Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Cách chữa chảy máu cam

Filled under: ,


Khi máu mũi bị chảy ra chỉ vì bị động nhẹ, kèm theo là miệng khô, mũi ráo, hay ho nhức đầu hoặc vì thời tiết ẩm thấp (hanh, khô) chúng ta có thể chữa bằng nhiều bài thuốc đơn giản, dễ kiếm để cầm. Chảy máu cam không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng chúng ta cũng cần biết cách về phòng và chữa bệnh này.

Việc đầu tiên phải làm khi gặp trường hợp chảy máu cam là cho người đó nằm và gối cao đầu, kẹp lỗ mũi khoảng 5-10 phút, sau đó dùng bông hoặc gạc hút nước thấm và lấy hết máu cục ở lỗ mũi.
Có 2 cách để chữa bệnh này: Chữa bằng thuốc Tây y và chữa bằng thuốc Đông y.
Bài thuốc chữa bệnh theo cách chữa của Đông y
- Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh.
Ngó sen là thân rễ thắt khúc từng đoạn của cây sen, mọc ngập trong bùn ở ao, đầm, hồ, có đường kính 3-5 cm, mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, mặt cắt có những khoang trống xếp theo hình nan hoa. Ngó sen chứa đến 70% tinh bột và nhiều chất khác.
Để chữa chảy máu cam, lấy ngó sen 30g (có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ, lượng bằng nhau) để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.
Cach chua chay mau cam
Ảnh: Minh hoạ

- Lấy lá trắc bách diệp 100g, sao đen, cho vào ấm sắc (đổ 150ml nước, sắc còn 50ml), lọc bỏ bã lấy nước. Ngoài ra lấy một củ tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền lấy gạc băng lại. Đắp tỏi trước khi uống nước trắc bách diệp.

- Lấy một nắm lá cây nhọ nồi, hoặc hai chiếc lá sen non, rửa bằng nước muối cho sạch, rang với một ít muội trôn nồi. Cho cả hai thứ vào một cái cối đã rửa sạch. Giã thật nhỏ, rửa sạch tay, vắt lấy nước cốt gạn trong để uống. Khi uống nên hòa vào một thìa nhỏ đường đỏ đánh tan.

- Lấy vài ngọn bạc hà vò nát vắt nước nhỏ vài giọt vào lỗ mũi. Hoặc lấy 10g hạt nhãn, gọt hết phần vỏ đen quanh hạt nhãn, sấy khô, tán bột. Lấy tăm bông chấm bột hạt nhãn rắc vào lỗ mũi.

Ngoài ra, có thể cho uống bột sắn dây pha đường và chanh, hay dùng 15g táo tàu ninh với móng giò (1 chiếc) mỗi ngày ăn một lần (ăn cả nước và cái).


Chữa bằng thuốc Tây Y


Nếu chữa bằng những cách trên mà vẫn thấy chảy máu, nên đưa con đi khám. Bác sĩ sẽ dùng gạc hút nước thấm một trong những dung dịch dưới đây vào niêm mạc mũi nghi chảy máu:
Dung dịch oxymetazolin: Lọ thuốc nhỏ giọt 0,025-0,05%. Thuốc có tác dụng co mạch tại chỗ, dùng trong các trường hợp viêm cương tụ mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, chấn thương, chảy máu cam.
Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi, glaucoma góc đóng, tăng huyết áp, suy tim, tiểu đường, bí đái. Tác dụng phụ có thể gặp là hắt hơi, rát tại chỗ, khô miệng họng. Thuốc chỉ dùng ngắn ngày. Nếu dùng dài ngày sẽ gây đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, kích thích.
Dung dịch phenylephrin 2,5-5%: Thuốc có tác dụng co mạch nhỏ, chống chảy máu trong các trường hợp phẫu thuật nhỏ, chảy máu cam. Chống chỉ định trong các trường hợp glôcôm, tăng huyết áp, suy tim, tiểu đường, bí đái, xơ cứng động mạch, trẻ dưới 6 tuổi. Chỉ dùng thuốc ngắn ngày. Đặc biệt không được dùng cùng lúc với các thuốc trị tăng huyết áp, thuốc ức chế aminooxydase, các amin cường giao cảm khác, trước khi gây mê bằng halogen.
Sau khi đặt thuốc ngừng chảy máu, cần đắp chất dầu đông hoặc nhỏ mũi dung dịch natri chlorid 0,9% để giữ cho mũi luôn luôn được ẩm. Đặc biệt, dặn trẻ không được cạy mũi hoặc xì mũi mạnh, nhất là khi mới đỡ chảy máu.
Bài thuốc phòng bệnh

Ðể phòng chảy máu cam, có thể dùng bài thuốc sau: thục địa 32g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, đan bì 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g. Tất cả tán bột mịn làm hoàn với mật, mỗi viên hoàn 5g; ngày uống 3 lần mỗi lần một viên.


Lưu ý:Nếu thường xuyên có chứng chảy máu mũi, đã cho dùng cách trên mà vẫn không thấy cầm máu, và chân răng cũng bị chảy máu ròng ròng, hoặc khi chỉ có vết thương nhỏ mà vẫn cứ ra máu lâu không cầm được, cần phải đi khám bệnh ngay.

Đoàn Huệ (tổng hợp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét