Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Phía sau đôi mắt cận thị mổ bằng công nghệ Lasik

Filled under:

ST




2-4-2013 09:39:20
Ở Việt Nam hiện nay, khi lượng người cận thị ngày càng gia tăng, thì càng ngày càng có nhiều người lựa chọn phương pháp phẫu thuật bằng Laser Excimer (lasik). Tuy nhiên, liệu có bao nhiêu người hiểu rõ về nó và lựa chọn 1 cách chính xác?

…Muốn mổ… tại sao?
Lasik không được chỉ định cho cận thị kèm nhược thị. Do đó, thị lực của họ khi đeo kính vẫn đạt 10/10. Họ tìm đến Lasik chủ yếu là bởi lý do chủ quan về mặt thẩm mỹ, không muốn đeo kính do những bất tiện của nó trong sinh hoạt, hay do yêu cầu của một số ngành đặc thù như quân đội, công an… Hoặc do trong suy nghĩ của họ và hầu hết mọi người, Lasik là một phẫu thuật đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả lại cao, nên chẳng có gì khó khăn khi quyết định lựa chọn. Bạn Nguyễn Văn Thanh (21 tuổi, sinh viên năm thứ 3 ĐH Luật HN) nói:"Em chán đeo kính lắm rồi nên mới mổ. Với lại, bạn em cũng có nhiều đứa mổ tốt mà!”.


Còn nhiều nghi vấn!
Trên thực tế, Lasik là một một phẫu thuật hiện đại nhưng rất phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao. Bác sĩ sử dụng dao vi phẫu cắt một nắp giác mạc mỏng, lật lên, dùng tia laser đốt phần còn lại để làm mỏng giác mạc tuỳ theo độ cận rồi đậy phần nắp lại. Do đó, để chỉ định điều trị bằng lasek cũng cần quá trình thăm khám – theo dõi thận trọng, chẩn đoán chính xác. Bệnh nhân phải không mắc các bệnh lý khác về mắt, không mắc bệnh toàn thân và phải thích ứng được với lasik. Trước khi mổ phải đảm bảo sạch sẽ nang kết mạc (nhỏ kháng sinh liên tục trong 3 ngày) để tránh tối đa nhiễm khuẩn sau mổ, làm các xét nghiệm thường quy (máu, phân, nước tiểu), kiểm tra chức năng gan thận nếu cần và khám chuyên khoa về mắt. Tại Trung tâm Las Excimer Bệnh viện mắt trung ương – nơi được quảng cáo là hiện đại và có tay nghề cao hang đầu nước ta – phòng khám tương đối chật chội và lộn xộn. Tất cả các công tác khám chỉ diễn ra trong vòng 1 buổi sáng, rồi hẹn đến chiều hoặc hôm sau sẽ mổ, hay tuỳ theo lịch mà Bệnh nhân có thể sắp xếp. Một ngày ở đây có chục ca mổ là chuyện rất bình thường. Một bác sĩ đã tiết lộ rằng, lợi nhuận thu được từ Lasik rất cao nên họ sẽ mổ càng nhiều càng tốt. Còn một dược sĩ ở BVYT thì cho rằng: “mổ như mổ gà ấy mà, 10phút/ca!”. Thậm chí, có bác sĩ còn vừa mổ vừa nghe… điện thoại di động!
Nhiều quốc gia trên thế giới, Lasik không hề được khuyến khích và cũng không được Bộ Y tế (BYT) chi trả. Tại Việt Nam vài năm trước đây BYT cũng có chi trả toàn bộ, nhưng hiện nay chỉ trả 1 phần cho những bệnh nhân cận trên 10độ. Bởi Lasik không phải là phương pháp duy nhất và tối ưu nhất cho những người cận thị, họ không phải phụ thuộc hoàn toàn vào nó mới có thể nhìn tốt.


Và Những hậu quả
Thầy thuốc không dùng chính lasik, bởi họ là người trong nghề nên hiểu rõ những rủi ro có thể xảy đến trong và sau khi mổ. Thế nhưng, người bệnh lại hầu như không được giải thích cặn kẽ về vấn đề này. Những nơi phẫu thuật lasik cũng chỉ giải quyết tai biến do nguyên nhân “kĩ thuật” của họ, tức là trong lúc mổ. Đó là: Đứt vạt, rách vạt, thủng vạt, nhăn vạt, vạt không dính, hoại tử vạt, cắt vạt không hoàn toàn các tai biến này thường ít gặp, và nếu có xảy ra thì bệnh nhân cũng khó mà biết được nếu nó không biểu hiện rõ ngay lúc đó. Các bác sĩ chỉ theo dõi bệnh nhân khoảng 15 ngày sau mổ, tức là vừa bằng thời gian mà người bệnh phải “giữ gìn” cho đôi mắt… Hết thời gian này, nếu kết quả không được như ý thì đó là “lỗi của bệnh nhân” (các thầy thuốc sẽ có cách để khiến người bệnh tin như vậy), hoặc sẽ mổ lại lần 2 (mà theo nhiều nghiên cứu thì mổ 2 lần không thể được như mổ 1 lần). Vậy là hết thời gian theo dõi cũng là lúc người mổ “hết trách nhiệm” với người được mổ.
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, có tới 1/3 số người sau mổ gặp vấn đề khi nhìn về đêm, số khác lại nhìn một hoá hai, đa số bị khô mắt, giảm phản xạ của mắt. Trên thực tế, lasik chỉ làm giảm độ cận chứ không giải quyết được triệt để. Đặc biệt những người cận trên 10 độ thì tỉ lệ tái phát rất cao, số người phải quay lại đeo kính cũng nhiều, và khi đeo lại thì thị lực không còn đạt 10/10 nữa.
Một khi đã bị chấn thương sau mổ (nhất là trong các ngành nghề có khả năng chấn thương cao: quân đội, công an…) thì khả năng khôi phục thị lực hầu như bằng không. Ở Mỹ thậm chí đã có người tự tử do quá mệt mỏi với những biến chứng sau mổ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa hề có một nghiên cứu thực sự nào thống kê về vấn đề này.
Bác sĩ Phạm Thị Thái Lan (Khoa mắt bệnh viện Thanh Nhàn) - người đã trực tiếp điều trị tai biến cho nhiều bệnh nhân sau mổ - không thể nhớ nổi số lượng mình đã chữa là bao nhiêu, chỉ cho biết rằng, có người chỉ đạt 2/10, 3/10. Bà cũng khẳng định: “Tôi không bao giờ khuyên những người đến khám đi mổ cận thị, việc này quá mạo hiểm. Mổ lasik có thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tay nghề và lương tâm của thầy thuốc, máy móc dù có hiện đại mấy cũng không thể thay thế được bàn tay con người.”


(Theo: Người Hà Nội)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét