nhạt. hiện nay Sâm Ba kích trên thị trường chủ yếu có 2 loại chính
1. Ba kích Tươi
Ưu điểm:
Chất lượng tốt, không có chất bảo quản, do vừa thu hái
Mùi vị: Hấp dẫn, các chất hầu như nguyên vẹn
Có thể chế biến tùy theo sỏ thích của chủ nhân
Rất sạch. Đặc biệt là mới được khai thác nên rất tươi, ngon.
Nhược điểm
Vận chuyển khó khăn, đặc biệt khi gửi đi xa
Không bảo quản được lâu, muốn bảo quản ba kích tươi được lâu, phải để trong ngăn mát tủ lạnh.
Chưa được rút lõi.
2. Ba kích khô
Ưu điểm:
Dễ vận chuyển và bảo quản
Đã được rút lõi, tiện sử dụng.
Nhược điểm:
Có thể sẽ bị tẩm hóa chất bảo quản
Có thể là hàng Trung Quốc ( Nguy cơ rất cao, khoảng 80%)
Không sạch bằng Ba kích tươi + Các chất đã mất đi nhiều
Mùi vị không thơm ngon bằng ba kích tươi
Có thể là hàng tồn trong một thời gian dài
Cách phân biệt ba kích tím và ba kích trắng:
Ba kích tím :
Đây là loại được dùng phổ biến từ xưa do rất tốt cho sức khỏe
Không phải ba kích tím là củ có màu tím: Chúng ta nên biết rằng, cái tên ba kích tím và ba kích trắng là do: Khi ngâm với rượu, loại ba kích nào làm màu rượu chuyển thành màu tím thì gọi là ba kích tím.
Ba kích trắng:
Loại này ít dùng, do tác dụng không tốt bằng ba kích tím.
Cách phân biệt: Củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong, không có sắc tím.
Khi ngâm rượu: rượu không chuyển màu tím ( Đặc điểm quan trọng để phân biệt với ba kích tím)
Khi mua Ba  kích Khô cần lưu ý: Phân biệt ba kích trung quốc
Trên thị trường, hầu hết Ba kích khô có nguồn gốc không rõ ràng, hầu hết là xuất xứ Trung quốc, Ba kích khô Trung quốc có hình thức rất bắt mắt, do có công nghệ rút lõi tinh vi. Còn chất lượng các sản phẩm đến từ Trung Quốc thì các bạn biết rồi đó, đặc biệt là các loại đồ uống. Phía trên là hình ba kích khô Trung Quốc do bị hấp nhũn, Sau đó rút lõi nên hình thức rất đẹp, củ tròn xoe, nhưng thật ra đã bị rút sạch chất trong quá trình hấp .Chất đó lại được cô lại thành cao Ba Kích
Cách chọn rượu ngâm Ba Kích đạt tác dụng tốt nhất.
Bạn đọc ở nhiều nơi, nghe nhiều người nói Củ Ba Kích chỉ lên ngâm rượu với nồng độ 40 độ nhưng sự thực hoàn toàn không phải như thế. Rượu Ba Kích do đặc tính chỉ ngâm dùng được một lần nồng độ thích hợp phải từ 45-52 độ rượu, chỉ trong điều kiện rượu đạt nồng độ 45-47 độ Củ Ba Kích mới có thể triết xuất được gần như hoàn toàn tinh chất cũng như mới có thể phát huy hết tác dụng thần kỳ của nó mà lại có thể dùng dài dài tiết kiệm không phải mất tiền không đâu vào những thứ thuốc thần dược quảng cáo tràn lan.
Hãy chọn rượu nếp quê được chưng cất từ gạo nếp và men ta 36 vị thuốc bắc kết hợp với quy trình chưng cất được bảo tồn, Bạn sẽ có bình rượu ngâm Ba Kích chất lượng tuyệt hảo, một người uống hai người vui.
Cách ngâm rượu Ba Kích tươi an toàn 
Rửa sạch Củ Ba Kích để ráo hết hẳn nước.
Rút bỏ lõi Củ Ba Kích chỉ lấy phần thịt. (Vì Lõi Ba Kích gây hiệu ứng kích thích Tim tương đối lớn, biểu hiện nho nhỏ là Tim đập dồn dập cái này mình đã dính qua vì chót uống phải Ba Kích Tím ở nhà người quen lúc hỏi ra thì mới biết).
Cho Thịt Củ Ba Kích vào bình chứa rồi đổ Rượu lên.( Tỷ lệ khuyến cáo cứ: 2kg Ba Kích thì ngâm với 10 lít rượu nếp quê chuẩn 47-52 độ rượu.)
Thời gian ngâm rượu ba kích thông thường rơi vào 60-90 ngày là có thể dùng được, nhưng tốt hơn hết cứ để tầm 180 ngày để sài sẽ tốt hơn, màu sắc Rượu Ba Kích sẽ đậm và óng ánh hơn.
Thường để dùng cho cá nhân thi thoảng uống vài chén cho khỏe là ngâm với tỉ lệ 1kg/2-3 lít rượu(35 – 45°), ngâm từ 3 – 6 tháng. Rượu ba kích có màu tím, có mùi thơm dịu, vị ngọt nhẹ rất dễ sử dụng, tuyệt đối không đau đầu.
Tác dụng trị bịnh cây Ba Kích
1. Ba kích theo Đông y
Theo Đông y: Ba kích vị cay chát ngọt, tính ôn, vào kinh can thận có những tác dụng chính như sau:
Tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp.
Nước sắc ba kích có tác dụng làm hạ huyết áp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng của cơ thể
Rượu ba kích có tác dụng: Tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới, bổ thận tráng dương, kiện gân cốt
Tác dụng kéo dài thời gian quan hệ, trị bệnh xuất tinh sớm
Tác dụng chữa chứng di mộng tinh ở nam giới
2. Đối tượng sử dụng
Người muốn tăng cường năng lực phòng the, kéo dài thời gian yêu (Dùng cho cả nam và nữ)
Người bị liệt dương, suất tinh sớm nên dùng ba kích ngâm rượu.
Người mắc chứng di mộng tinh.
Người bình thường dùng rượu ba kíchh hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức dẻo dai
Người trung niên và người già dùng rượu ba kích giúp kiện gân cốt
Các quán ăn, khách sạn, nhà hàng dùng rượu ba kích sẽ là một loại đồ uống giúp khách hàng có những trải nghiệm khó quên.
Có thể dùng rượu ba kích trong những cuộc vui của cơ quan, gia đình trong mỗi cuộc vui.
3. Kiêng kỵ
Người âm hư hỏa vượng (sốt nhẹ về chiều) táo bón không dùng được, suy gan thận nặng, khó xuất tinh.

Đăng bởi trung20:59

Cách ngâm và Tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu

Filled under:

Cách ngâm và Tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu

Khi nói : “cây đinh lăng ngâm rượu” thì có lẽ không được chuẩn cho lắm, phải cụ thể hơn đó là rễ đinh lăng ngâm rượu, củ đinh lăng ngâm rượu thì sẽ chuẩn xác hơn. Để tìm mua được củ đinh lăng vài chục năm cho đến thời điểm hiện nay là tương đối khó khăn mà đặc tính cũng như phẩm chất rượu không khác biết là bao so với củ đinh lăng có tuổi từ 3-6 năm mà giá thành lại rẻ hơn nhiều. 
Bài viết này, thực tâm mình đã có dự định để đến qua Nghĩa Hưng – Nam Đinh mảnh đất trồng rất nhiều đinh lăng tìm mua vài cây về ngâm rồi tiện tay làm cái clip nếu có thời gian cho mọi người tham khảo luôn cho bỏ cái công theo dõi cũng như cập nhật blog nhỏ của mình. Giờ chúng ta sẽ đi tim công dụng thật sự của củ đinh lăng, tại sao lại được gọi là nam dược hay nhân sâm của người nghèo như cụ Hải Thượng Lãn Ông đã từng phong danh ca tụng như thế.
Phân biệt 2 loại đinh lăng:
Đinh lăng có hai loại một loại lá to, một loại lá nhỏ. Ở đây mình sẽ mặc định là cây đinh lăng lá nhỏ để ngâm rượu vì đặc tính của cây đinh lăng lá nhỏ mới thực sự là cây đinh lăng được ca tụng là nhân sâm của người nghèo.
Đinh lăng xuất hiện khắp nơi trên mảnh đất Việt Nam đặc biệt xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh có xuất xứ món gỏi cá như gỏi cá nhệch đặc sản Kim Sơn quê mình. Trước đây, người dân thường dùng nó để làm hàng rào. Có cây thâm niên tới cả 60-70 năm. Mình cũng đã từng dùng rễ đinh lắng tán nhỏ của loại cây đó nhưng đây là thời điểm chẳng quan tâm đến rượu cũng chẳng thích thú gì với rượu để tăng khả năng ghi nhớ tốt cho trí óc của bản thân. ( Chuyện gắn duyên với rượu rất dài, nếu có thời gian mình sẽ kể lại cho các Bạn nghe sau nhưng đã làm thì phải cho ra làm ,phải là loại tốt nhất chứ không làm vớ vẩn).
Mô tả hình dáng bên ngoài của cây đinh lăng để ngâm rượu
Cây đinh lăng ngâm rượu hay củ đinh lăng ngâm rượu là cây nhỏ chứ không phải lá to, không gai thân nhẵn chiều cao thông thường từ 0,8-2 mét, lá giống như cái lông chim xẻ làm ba dài đầu nhọn mà mọi người vẫn hay dùng để ăn cùng với gỏi cá hay món nem tái quấn lá đinh lăng.
Về củ đinh lăng thông thường khá lớn nếu được trồng trên mảnh đất tươi tốt. Đâu 3-5 năm là có thể thu hoạch được thông thường sẽ thu hoạch vào mùa thu tức từ tháng 9 đến hết mua đông khi đó: Rễ đinh lăng khá mềm, có nhiều hoạt chất do quá trình hanh khô diễn ra được tích tụ vào phần rễ là chủ yếu giúp chống chọi qua mùa đông kéo dài.
Tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu..
Mỗi người dùng đinh lăng đều có một cách sử dụng khác nhau nhưng cây đinh lăng có một số tính chất dược liệu như: ngọt, tính mát, khá thơm có vị đắng. mà mình đã được sử dụng và tham khảo một số nơi uy tín giúp cho bài viết có tính cập nhật cao nhất về tác dụng của cây đinh lăng như: 
- Tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt tốt cho các bạn đang tập gym hoặc mong muốn nâng cao thể trạng hàng ngày thông qua kết hợp với rượu đinh lăng một lượng nhỏ hoặc qua xao phơi uống nước sắc và 30 phút thể dụng hàng ngày. Cũng có thể dùng nước sắc đinh lăng để kích thích chở dạ con và tiết sữa đối với phụ nữ đang mang thai. (Khuyến cáo: Lên đến bác sĩ đông y để có sự kết hợp hoàn hảo an toàn).
- Chống hiện tượng mệt mỏi, ăn ngon, ngủ yên, tăng khả năng lao động và làm việc bằng trí óc. Yếu tố này mình đã được thí nghiệm trên chính bản thân mình khi hiện tương mỏi cơ vai gáy và trí nhớ sụt giảm.
- Lên cân và chống độc.
Nguyên liệu ngâm
- Rể Đinh lăng số lượng tuỳ gia chủ nhưng mọi người thường thích củ to. Trong trường hợp không có củ to lên phối hợp những củ nhỏ túm chặt trên đầu để có bình đinh lăng ngâm rượu hảo hạng khi thưởng thức và đẹp ở bài viết này với củ đinh lăng hay rễ đinh lăng loại nhỏ.
- Vài chục lít Rượu Nếp Quê – Tốt nhất khi ngâm, phòng trị bệnh. 
Đã qua xử lý độc tố bằng chum sành đựng rượu ít nhất 6 tháng hoặc rượu mới nấu được ủ ít nhất 12-18 tháng có nồng độ từ 38-45 độ để ngâm. Lý do mình đưa ra ở đây là thông thường mọi người thường ngâm trong bể cá kín hơi không thoát được khí andehit và nhiều tạp chất không tốt tới cơ thể cho lên phải ủ rượu và khử độc tố rượu trước khi ngâm.
- Tỷ lệ ngâm củ đinh lăng với rượu
Thông thường ở các cách ngâm rượu trước mà mình có trình bày và hướng dẫn mọi người thì tỷ lệ thông thường là 4-5 lít rượu với 1kg đồ ngâm, nhưng khi ngâm rượu với củ đinh lăng thì mọi người nhất thiết phải nâng tỷ lệ đó lên ít nhất là 8-10 lít rượu với 1kg đinh lăng. Cứ theo đó để chia tỷ lệ cho hợp lý.
Vì: Trong đinh lăng có chưa một hợp chất goi là Saponin, chất này có tác dụng phá huyết vỡ hồng cầu khi dùng với liều lượng cao. Khi đó cảm giác mệt mỏi, nôn, tiêu chảy cực dễ xảy ra. Bụng dạ kém như mình chắc chắn là bị dính rồi, bị 2 lần không hiểu tại sao cho lên phải đi tìm hiểu. Mọi người lên lưu ý và bên trên mình cũng đã có cách khắc phục cụ thể.
Để phát huy tính bổ thận tráng dương tới các Quý Ông có thể kết hợp ngâm rượu với một số thảo dược khác nữa. Hãy tới các nhà thuốc đông y để tìm hiểu về điều đó cho phù hợp với sức khoẻ thể trạng mỗi người.
Cách ngâm:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thì chúng ta tới bước rửa sạch để ráo nước, thậm chí là phơi khô trong bóng râm. Rồi tiến hành sắp xếp đặt củ đinh lăng vào bình tạo dáng. Đổ ngập đinh lăng theo như tỷ lệ mà mình đã nêu ở bên trên.

Bài viết cũng khá dài, mình cũng khá mỏi tay. Mình sẽ kết thúc bài viết: Cách ngâm rượu củ đinh lăng hay cây đinh lăng ngâm rượu tại đây. Nếu có thắc mắc gì mọi người cứ comment bên dưới để chúng ta cùng trao đổi về tác dụng của cây đinh lăng cũng như công dụng mà cây đinh lăng ngâm rượu tới sức khoẻ của mỗi người. Cuối cùng, chúc Anh/Chị có bình rượu đinh lăng mà không bể cá đinh lăng tại nhà để khoe với Bạn bè chiến hữu.

Đăng bởi trung20:06

Cách ngâm rượu chuối hột và 7 lưu ý khi ngâm

Filled under:

Cách ngâm rượu chuối hột và 7 lưu ý khi ngâm rượu chuối hột cần biết???

Mọi người vẫn thường nghe tới công dụng của chuối hột như: Trị sỏi thận, viêm loét dạ dày, táo bón ở trẻ… mà ít quan tâm tới món rượu ngâm chuối hột thơm ngon, ngây ngấy bổ dưỡng cơ thể lại tốt cho sức khoẻ như: bổ thận, đau lưng, cơ địa mệt mỏi uể oải…. Chính vì lẽ đó mọi người thường quên đicách ngâm rượu chuối hột an toàn đơn giản cũng như cách sơ chế quả chuối hột vệ sinh giữ lại được tối đa tinh chất của nó.
Vẫn như nhiều cách ngâm rượu làm thuốc khác, việc trước nhất là chuẩn bị nguyên vật liệu sạch, từ nguồn đáng tin cậy.
Nguyên vật liệu ngâm rượu chuối hột.
Nguyên vật liệu thứ nhất
Về Rượu để ngâm nồng độ phải đạt từ 42-47 độ là thơm ngon nhất (Nên chọn rượu nếp), không cần phải quá cao nhưng tuyệt đối không được thấp dưới 40 độ. Mình vẫn tư vấn cho mọi người chọn dòng Rượu Nếp Quê
Nguyên vật liệu thứ hai vô cùng quan trọng, nó quyết định tới 50% thành công của Bình rượu ngâm chuối hột. Đó chính là chuối hột rừng. 
Đương nhiên, loại bình mọi người chọn thì vẫn là chum sành ngâm rượu là đặc cách tốt nhất nếu mọi người thấy không tiện thì có thể dùng bình  thuỷ tinh để ngâm rượu chuối hột cũng không sao cái chính là đủ thời gian để bình rượu chuối hột tiết hết được tinh chất của nó.
Cách ngâm rượu chuối hột.
Ở Cách sơ chế quả Chuối Hột mình mặc định Quả chuối đã được chọn mới chín tới, để có thể miêu tả chi tiết nhất về cách ngâm rượu chuối hột tới mọi người. Bắt đầu từ 8h sáng và sẽ kết thúc vào cuối giờ chiều khi bầu trời đã tắt nắng.
Bước 1: Sau khi chọn đường buồng chuối hột tốt có thể là chuối hột rừng hoặc chuối hột tự trồng tại mỗi vùng quê. Chúng ta cắt ra thành từng quả , rửa sạch, để ráo nước thời gian cho quá trình này mất tầm 1 tiếng tính cả thời gian để ráo nước.
Bước 2: Thái lát mỏng gần 1cm, không lên thái mỏng quá vì khi xao phơi ở nhiệt độ cao dễ khiến cho lát chuối hột sinh ra nhiều vụn khiến cho bình rượu ngâm chuối hột không được đẹp cũng như màu sắc không được sáng bóng bắt mắt.
Bước 3: Sắp xếp từng lát chuối hột lên một cái lia hoặc một vật dụng nào trong gia đình Bạn có chu vi lớn là được (Nếu không có lia có thể dùng mâm nhôm). Liền theo đó là kiếm 1 mảnh vải mềm mỏng che lên trên tránh cho ruồi muỗi bám và sinh sản vô tội vạ. Do đặc tính Chuối hột có vị ngọt lại thơm lên Ruồi muỗi khá là khoái.
Bước 4: Phơi tầm 5-7 nắng, khi thấy dấu hiệu vết rạn nứt to của nát chuối là đặc cách.
Bước 5: Dùng nước xôi, rửa sạch lát chuối hột đã được phơi qua 5-7 nắng.
Bước 6: Xao phơi lát chuối hột để hong khô không còn nước đọng lại.
Bước 7: Để nguội lát chuối hột rồi cho vào chum đựng rượu hoặc bình thuỷ tinh với tỷ lệ: ¼ so với bình rượu. Tức là một phần chuối và 4 phần rượu 47-50 độ.
Bước 8: Đổ rượu vào chum sành đã có chuối hột ở bên trong, bịt kín và kiếm một nơi trong gia đình nơi có nhiệt độ ổn định tầm 20-25 độ đặt ở đó trong khoảng 90-120 ngày là có thể dùng được.

7 lưu ý khi ngâm rượu chuối hột

1. Lưu ý khi chọn rượu và cách chọn chuối hột.
2. Ngâm theo tỷ lệ 1 phần chuối 4 phần rượu khi đó màu sắc rượu sẽ đẹp hơn, không quá ngọt cũng như không quá đậm màu chuối. Bình rượu ngâm chuối hột sẽ ngon thơm hơn, bắt mắt hơn.
3. Nếu hạ thổ - hạ thuỷ bình rượu ngâm chuối hột trên một năm thì dùng nồng độ 50-52 độ là ổn. Cao hơn chút lên 55 độ chứ đừng quá thấp dưới 45 độ.
4. Nếu ngâm rượu chuối hột trên từ 6 tháng đổ lại thì chọn rượu từ 45-47 độ là ok.
5. Vì rượu chuối hột được xếp trong rượu thuốc trị bệnh nếu có quá vui cũng đừng có sài nhiều, lên pha với rượu trắng để thưởng thức rượu chuối hột phức hợp từ hương vị rượu chuối hột và rượu nếp trắng.
6. Có thể dùng chuối hột xanh ngâm rượu, không nhất thiết cứ phải quả chín tới. Nhưng nhất định phải chọn quả chuối già cây chuối nhiều tuổi từ 2-3 năm trở lên. Hoặc chọn chuối hột rừng nếu có mối uy tín.
7. Rượu Ngâm chuối hột khi uống làm thuốc thường phát huy công dụng khá muộn từ 3-6 tháng, điều đó cũng sẽ phản ánh tác dụng phụ của nó khá muộn. Hãy lưu ý thêm tới vấn này.
Uống rượu ngâm chuối hột đúng cách
Như trong mục “7 lưu ý khi ngâm rượu chuối hột” có nhắc tới vấn đề rượu ngâm chuối hột được xếp trong danh mục rượu thuốc, chính vì thế hãy theo khuyến cáo của thầy thuốc Đông y khi sử dụng, tốt hơn cả lên kết hợp thêm một số vị thuốc khác với từng trạng thái cơ thể của mỗi người.

Còn cách uống rượu ngâm chuối hột cũng không quá phức tạp, cứ làm 1-3 chén trong một bữa là được. Quan trọng là kiểm soát được trạng thái cơ thể khi uống rượu chuối hột.

Đăng bởi trung19:46

Cách làm Rượu Việt

Filled under:

1. Cách sản xuất rượu nếp trên thị trường hiện nay:

Nếu Bạn đã trải qua cơ số loại rượu khác nhau thì việc nhìn ngắm loại rượu đó đã đủ biết rượu ngon hay rượu dở. Nhưng, đại đa phần chúng ta thường luôn đánh đồng sản phẩm kém chất lượng với sản phẩm chất lượng chỉ khác nhau ở một số khâu mà sản phẩm kém chất lượng không thể so sánh cũng như người uống phổ thông không cần biết. Chính vì cái lẽ đơn giản như thế? Cho lên, sản phẩm độc hại mới có cơ hội manh mún vào trong cuộc sống thường nhật của mỗi Chúng ta.
Sản phẩm độc hại thực chất được cấu tạo một cách khá đơn giản bằng tổ hợp:
Nước giếng + cồn công nghiệp pha theo tỷ lệ 1/3 để tạo ra nồng độ 33 độ cồn.
Bán với giá khá mềm chỉ tầm 15-20 nghìn đồng một lít. Nhưng đó chưa hết chưa thể diễn tả được hết sự tinh vi nằm trong cách cấu thành Rượu để cung cấp ra thị trường của một bộ phận những gian thương làm ăn bất chính chộp giật lấy cái mác Đặc sản vùng này - Đặc sản vùng kia để lừa bịp người nhẹ dạ cả tin. Chúng có công thức được cải tiến hơn như: 
Nhập đồng thời cả 2 loại rượu về pha trộn với nhau, tức là đặt Đặc sản Rượu Nếp Quê rồi kết hợp với Rượu pha cồn để lấy nồng độ thích hợp cho thực khách. Đương nhiên giá nào Chúng chẳng Bán được, nồng độ càng cao thì giá càng tăng cứ thế mà chém thôi. Hiện nay ở ngoài Hà Nội có một vài đồng chí đang làm theo cái cách tởm lợm đấy. Đồng tiền dù quý nhưng không thể vì thế bán lương tâm cho quỷ.
Công thức điều chế Rượu nếp quê hiện nay trên thị trường được bán với giá khá cao.
Cách này thì dù nhà kinh doanh có lương tâm tới đâu mà không am hiểu rượu nếp dễ bị mắc bẫy nhất, đồng thời cái giá cũng không hề rẻ đâu nhé.
-Cách thứ nhất, về quy trình chưng cất phổ thông: Nấu cơm – lên men - ủ cơm - chưng cất. Nhưng, nếu sử dụng các loại men lởm hiện có trên thị trường thì tất cả quá trình đó sẽ được kết hợp lại như sau: Ủ gạo – Chưng cất. Đây chính là rượu lởm. Bán vẫn giá cao trong khi khả năng nhận biết của người xài không phải ai cũng phân biệt được, chính vì thế bài viết này mình mạnh dạn đưa vào cách nếm thử rượu ngon từ Quê Hương Việt.
-Cách thứ hai, để phân biệt rượu ngon hay dở, không phải dành cho những tay ngang. Ở cách này, tất cả các quá trình gần như được thực hiện đồng thời, mình sẽ không nói về nguyên vật liệu vì dù nguyên vật liệu có tốt mà công thức giữa tỷ lệ men với tỷ lệ gạo nếp không đạt giới hạn thì rượu thành phẩm cũng kém chất lượng không đáng xài và thông thường phải để từ 1 năm trở lên mới lên uống, để 3 tháng mới có thể xài.
Ở cách này, Các hộ chưng cất nâng tỷ lệ men lên gấp 2-3 lần so với tỷ lệ gạo nếp cho phép nhằm kéo ngắn khoảng thời gian ủ cơm tốn diện tích, tốn chum ngâm và thu được nồng độ rượu cao nhất có thể và nấu rượu bằng đáy chìm cải tiến ám khói than cho lên chất lượng rượu khi thành phầm thực sự khó uống.

2. Cách làm rượu từ Gạo ở Làng Quê Việt Nam:

1. Giới thiệu:
Rượu nếp từ lâu đã trở thành đồ uống thơm ngon mang hương vị truyền thống của ẩm thực Việt. Cách nấu rượu nếp thơm ở mỗi nơi hay mỗi gia đình đều có những bí quyết khác nhau, nhưng nhìn chung đã là rượu nấu thì sẽ phải tuần tự từng bước mới ra được những giọt rượu nếp thơm nồng.
Thưởng thức rượu đã là một phần không thể tách rời trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội và giao tiếp của người Việt Nam. Rượu cũng là một nét văn hóa mang đậm bản sắc riêng của từng dân tộc và từng vùng. Ở nông thôn nước ta, đặc biệt là nông thôn Nam Bộ, rượu còn là phương tiện bày tỏ lòng hiếu khách của người dân.
Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong những vùng có nghề sản xuất rượu lâu đời và gắn liền với từng địa danh là những thương hiệu nức tiếng từ xưa như rượu Phú Lễ (Bến Tre), rượu đế Gò Đen (Long An), Nhị Quý (Tiền Giang). Nguyên liệu để nấu rượu thường là gạo, nếp, sắn (khoai mì). Mỗi loại nguyên liệu tạo thành một hương vị đặt trưng của rượu. Rượu gạo là loại rượu phổ biến nhất ở Việt Nam.
2. Quy trình sản xuất:
Giải thích qui trình chế biến Rượu Gạo
Gạo à Nấu chín à Để nguội à Trộn bánh men à Lên men à Chưng cất à Rượu gạo
Nấu chín:  nấu cơm như mình ăn, sao cho cơm ngon nhất.*gạo nguyên liệu được ngâm nhằm rửa sạch chất bẩn bám bên ngoài hạt, đồng thời làm cho hạt gạo mềm, trương nở giúp dễ dàng cho quá trình nấu. Sau khi để ráo, gạo được cho vào nồi, thêm nước và nấu chín. Lượng nước cho vào được tính toán sao cho cơm sau khi nấu không quá nhão cũng không bị sống. Tỉ lệ gạo nước khoảng 1:1 theo thể tích.
Mục đích của việc làm chín hạt gạo nhằm hồ hóa tinh bột gạo giúp cho vi sinh vật dễ sử dụng tinh bột này để lên men rượu.
Làm nguội: Cơm sau khi nấu chín được trãi đều trên một bề mặt phẳng để làm nguội xuống nhiệt độ thích hợp cho việc trộn bánh men rượu. Nhiệt độ cơm cao sẽ làm bánh men rất khó hoạt động. Bánh men rượu được trộn vào bằng cách bóp nhỏ, rắc đều lên bề mặt lớp cơm với tỷ lệ thích hợp tùy theo hướng dẫn trên từng loại men. Sau đó cho tất cả vào khạp lớn, đậy nắp để bắt đầu quá trình lên men rượu. Nếu cho men vào lúc cơm chưa nguội hẳn, thì men sẽ chết.
Có nghĩa là cơm sẽ bị mốc rồi thối, chứ không có ra rượu.
Lên men: Lên men rượu là một quá trình lên men yếm khí (không có mặt của ô xy) diễn ra rất phức tạp, bao gồm các quá trình sinh hóa học và các quá trình vi sinh vật. Quá trình lên men diễn ra ở nhiệt độ thường, trong thời gian này có 3 quá trình diễn ra song song với những mức độ khác nhau. Trước tiên là quá trình tăng sinh khối nấm men. Quá trình đường hóa có sự phân cắt tinh bột thành đường nhờ men amylase và glucoamylase trong nấm mốc. Đường vừa tạo ra trở thành thức ăn để nấm men thực hiện quá trình lên men rượu.
Quá trình lên men rượu diễn ra do nấm men sử dụng đường để tạo thành rượu etylic và CO2. CO2 sinh ra trong quá trình lên men sẽ tạo thành bọt khí bám vào bề mặt nấm men và làm các tế bào nấm men nổi lên trên, khi lên đến bề mặt, bọt khí vỡ ra và tế bào nấm men lại chìm xuống tạo ra sự đảo trộn giúp quá trình lên men được tốt hơn.
Sau 2 ngày đầu lên men, có thể bổ sung nước vào khối lên men với tỷ lệ nước:cơm khoảng 3:1, sau đó đậy nắp và tiếp tục lên men thêm khoảng 3 ngày nữa.
Chưng cất: Khi quá trình lên men kết thúc, ta tiến hành chưng cất để thu được rượu thành phẩm.
Quá trình chưng cất rượu nhằm tách hỗn hợp rượu và nước có nhiệt độ sôi khác nhau. Ở áp suất thường, rượu sôi và bốc hơi ở 78oC, còn nước là 100oC. Khi chưng cất rượu được tách ra khỏi nước nhờ bay hơi dễ hơn nước. Quá trình chưng cất được tiến hành bằng cách đun sôi hỗn hợp lên men, hơi bay lên được dẫn qua ống dẫn và được làm lạnh bằng cách cho qua bồn nước để ngưng tụ rượu. Dung dịch rượu thu được trong suốt có mùi thơm đặc trưng và nồng độ rượu sẽ giảm dần theo thời gian chưng cất. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà ta có thể tiến hành pha trộn các loại rượu thu được ở các khoảng thời gian chưng cất khác nhau để tạo ra rượu có nồng độ cao thấp khác nhau.
– Ủ rượu khoảng 1 tuần khi ấy cơm nếp đã lên men và sẽ ra nước cốt, chúng ta múc cả cốt cả cái cho vào nồi và tiến hành trưng cất rượu.
– Nồi dùng để nấu rượu thường làm bằng đồng hoặc đất nung là tốt nhất, trưng cất bằng các chất liệu khác rượu sẽ không ngon hoặc có mùi lạ rất khó uống.
– Khi nấu chúng ta lưu ý nồi rượu sôi rồi thì phải giảm bếp cho nhỏ lửa đi để rượu chảy ra từ từ, nếu đun bếp quá to sẽ làm phì rượu khi uống sẽ có mùi khét rất khó uống.
– Nếu bạn ăn cơm rượu nếp thì chỉ để đến khi men ngấu, mặt cơm hơi ướt bóng lên là ăn được (tầm 3 ngày). Nếu làm nhiều thì tốt nhất là cho vào tủ lạnh để ăn dần. Cơm rượu trộn với sữa chua không còn gì tuyệt hơn, tốt cho tiêu hóa, đẹp da, bổ máu. Người suy nhược do hậu sản cách ngày ăn một lòng đỏ trứng đánh với cốt rượu, tốt hơn thang thuốc.
Thành phẩm:
Rượu sau khi trưng cất được phải có mùi thơm nồng, uống vào thấy êm êm và tê đầu lưỡi, các bạn không nên uống rượu ngay khi mới ra lò mà nên đổ vào chum sành để khoảng 1-2 tháng rồi mới uống, về cơ bản rượu càng để lâu uống càng ngon.
Hiện nay để cải thiện quy trình nấu rượu gạo, máy lọc rượu được chế tạo để phục vụ quy trình nấu rượu gạo nếp vẫn giữ được độ thơm ngon, không mất mùi vị mà lọc được các chất như andehit, metanol trong rượu.

3. Cách làm rượu nếp cẩm ngon kiểu miền Bắc !

Được làm hoàn toàn thủ công bằng phương pháp gia truyền, nguyên liệu dùng để làm rượu là Gạo nếp cẩm được trồng ở vùng đồng bằng bắc bộ và được chọn lựa kỹ càng hay còn gọi là nếp than vì gạo có màu đen chứ không phải màu trắng như gạo nếp làm bánh.
Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình.
Chuẩn bị làm rượu nếp cẩm:
Gạo nếp cẩm lức – 1 kg, rượu trắng ngon khoảng 40 độ – 1 lít, men rượu thuốc bắc ngon – 100 lạng (2 bánh men).
Cách làm:
Gạo nếp cẩm nhặt hết thóc, sạn, vo sạch rồi nấu thành cơm nếp (chỉ cho ít nước xăm xắp mặt gạo) hoặc nấu trong nồi chõ giống như nấu xôi ( nấu xôi mềm ). Xôi chín đổ ra khay khô sạch hoặc mâm khô sạch, rải mỏng và nhẹ tay ra cho mau nguội.
Lọ thủy tinh miệng rộng, có nắp đậy kín, rửa sạch úp ngược để ráo nước hoặc lau cho thật khô.

Men rượu giã nhỏ cho thật mịn, chia làm 2 phần. Lấy một phần men trộn vào cơm nếp khi còn ấm, rắc đều men lên mặt xôi, dùng đũa trộn thật đều. Sau đó cho cơm nếp vào lọ thủy tinh, cứ rải một lớp cơm nếp cẩm lại rải một lớp mỏng men rượu phần còn lại, đây gọi là cơm rượu.
Đậy nắp lọ lại thật kín, để vào chỗ thoáng mát ko có ánh sáng chiếu trực tiếp vào hoặc để vào chỗ nào càng tối càng tốt, sau khoảng 3 _ 4 ngày mở ra, cho thêm 1 lít rượu trắng vào rồi tiếp tục đậy kín nắp trong ít nhất 20 ngày là có thể uống đc ( còn ko thì càng để lâu càng tốt, uống càng ngon ). Rượu có màu đỏ tím, thơm, uống vào cay cay ngọt ngọt là ngon.

Chú ý:
Men phải chọn loại men thật ngon đó gọi là men ngọt và phải dùng men mới. Tuy nhiên để làm được rượu nếp cẩm cũng ko phải là dễ. Tuỳ thuộc vào xôi chúng ta nấu mềm hay cứng, thời tiết nóng hay lạnh. Trời càng nóng thì cơm rượu càng mau lên men nhưng cố gắng để cơm rượu trong môi trường có nhiệt độ 20 độ C _ 25 độ C là tốt nhất.
Hiện giờ ở ngoài Bắc trời đang lạnh thì các bác ủ ấm lọ cơm rượu lại để cho mau lên men. Dùng nhiều men quá cũng ko tốt, sẽ làm cơm rượu có mùi gắt mà ko thơm dịu. Bác nào mới làm lần đầu hãy cẩn thận và kiên nhẫn,
Chúc các bác làm thành công !

Đăng bởi trung19:32